Dạo quanh các chợ, bệnh viện hoặc những nơi tập trung đông người trong thành phố Vinh, không khó để bắt gặp những người có dáng vẻ tàn tật hàng ngày đi ăn xin, sống nhờ lòng tốt của cộng đồng.Hình ảnh phổ biến là một người ngồi trên xe lăn, một người đẩy phía sau. Trong ảnh là hai người phụ nữ "hành nghề" tại chợ Quán Lau. Mỗi lần qua các sạp hàng hoặc người đi chợ đều chìa chiếc rổ nhựa ra xin tiền.Một số tiểu thương và người đi chợ quan tâm, hỏi thăm hoàn cảnh nhưng hai người phụ nữ này giữ khoảng cách, không hé một lời nào.Có mặt tại chợ Quang Trung từ rất sớm, người đàn ông này cho biết đưa con gái vào Vinh chữa bệnh nhưng hết tiền nên ra chợ đi xin.Tuy nhiên, ngày hôm sau lại gặp chính người đàn ông này đưa theo người khác, kể lể hoàn cảnh khác đang xin tiền các tiểu thương trong một khu chợ khác.Cũng ở chợ này, tại vị trí khác, một thanh niên đang ngồi xin tiền ngay giữa đường.Một lúc sau, khi thanh niên này di chuyển sang vị trí khác thì lại có người khác lại đến thay thế.Một tiểu thương trong chợ Quang Trung cho biết: "Hàng ngày trong chợ có đến 7-8 người với thân phận và hoàn cảnh khác nhau thường xuyên đi xin tiền ở đây, cá biệt vào ngày rằm họ đi thành hàng trong chợ".Theo chân những người này đến cuối ngày, chúng tôi thấy họ trở về một khu nhà trọ ở khu vực Bến xe Vinh (phường Lê Lợi).Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 110 người lang thang ăn xin, tập trung chủ yếu ở Thành phố Vinh. Những 'cái bang' thời hiện đại này không chỉ "hành nghề" ở các chợ, bệnh viện mà còn ở các ngã ba, ngã tư hoặc trên nhiều đoạn đường. Trong ảnh là một thanh niên với dáng vẻ hai chân bị dị tật, lết đi xin tiền trên đường Đặng Thái Thân.Tháng 4/2015, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 206/KH-UBND về giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh không còn người lang thang. Trước đó, năm 2011, TP Vinh ban hành Đề án “Giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng người lang thang ăn xin trên địa bàn thành phố vẫn rất phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, mỹ quan đô thị.
Dạo quanh các chợ, bệnh viện hoặc những nơi tập trung đông người trong thành phố Vinh, không khó để bắt gặp những người có dáng vẻ tàn tật hàng ngày đi ăn xin, sống nhờ lòng tốt của cộng đồng.
Hình ảnh phổ biến là một người ngồi trên xe lăn, một người đẩy phía sau. Trong ảnh là hai người phụ nữ "hành nghề" tại chợ Quán Lau. Mỗi lần qua các sạp hàng hoặc người đi chợ đều chìa chiếc rổ nhựa ra xin tiền.
Một số tiểu thương và người đi chợ quan tâm, hỏi thăm hoàn cảnh nhưng hai người phụ nữ này giữ khoảng cách, không hé một lời nào.
Có mặt tại chợ Quang Trung từ rất sớm, người đàn ông này cho biết đưa con gái vào Vinh chữa bệnh nhưng hết tiền nên ra chợ đi xin.
Tuy nhiên, ngày hôm sau lại gặp chính người đàn ông này đưa theo người khác, kể lể hoàn cảnh khác đang xin tiền các tiểu thương trong một khu chợ khác.
Cũng ở chợ này, tại vị trí khác, một thanh niên đang ngồi xin tiền ngay giữa đường.
Một lúc sau, khi thanh niên này di chuyển sang vị trí khác thì lại có người khác lại đến thay thế.
Một tiểu thương trong chợ Quang Trung cho biết: "Hàng ngày trong chợ có đến 7-8 người với thân phận và hoàn cảnh khác nhau thường xuyên đi xin tiền ở đây, cá biệt vào ngày rằm họ đi thành hàng trong chợ".
Theo chân những người này đến cuối ngày, chúng tôi thấy họ trở về một khu nhà trọ ở khu vực Bến xe Vinh (phường Lê Lợi).
Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 110 người lang thang ăn xin, tập trung chủ yếu ở Thành phố Vinh. Những 'cái bang' thời hiện đại này không chỉ "hành nghề" ở các chợ, bệnh viện mà còn ở các ngã ba, ngã tư hoặc trên nhiều đoạn đường. Trong ảnh là một thanh niên với dáng vẻ hai chân bị dị tật, lết đi xin tiền trên đường Đặng Thái Thân.
Tháng 4/2015, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 206/KH-UBND về giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh không còn người lang thang. Trước đó, năm 2011, TP Vinh ban hành Đề án “Giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, xin tiền trên địa bàn thành phố”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng người lang thang ăn xin trên địa bàn thành phố vẫn rất phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, mỹ quan đô thị.