Theo UBND phường Ba Đồn (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), khoảng gần 30 hộ dân vạn chài tụ tập về sinh sống ở khu vực bến đò sát khu chợ lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Những người này tạo thành xóm chài trên sông, không có hộ khẩu thường trú ở khu vực này.Xóm vạn chài rất ít khi tụ họp đông đủ ở bến đò sau lưng chợ Ba Đồn bởi những người dân ở đây thường đi đánh bắt cá trên sông suốt ngày đêm. Thời điểm họ tập trung đông nhất là cuối giờ chiều.Sau trận lũ vào giữa tháng 10, một số gia đình về khu vực bến phà Gianh cũ, bên cạnh cầu Gianh. Một số người đàn ông tranh thủ mượn máy cưa về xẻ gỗ nhặt được trên sông để sửa chữa lại ván thuyền bị mục nát, hư hỏng.Gia sản lớn nhất của hộ dân ở xóm chài này là những chiếc thuyền gỗ lắp máy, trị giá khoảng 15-20 triệu đồng. Họ thắp sáng nhờ nguồn điện từ bình ắc quy, nấu ăn bằng bếp than hoặc bếp ga khi kiếm được nhiều tiền."Phần lớn những người ở đây đều xuất thân là dân chài trên sông, nghỉ học sớm hoặc thất học. Hai vợ chồng tôi đều mù chữ nên mỗi lần làm giấy tờ gì đều phải lăn tay xác minh thay chữ ký xác nhận", anh Hoàng Bạch Hà (30 tuổi, quê xã Quảng Tiên), cho biết.Nghề chính của những người dân ở xóm chài này là đánh bắt cá hoặc lượm ve chai trên sông Gianh bán lấy tiền phục vụ sinh hoạt."Trước khi xảy ra sự cố cá chết do biển ô nhiễm, bọn em cũng ngày kiếm được hơn 200.000 đồng. Sau đó, người dân giảm mua cá vì cho rằng nước sông Gianh ở hạ nguồn nhiễm mặn thì cá sông cũng bị nhiễm độc. Bây giờ, vợ chồng em mỗi ngày chỉ kiếm được chưa đến 100.000 đồng", chị Nguyễn Thị Tiệm (22 tuổi, quê ở xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa) nói.Trong số gần 30 hộ ở xóm chài, phần lớn là vợ chồng trẻ độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi và hầu như chưa có nhà cửa trên bờ. "Vợ chồng tôi là một trong vài người có nhà ở. Ở đây 30 năm và chẳng mấy khi về quê Quảng Văn nên hàng xóm láng giềng ở đó rất ít người nhớ", ông Hoàng Hạnh (57 tuổi) cho biết.Sau một ngày làm việc vất vả, vợ chồng anh Hoàng Văn Toán (30 tuổi), chị Nguyễn Kim Anh (27 tuổi) lại đưa thuyền về bến đò sát chợ Ba Đồn nghỉ ngơi, sửa lại đồ nghề.Trong số hơn 100 nhân khẩu ở xóm chài giữa lòng thị xã Ba Đồn có khoảng hơn 40 trẻ nhỏ. Những cư dân mới này đều được bố mẹ chở trên thuyền đi đánh cá. Số trẻ em trong độ tuổi học mẫu giáo được gửi ở các trường lân cận. Số trẻ đến tuổi học tiểu học hoặc THCS được gửi về quê ở với ông bà để đi học."Những hộ dân này về sống ở bến đò sau chợ Ba Đồn nhiều năm nay nhưng rất hiền lành, không gây mất trật tự trị an khu vực. Tất cả hộ dân ở đây đều nghèo nhưng đợt lũ vừa qua đều tình nguyện nấu cơm tiếp tế, vận chuyển đồ đạc giúp cho những gia đình bị ngập. Phường đã làm hồ sơ đề nghị khen thưởng cho một số gia đình ở xóm chài này", ông Nguyễn Đại Phong, Chủ tịch phường Ba Đồn trao đổi với Zing.vn.
Theo UBND phường Ba Đồn (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), khoảng gần 30 hộ dân vạn chài tụ tập về sinh sống ở khu vực bến đò sát khu chợ lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Những người này tạo thành xóm chài trên sông, không có hộ khẩu thường trú ở khu vực này.
Xóm vạn chài rất ít khi tụ họp đông đủ ở bến đò sau lưng chợ Ba Đồn bởi những người dân ở đây thường đi đánh bắt cá trên sông suốt ngày đêm. Thời điểm họ tập trung đông nhất là cuối giờ chiều.
Sau trận lũ vào giữa tháng 10, một số gia đình về khu vực bến phà Gianh cũ, bên cạnh cầu Gianh. Một số người đàn ông tranh thủ mượn máy cưa về xẻ gỗ nhặt được trên sông để sửa chữa lại ván thuyền bị mục nát, hư hỏng.
Gia sản lớn nhất của hộ dân ở xóm chài này là những chiếc thuyền gỗ lắp máy, trị giá khoảng 15-20 triệu đồng. Họ thắp sáng nhờ nguồn điện từ bình ắc quy, nấu ăn bằng bếp than hoặc bếp ga khi kiếm được nhiều tiền.
"Phần lớn những người ở đây đều xuất thân là dân chài trên sông, nghỉ học sớm hoặc thất học. Hai vợ chồng tôi đều mù chữ nên mỗi lần làm giấy tờ gì đều phải lăn tay xác minh thay chữ ký xác nhận", anh Hoàng Bạch Hà (30 tuổi, quê xã Quảng Tiên), cho biết.
Nghề chính của những người dân ở xóm chài này là đánh bắt cá hoặc lượm ve chai trên sông Gianh bán lấy tiền phục vụ sinh hoạt.
"Trước khi xảy ra sự cố cá chết do biển ô nhiễm, bọn em cũng ngày kiếm được hơn 200.000 đồng. Sau đó, người dân giảm mua cá vì cho rằng nước sông Gianh ở hạ nguồn nhiễm mặn thì cá sông cũng bị nhiễm độc. Bây giờ, vợ chồng em mỗi ngày chỉ kiếm được chưa đến 100.000 đồng", chị Nguyễn Thị Tiệm (22 tuổi, quê ở xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa) nói.
Trong số gần 30 hộ ở xóm chài, phần lớn là vợ chồng trẻ độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi và hầu như chưa có nhà cửa trên bờ. "Vợ chồng tôi là một trong vài người có nhà ở. Ở đây 30 năm và chẳng mấy khi về quê Quảng Văn nên hàng xóm láng giềng ở đó rất ít người nhớ", ông Hoàng Hạnh (57 tuổi) cho biết.
Sau một ngày làm việc vất vả, vợ chồng anh Hoàng Văn Toán (30 tuổi), chị Nguyễn Kim Anh (27 tuổi) lại đưa thuyền về bến đò sát chợ Ba Đồn nghỉ ngơi, sửa lại đồ nghề.
Trong số hơn 100 nhân khẩu ở xóm chài giữa lòng thị xã Ba Đồn có khoảng hơn 40 trẻ nhỏ. Những cư dân mới này đều được bố mẹ chở trên thuyền đi đánh cá. Số trẻ em trong độ tuổi học mẫu giáo được gửi ở các trường lân cận. Số trẻ đến tuổi học tiểu học hoặc THCS được gửi về quê ở với ông bà để đi học.
"Những hộ dân này về sống ở bến đò sau chợ Ba Đồn nhiều năm nay nhưng rất hiền lành, không gây mất trật tự trị an khu vực. Tất cả hộ dân ở đây đều nghèo nhưng đợt lũ vừa qua đều tình nguyện nấu cơm tiếp tế, vận chuyển đồ đạc giúp cho những gia đình bị ngập. Phường đã làm hồ sơ đề nghị khen thưởng cho một số gia đình ở xóm chài này", ông Nguyễn Đại Phong, Chủ tịch phường Ba Đồn trao đổi với Zing.vn.