Giang hồ khét tiếng TP HCM hoàn lương Hơn 20 năm trước, nhắc đến tên Cu Đen hay đại ca Đen tên thật là Mai Thanh Long, giới giang hồ TP HCM không ai không biết. Quy tụ trên dưới 40 đàn em sẵn sàng bỏ mạng vì mình, băng nhóm của Cu Đen “hùng cứ” ở quận 8. Không chỉ thực hiện các vụ cướp giật chớp nhoáng trên đường, Cu Đen và đàn em còn bảo kê, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, buôn bán ma túy… Đại ca Đen sẵn sàng xua quân đánh chiếm, triệt hạ những băng nhóm khác để có thể độc chiếm thị trường phân phối ma túy.“Nhớ đến những lần đâm chém, tôi lạnh người, toát mồ hôi rồi thầm cám ơn trời Phật vì may mắn chưa bỏ mạng. Trong những phút giây nhìn lại, tôi thương mẹ và nhớ con. Càng nhớ mẹ, tôi càng hối hận vì những gì mình đã gây ra. Thế rồi tôi quyết tâm hoàn lương”, ông Long kể. Ông vay mượn anh em trong nhà mua hoa về bán. Đến nay, ông vẫn gắn bó với chiếc xe đẩy chất đầy những bó hoa… "Như bây giờ mới là cuộc sống. Ngày trước không biết suy nghĩ nên tôi mới làm chuyện không đúng, mất đi nửa đời người. Cho đến lúc này, tôi không bao giờ có ý định quay lại con đường cũ nữa", ông Long nói. Từ giang hồ khét tiếng thành thiền sư đắc đạo: Thiền sư Thích Minh Thủy tên thật là Phạm Văn Hưởng, sinh năm 1952 ở Thái Bình. Từng nhiều lần vào tù ra tội, đào ngũ, bỏ đi biệt xứ..., nhưng những đêm dài mất ngủ hối hận đã khiến ông hồi tâm chuyển ý, làm lại cuộc đời. Thiền sư kể: “Trong nhà tù lạnh lẽo, tôi là đối tượng đặc biệt vì đã có nhiều tiền án nên bị giam riêng. Đến lúc này mới thấm thía được nỗi cô độc tận cùng. Vốn là một người cũng từng có học, giờ thấy vì con đường sa ngã mà mình đã mất tất cả, gia đình, vợ con, cha mẹ. Khi gần mãn hạn tù, nghĩ chẳng còn gia đình thân thích nên tôi quyết định đi tu".Con đường tu hành đầy khổ hạnh đến nay cũng đã vài chục năm. Trong suốt những năm đó, ngoài việc giúp người dân và vận động Phật tử ủng hộ cho những người bất hạnh, thi thoảng thiền sư còn xin vào các trại giam để nói chuyện và khuyên nhủ những người lầm lỡ trong đó hãy hoàn lương, hãy nghĩ về gia đình để từ giã tội lỗi và những sai lầm của mình. Khuôn mặt hằn đặc nếp nhăn đầy khổ hạnh, ông bảo còn phải tu và làm việc thiện cho đến chết mới có thể thảnh thơi chuộc lại những lỗi lầm. Đường hoàn lương của trùm giang hồ từng khét tiếng Đà thành: Ông Nguyễn Ngọc Bửu ở quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) sinh trưởng trong một gia đình nghèo đông con, không được ăn học đến nơi đến chốn, ở tuổi 20 đã có một vị thế vững chắc trong giới giang hồ Đà thành. Bảng "thành tích" càng dày thêm khi Bửu lần lượt hạ gục các đàn anh khác để độc chiến địa bàn làm ăn màu mỡ ở khu vực chân đèo Hải Vân. Với bản tính gan lì, liều lĩnh, không ngại va chạm với bất kỳ tay anh chị nào khác, Bửu được đám đàn em tôn sùng như một vị “tướng”, biệt danh Bửu “liều” cũng xuất hiện từ đó.Năm 1980, bị kết án 10 năm tù vì tội cướp của, chém người gây thương tích, Bửu mới thấu hiểu sự khốn khổ của đời du đãng. Gần 10 năm ở trong tù, Bửu hiểu ra rằng chỉ có làm người lương thiện mới tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Từ đó, Bửu đã ra sức cải tạo, đạt nhiều thành tích ở trại để rồi được ra tù trước thời hạn. Trở về địa phương, quyết tâm làm lại cuộc đời, ông Bửu được đề bạt làm đội trưởng đội cơ động địa phương. Ông Bửu chia sẻ, khi mới ra tù, vẫn được bà con và người thân đón nhận, cảm thấy hổ thẹn với lương tâm lắm nên quyết làm người tốt. Trùm giang hồ hoàn lương, đi tìm từng nạn nhân xin lỗi: Năm 1998 Hùng "sầu" bị cảnh sát hình sự Huế phối hợp với trinh sát TPHCM bắt giữ. Lần vào tù này cũng đã thay đổi hẳn cuộc đời của Hùng "sầu". Hơn 20 tuổi, lần đầu tiên được các cán bộ trại giam dạy học, Hùng "sầu" thích thú đánh vần tên mình. Năm 2000, khi được đặc xá, Hùng "sầu" đứng chết lặng bên ngoài trại giam. Đau đáu nhìn người ta có thân nhân đến đón, còn mình cô độc giữa hai con đường thiện – ác.Để tự cai ma túy, Hùng "sầu" chọn một phòng trọ nhỏ phía sau chùa Hoằng Pháp, mua đầy đủ mì gói, nước uống,… khóa cửa ngoài rồi đưa chìa khóa nhờ người bạn thân giữ giùm. Nhốt mình suốt 24 ngày, ông cai nghiện thành công rồi đi tìm việc. Làm ở xưởng Nhật được một thời gian, ông Hùng gom góp được 47 triệu đồng quyết mở xưởng gỗ riêng. Nhưng trước khi mở xưởng, ông đi xin lỗi hết những người là nạn nhân của mình ngày xưa. Mở xưởng gỗ đến nay đã được nhiều năm, uy tín của Cơ sở điêu khắc Tịnh Tín ngày càng lan rộng, nhất là ở vùng Tây Nam Bộ. Nhiều bức tượng gỗ của ông đã được vinh danh là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề, do BCH Trung ương hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng. Trùm giang hồ hoàn lương, vươn lên làm giàu nhờ... vợ: Trần Thế Khương (SN 1971) ở xóm Hồng Thủy, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, từng là một tên trùm buôn gỗ lậu không mấy ai không biết đến ở xứ Nghệ. Năm 2001, Khương lặng lẽ trở về quê sau hơn 10 năm phiêu bạt nơi đất khách quê người và kết hôn với chị Phượng. Đến năm 2002, chị Phượng thật sự sốc và suy sụp khi biết chồng nghiện ma túy, lúc này cậu con trai Trần Ngọc Anh cũng đã chào đời.Cơn nghiện cứ đeo bám ngày này qua ngày khác nên tôi tuyên bố bán đất, bán nhà, chia đôi tài sản có được rồi đường ai nấy đi. Nhưng lúc ấy, Phượng nói: “Em đã về làm dâu nhà này, thì có chết em cũng sẽ chết đây, chứ không bao giờ rời bỏ chồng”, Chính câu nói của Phượng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều", anh Khương phân trần. Năm 2004 anh đã quyết tâm làm lại cuộc đời bằng cách tự xích tay, chân mình vào cột nhà, đóng kín cửa và giao chìa khóa cho vợ. Quãng thời gian này chị Phượng cũng gần như giam mình trong nhà để phục vụ chồng cai nghiện.“6 tháng sau lúc anh cai nghiện thành công, anh không thể đứng dậy được vì nằm một chỗ quá lâu. Tôi phải dắt anh ra khỏi nhà. Bà con nhìn thấy vợ chồng tôi, mọi người đều khóc vì thương, vì mừng anh Khương đã cai nghiện được”, chị Phượng tâm sự. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay hai vợ chồng anh Khương đã dựng được căn nhà hai tầng khang trang. Cuộc sống gia đình luôn tràn ngập niềm vui, càng vui hơn nữa khi vợ chồng anh vừa chào đón đứa con thứ hai ra đời.>>> Xem thêm video: Cận mặt giang hồ bắn chết 2 đối thủ ở Phú Quốc.
Giang hồ khét tiếng TP HCM hoàn lương Hơn 20 năm trước, nhắc đến tên Cu Đen hay đại ca Đen tên thật là Mai Thanh Long, giới giang hồ TP HCM không ai không biết. Quy tụ trên dưới 40 đàn em sẵn sàng bỏ mạng vì mình, băng nhóm của Cu Đen “hùng cứ” ở quận 8. Không chỉ thực hiện các vụ cướp giật chớp nhoáng trên đường, Cu Đen và đàn em còn bảo kê, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, buôn bán ma túy… Đại ca Đen sẵn sàng xua quân đánh chiếm, triệt hạ những băng nhóm khác để có thể độc chiếm thị trường phân phối ma túy.
“Nhớ đến những lần đâm chém, tôi lạnh người, toát mồ hôi rồi thầm cám ơn trời Phật vì may mắn chưa bỏ mạng. Trong những phút giây nhìn lại, tôi thương mẹ và nhớ con. Càng nhớ mẹ, tôi càng hối hận vì những gì mình đã gây ra. Thế rồi tôi quyết tâm hoàn lương”, ông Long kể. Ông vay mượn anh em trong nhà mua hoa về bán. Đến nay, ông vẫn gắn bó với chiếc xe đẩy chất đầy những bó hoa… "Như bây giờ mới là cuộc sống. Ngày trước không biết suy nghĩ nên tôi mới làm chuyện không đúng, mất đi nửa đời người. Cho đến lúc này, tôi không bao giờ có ý định quay lại con đường cũ nữa", ông Long nói.
Từ giang hồ khét tiếng thành thiền sư đắc đạo: Thiền sư Thích Minh Thủy tên thật là Phạm Văn Hưởng, sinh năm 1952 ở Thái Bình. Từng nhiều lần vào tù ra tội, đào ngũ, bỏ đi biệt xứ..., nhưng những đêm dài mất ngủ hối hận đã khiến ông hồi tâm chuyển ý, làm lại cuộc đời. Thiền sư kể: “Trong nhà tù lạnh lẽo, tôi là đối tượng đặc biệt vì đã có nhiều tiền án nên bị giam riêng. Đến lúc này mới thấm thía được nỗi cô độc tận cùng. Vốn là một người cũng từng có học, giờ thấy vì con đường sa ngã mà mình đã mất tất cả, gia đình, vợ con, cha mẹ. Khi gần mãn hạn tù, nghĩ chẳng còn gia đình thân thích nên tôi quyết định đi tu".
Con đường tu hành đầy khổ hạnh đến nay cũng đã vài chục năm. Trong suốt những năm đó, ngoài việc giúp người dân và vận động Phật tử ủng hộ cho những người bất hạnh, thi thoảng thiền sư còn xin vào các trại giam để nói chuyện và khuyên nhủ những người lầm lỡ trong đó hãy hoàn lương, hãy nghĩ về gia đình để từ giã tội lỗi và những sai lầm của mình. Khuôn mặt hằn đặc nếp nhăn đầy khổ hạnh, ông bảo còn phải tu và làm việc thiện cho đến chết mới có thể thảnh thơi chuộc lại những lỗi lầm.
Đường hoàn lương của trùm giang hồ từng khét tiếng Đà thành: Ông Nguyễn Ngọc Bửu ở quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) sinh trưởng trong một gia đình nghèo đông con, không được ăn học đến nơi đến chốn, ở tuổi 20 đã có một vị thế vững chắc trong giới giang hồ Đà thành. Bảng "thành tích" càng dày thêm khi Bửu lần lượt hạ gục các đàn anh khác để độc chiến địa bàn làm ăn màu mỡ ở khu vực chân đèo Hải Vân. Với bản tính gan lì, liều lĩnh, không ngại va chạm với bất kỳ tay anh chị nào khác, Bửu được đám đàn em tôn sùng như một vị “tướng”, biệt danh Bửu “liều” cũng xuất hiện từ đó.
Năm 1980, bị kết án 10 năm tù vì tội cướp của, chém người gây thương tích, Bửu mới thấu hiểu sự khốn khổ của đời du đãng. Gần 10 năm ở trong tù, Bửu hiểu ra rằng chỉ có làm người lương thiện mới tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Từ đó, Bửu đã ra sức cải tạo, đạt nhiều thành tích ở trại để rồi được ra tù trước thời hạn. Trở về địa phương, quyết tâm làm lại cuộc đời, ông Bửu được đề bạt làm đội trưởng đội cơ động địa phương. Ông Bửu chia sẻ, khi mới ra tù, vẫn được bà con và người thân đón nhận, cảm thấy hổ thẹn với lương tâm lắm nên quyết làm người tốt.
Trùm giang hồ hoàn lương, đi tìm từng nạn nhân xin lỗi: Năm 1998 Hùng "sầu" bị cảnh sát hình sự Huế phối hợp với trinh sát TPHCM bắt giữ. Lần vào tù này cũng đã thay đổi hẳn cuộc đời của Hùng "sầu". Hơn 20 tuổi, lần đầu tiên được các cán bộ trại giam dạy học, Hùng "sầu" thích thú đánh vần tên mình. Năm 2000, khi được đặc xá, Hùng "sầu" đứng chết lặng bên ngoài trại giam. Đau đáu nhìn người ta có thân nhân đến đón, còn mình cô độc giữa hai con đường thiện – ác.
Để tự cai ma túy, Hùng "sầu" chọn một phòng trọ nhỏ phía sau chùa Hoằng Pháp, mua đầy đủ mì gói, nước uống,… khóa cửa ngoài rồi đưa chìa khóa nhờ người bạn thân giữ giùm. Nhốt mình suốt 24 ngày, ông cai nghiện thành công rồi đi tìm việc. Làm ở xưởng Nhật được một thời gian, ông Hùng gom góp được 47 triệu đồng quyết mở xưởng gỗ riêng. Nhưng trước khi mở xưởng, ông đi xin lỗi hết những người là nạn nhân của mình ngày xưa. Mở xưởng gỗ đến nay đã được nhiều năm, uy tín của Cơ sở điêu khắc Tịnh Tín ngày càng lan rộng, nhất là ở vùng Tây Nam Bộ. Nhiều bức tượng gỗ của ông đã được vinh danh là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề, do BCH Trung ương hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng.
Trùm giang hồ hoàn lương, vươn lên làm giàu nhờ... vợ: Trần Thế Khương (SN 1971) ở xóm Hồng Thủy, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, từng là một tên trùm buôn gỗ lậu không mấy ai không biết đến ở xứ Nghệ. Năm 2001, Khương lặng lẽ trở về quê sau hơn 10 năm phiêu bạt nơi đất khách quê người và kết hôn với chị Phượng. Đến năm 2002, chị Phượng thật sự sốc và suy sụp khi biết chồng nghiện ma túy, lúc này cậu con trai Trần Ngọc Anh cũng đã chào đời.
Cơn nghiện cứ đeo bám ngày này qua ngày khác nên tôi tuyên bố bán đất, bán nhà, chia đôi tài sản có được rồi đường ai nấy đi. Nhưng lúc ấy, Phượng nói: “Em đã về làm dâu nhà này, thì có chết em cũng sẽ chết đây, chứ không bao giờ rời bỏ chồng”, Chính câu nói của Phượng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều", anh Khương phân trần. Năm 2004 anh đã quyết tâm làm lại cuộc đời bằng cách tự xích tay, chân mình vào cột nhà, đóng kín cửa và giao chìa khóa cho vợ. Quãng thời gian này chị Phượng cũng gần như giam mình trong nhà để phục vụ chồng cai nghiện.
“6 tháng sau lúc anh cai nghiện thành công, anh không thể đứng dậy được vì nằm một chỗ quá lâu. Tôi phải dắt anh ra khỏi nhà. Bà con nhìn thấy vợ chồng tôi, mọi người đều khóc vì thương, vì mừng anh Khương đã cai nghiện được”, chị Phượng tâm sự. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay hai vợ chồng anh Khương đã dựng được căn nhà hai tầng khang trang. Cuộc sống gia đình luôn tràn ngập niềm vui, càng vui hơn nữa khi vợ chồng anh vừa chào đón đứa con thứ hai ra đời.
>>> Xem thêm video: Cận mặt giang hồ bắn chết 2 đối thủ ở Phú Quốc.