Vào 8h03 ngày 18/10, máy bay trực thăng của Trung tâm Huấn luyện Tổng Công ty trực thăng Việt Nam, số hiệu 8632EC130T2 cùng tổ phi công gồm đại úy Dương Lê Minh (giáo viên), trung úy Đặng Đình Duy (học viên) và trung úy Nguyễn Văn Tùng (học viên) mất liên lạc khi đang bay huấn luyện. Trong ảnh: Chiếc EC-130 trước khi gặp nạn. Ảnh: Mai Hoa Dương.Chiếc EC-130 sau đó được xác định rơi tại khu vực núi Dinh, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm này cách sân bay Vũng Tàu khoảng 25 km, cách TP.HCM 80 km. Xảy ra sự việc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp các lực lượng của Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.Trưa cùng ngày, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, có mặt tại huyện Tân Thành chủ trì cuộc họp khẩn cấp bàn phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Lực lượng chức năng điều động 400 cán bộ, chiến sĩ, dân quân và người dân vào cuộc.Vị trí máy bay rơi được xác định gần Thiền viện Viên Không. Địa điểm này cao hơn mực nước biển khoảng 500 m, địa hình hiểm trở. Trong ngày, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tìm cách tiếp cận khu vực.Theo thượng tá Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành, lực lượng tìm kiếm chia thành 4 mũi để tiếp cận hiện trường. Trong đó bao gồm hướng Châu Pha, chùa Kim Liên, Núi Trọc và Cầu Sập. Rừng rậm rạp, hiểm trở trong khi thời tiết bất lợi khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.Trực thăng cũng được điều động quần đảo quanh khu vực núi Dinh để tìm kiếm. Tuy nhiên, các hoạt động bay vào chiều 18/10 sau đó phải tạm dừng do điều kiện thời tiết. Việc tìm kiếm, cứu nạn trong ngày đầu tiên buộc phải tạm dừng vào 18h do trời tối và thời tiết xấu. Trong khi đó, tung tích của các thành viên phi hành đoàn và chiếc EC-130 vẫn "bặt vô âm tín".19h ngày 18/10, lực lượng tìm kiếm đồng loạt rút xuống núi. Trong ảnh: Tốp cán bộ, chiến sĩ dân quân ăn bánh mì tại điểm dừng chân trên Thiền viện Viên Không (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) sau một ngày tìm kiếm vất vả.Thượng tá Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành cho biết: "Với tinh thần quyết tâm tìm bằng được chiến sĩ và phương tiện gặp nạn, lực lượng cứu hộ bắt đầu ngày tìm kiếm thứ hai từ 5h sáng. Lực lượng đi rừng bao gồm quân đội, dân quân, người dân địa phương thông thạo địa hình". Ông còn cho biết những người lên núi cũng mang theo tăng, bạt, võng dù để làm dụng cụ vận chuyển các nạn nhân xuống núi khi tìm thấy.Nữ dân quân mang thực phẩm, nước uống từ điểm dừng chân chùa Kim Liên (xã Tóc Tiên) lên đỉnh núi cho lực lượng tìm kiếm vào trưa 19/10. Người phụ nữ cho biết, chị xuất thân là người dân địa phương, có kinh nghiệm đi rừng nên đứng ra nhận nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm."Trưa 19/10, chúng tôi tiếp cận được khu vực máy bay rơi ở điểm cao gần 500 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, khu vực này có sương mù cản trở tầm nhìn khiến việc tìm kiếm vô cùng khó khăn", một cán bộ nói. Để thuận lợi cho công tác cứu hộ, ban chỉ huy thiết lập lán trại ở cao điểm này để làm trạm chỉ huy.Khoảng 11h cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm thấy xác máy bay và thi thể 3 phi công cách lán trại chỉ huy 40 m. Khi tìm thấy, lực lượng bắn pháo sáng để báo hiệu.Anh Vũ Hào Quang (ngụ xã Hắc Dịch, Tân Thành) một trong những người tìm thấy máy bay nói: "Khu vực có tổ ong nên sáng sớm đoàn tìm kiếm không thể tiếp cận. Đến trưa, lực lượng quay lại thì phát hiện nhiều mảnh vỡ trực thăng và thi thể ba phi công".Khi lực lượng chức năng tìm thấy phi công, người nhà nạn nhân có mặt tại khuôn viên chùa Kim Liên (xã Tóc Tiên) để mong ngóng thông tin.Đầu giờ chiều, các cán bộ, chiến sĩ lực lượng cứu hộ tổ chức đưa thi thể 3 phi công xuống núi.Đường núi hiểm trở nên đến 15h15 cùng ngày, đội cứu hộ mới đưa được ba phi công gặp nạn xuống điểm dừng chân tại khuôn viên chùa Kim Liên.Biết tin người thân mất, người nhà các phi công òa khóc trong đau đớn. Trong ảnh: Chị gái trung úy Đặng Đình Duy khóc than gọi tên em.Chiều cùng ngày, thi thể ba phi công được lực lượng chức năng đưa về TP.HCM. Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cắt cử cán bộ bảo vệ hiện trường máy bay rơi để phục vụ điều tra. Hộp đen của chiếc EC-130 được tìm thấy và bàn giao cơ quan có thẩm quyền phụ vụ điều tra.
Vào 8h03 ngày 18/10, máy bay trực thăng của Trung tâm Huấn luyện Tổng Công ty trực thăng Việt Nam, số hiệu 8632EC130T2 cùng tổ phi công gồm đại úy Dương Lê Minh (giáo viên), trung úy Đặng Đình Duy (học viên) và trung úy Nguyễn Văn Tùng (học viên) mất liên lạc khi đang bay huấn luyện. Trong ảnh: Chiếc EC-130 trước khi gặp nạn. Ảnh: Mai Hoa Dương.
Chiếc EC-130 sau đó được xác định rơi tại khu vực núi Dinh, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm này cách sân bay Vũng Tàu khoảng 25 km, cách TP.HCM 80 km. Xảy ra sự việc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp các lực lượng của Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.
Trưa cùng ngày, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, có mặt tại huyện Tân Thành chủ trì cuộc họp khẩn cấp bàn phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Lực lượng chức năng điều động 400 cán bộ, chiến sĩ, dân quân và người dân vào cuộc.
Vị trí máy bay rơi được xác định gần Thiền viện Viên Không. Địa điểm này cao hơn mực nước biển khoảng 500 m, địa hình hiểm trở. Trong ngày, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tìm cách tiếp cận khu vực.
Theo thượng tá Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành, lực lượng tìm kiếm chia thành 4 mũi để tiếp cận hiện trường. Trong đó bao gồm hướng Châu Pha, chùa Kim Liên, Núi Trọc và Cầu Sập. Rừng rậm rạp, hiểm trở trong khi thời tiết bất lợi khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Trực thăng cũng được điều động quần đảo quanh khu vực núi Dinh để tìm kiếm. Tuy nhiên, các hoạt động bay vào chiều 18/10 sau đó phải tạm dừng do điều kiện thời tiết. Việc tìm kiếm, cứu nạn trong ngày đầu tiên buộc phải tạm dừng vào 18h do trời tối và thời tiết xấu. Trong khi đó, tung tích của các thành viên phi hành đoàn và chiếc EC-130 vẫn "bặt vô âm tín".
19h ngày 18/10, lực lượng tìm kiếm đồng loạt rút xuống núi. Trong ảnh: Tốp cán bộ, chiến sĩ dân quân ăn bánh mì tại điểm dừng chân trên Thiền viện Viên Không (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) sau một ngày tìm kiếm vất vả.
Thượng tá Trần Văn Cư, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Thành cho biết: "Với tinh thần quyết tâm tìm bằng được chiến sĩ và phương tiện gặp nạn, lực lượng cứu hộ bắt đầu ngày tìm kiếm thứ hai từ 5h sáng. Lực lượng đi rừng bao gồm quân đội, dân quân, người dân địa phương thông thạo địa hình". Ông còn cho biết những người lên núi cũng mang theo tăng, bạt, võng dù để làm dụng cụ vận chuyển các nạn nhân xuống núi khi tìm thấy.
Nữ dân quân mang thực phẩm, nước uống từ điểm dừng chân chùa Kim Liên (xã Tóc Tiên) lên đỉnh núi cho lực lượng tìm kiếm vào trưa 19/10. Người phụ nữ cho biết, chị xuất thân là người dân địa phương, có kinh nghiệm đi rừng nên đứng ra nhận nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm.
"Trưa 19/10, chúng tôi tiếp cận được khu vực máy bay rơi ở điểm cao gần 500 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, khu vực này có sương mù cản trở tầm nhìn khiến việc tìm kiếm vô cùng khó khăn", một cán bộ nói. Để thuận lợi cho công tác cứu hộ, ban chỉ huy thiết lập lán trại ở cao điểm này để làm trạm chỉ huy.
Khoảng 11h cùng ngày, lực lượng cứu hộ tìm thấy xác máy bay và thi thể 3 phi công cách lán trại chỉ huy 40 m. Khi tìm thấy, lực lượng bắn pháo sáng để báo hiệu.
Anh Vũ Hào Quang (ngụ xã Hắc Dịch, Tân Thành) một trong những người tìm thấy máy bay nói: "Khu vực có tổ ong nên sáng sớm đoàn tìm kiếm không thể tiếp cận. Đến trưa, lực lượng quay lại thì phát hiện nhiều mảnh vỡ trực thăng và thi thể ba phi công".
Khi lực lượng chức năng tìm thấy phi công, người nhà nạn nhân có mặt tại khuôn viên chùa Kim Liên (xã Tóc Tiên) để mong ngóng thông tin.
Đầu giờ chiều, các cán bộ, chiến sĩ lực lượng cứu hộ tổ chức đưa thi thể 3 phi công xuống núi.
Đường núi hiểm trở nên đến 15h15 cùng ngày, đội cứu hộ mới đưa được ba phi công gặp nạn xuống điểm dừng chân tại khuôn viên chùa Kim Liên.
Biết tin người thân mất, người nhà các phi công òa khóc trong đau đớn. Trong ảnh: Chị gái trung úy Đặng Đình Duy khóc than gọi tên em.
Chiều cùng ngày, thi thể ba phi công được lực lượng chức năng đưa về TP.HCM. Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cắt cử cán bộ bảo vệ hiện trường máy bay rơi để phục vụ điều tra. Hộp đen của chiếc EC-130 được tìm thấy và bàn giao cơ quan có thẩm quyền phụ vụ điều tra.