Trước kia, đường Đình Thôn (phường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một tuyến đường của làng vì vậy việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, biển quảng cáo sai quy định để kinh doanh buôn bán vẫn diễn ra, gây mất trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, ách tắc giao thông, mỹ quan đô thị. Cùng với đó, hệ thống điện lưới vẫn chưa được hạ ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ.Để làm thay đổi mỹ quan, tạo ra diện mạo mới cho con đường này, phường Mỹ Đình đã thí điểm tuyến đường Đình Thôn là tuyến đường văn minh đô thị trong giai đoạn 2018 - 2020 định hướng đến 2030 với nhiều điểm nhấn như đồng bộ hệ thống bảng, biển kinh doanh… có ý nghĩa quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong lối sống và nếp sống của người dân.
Đề án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là cắm cột và đồng bộ hóa biển quảng cáo. Giai đoạn 2 của Đề án, UBND phường Mỹ Đình 1 sẽ triển khai thực hiện thanh thải, xử lý dây điện, dây viễn thông, dự kiến thực hiện trong năm 2019. Giai đoạn 3 của Đề án, phường sẽ tiến hành cải tạo mặt đường, vỉa hè.Hiện tại UBND phường Mỹ Đình đã triển khai giai đoạn 1 là cắm cột và đồng bộ hóa biển quảng cáo. Điều đáng nói, nguồn kinh phí để thực hiện tuyến phố kiểu mẫu này không phải từ ngân sách mà từ nguồn xã hội hóa.Qua khảo sát thực tế và vận động người dân đồng thuận, UBND phường Mỹ Đình đã cắm 200 cột có chiều cao 4,5m và với khoảng cách 4m bằng nhau, sơn màu đỏ trên toàn tuyến đường để treo hệ thống biển hiệu kinh doanh, biển quảng cáo một cách đồng bộ, cùng kích thước.Trên các cột có gắn giá treo cờ Tổ quốc, cờ nheo và đèn lồng, phục vụ tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và địa phương. Ngoài ra, toàn bộ biển quảng cáo, biển hiệu của các hộ kinh doanh, DN dọc tuyến đường này được lắp đặt theo đúng quy định với chiều cao của bảng biển là 1,2m; nội dung của biển theo mục đích kinh doanh của các hộ, không quy định về màu sắc.Toàn bộ biển quảng cáo theo Đề án này 100% từ nguồn xã hội hóa, người dân tự lựa chọn chất liệu, hình thức, tự chi trả kinh phí. Các cột để dựng biển, phường huy động từ kinh phí của các DN, hộ kinh doanh lớn trên địa bàn.Tuy hoạt động rất tích cực thay đổi tư duy nhận thức của người dân và làm cho con phố thay đổi diện mạo mới nhưng nhiều người dân vẫn cho rằng các cột treo biển vừa làm cho biển hiệu treo cao đôi khi người đi đường không nhìn dễ dàng được lại có nhiều cột như vậy gây vướng khi đi lại trên vỉa hè.Ngoài ra nhiều người còn cho rằng theo đề án thì giai đoạn 2 và giai đoạn 3 kéo dài nên thực hiện nhanh để làm cho con đường hiện đại hơn.Tuyến đường khá chật hẹp, nhiều đoạn vỉa hè chỉ khoảng 50 cm, gạch lát vỉa hè không đồng nhất và hai bên phố là hệ thống dây điện chằng chịt.Trước đó, cũng tại Hà Nội năm 2016, phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được xây dựng thành tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên ở thủ đô. Toàn bộ hệ thống biển quảng cáo của các cửa hàng hai bên đường được thiết kế cùng kích cỡ, cùng màu sắc. Sau hai năm, người dân lại sử dụng các loại biển quảng cáo có hình dáng, màu sắc khác nhau trên phố Lê Trọng Tấn.
Trước kia, đường Đình Thôn (phường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một tuyến đường của làng vì vậy việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, biển quảng cáo sai quy định để kinh doanh buôn bán vẫn diễn ra, gây mất trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, ách tắc giao thông, mỹ quan đô thị. Cùng với đó, hệ thống điện lưới vẫn chưa được hạ ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Để làm thay đổi mỹ quan, tạo ra diện mạo mới cho con đường này, phường Mỹ Đình đã thí điểm tuyến đường Đình Thôn là tuyến đường văn minh đô thị trong giai đoạn 2018 - 2020 định hướng đến 2030 với nhiều điểm nhấn như đồng bộ hệ thống bảng, biển kinh doanh… có ý nghĩa quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong lối sống và nếp sống của người dân.
Đề án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là cắm cột và đồng bộ hóa biển quảng cáo. Giai đoạn 2 của Đề án, UBND phường Mỹ Đình 1 sẽ triển khai thực hiện thanh thải, xử lý dây điện, dây viễn thông, dự kiến thực hiện trong năm 2019. Giai đoạn 3 của Đề án, phường sẽ tiến hành cải tạo mặt đường, vỉa hè.
Hiện tại UBND phường Mỹ Đình đã triển khai giai đoạn 1 là cắm cột và đồng bộ hóa biển quảng cáo. Điều đáng nói, nguồn kinh phí để thực hiện tuyến phố kiểu mẫu này không phải từ ngân sách mà từ nguồn xã hội hóa.
Qua khảo sát thực tế và vận động người dân đồng thuận, UBND phường Mỹ Đình đã cắm 200 cột có chiều cao 4,5m và với khoảng cách 4m bằng nhau, sơn màu đỏ trên toàn tuyến đường để treo hệ thống biển hiệu kinh doanh, biển quảng cáo một cách đồng bộ, cùng kích thước.
Trên các cột có gắn giá treo cờ Tổ quốc, cờ nheo và đèn lồng, phục vụ tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và địa phương.
Ngoài ra, toàn bộ biển quảng cáo, biển hiệu của các hộ kinh doanh, DN dọc tuyến đường này được lắp đặt theo đúng quy định với chiều cao của bảng biển là 1,2m; nội dung của biển theo mục đích kinh doanh của các hộ, không quy định về màu sắc.
Toàn bộ biển quảng cáo theo Đề án này 100% từ nguồn xã hội hóa, người dân tự lựa chọn chất liệu, hình thức, tự chi trả kinh phí. Các cột để dựng biển, phường huy động từ kinh phí của các DN, hộ kinh doanh lớn trên địa bàn.
Tuy hoạt động rất tích cực thay đổi tư duy nhận thức của người dân và làm cho con phố thay đổi diện mạo mới nhưng nhiều người dân vẫn cho rằng các cột treo biển vừa làm cho biển hiệu treo cao đôi khi người đi đường không nhìn dễ dàng được lại có nhiều cột như vậy gây vướng khi đi lại trên vỉa hè.
Ngoài ra nhiều người còn cho rằng theo đề án thì giai đoạn 2 và giai đoạn 3 kéo dài nên thực hiện nhanh để làm cho con đường hiện đại hơn.
Tuyến đường khá chật hẹp, nhiều đoạn vỉa hè chỉ khoảng 50 cm, gạch lát vỉa hè không đồng nhất và hai bên phố là hệ thống dây điện chằng chịt.
Trước đó, cũng tại Hà Nội năm 2016, phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được xây dựng thành tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên ở thủ đô. Toàn bộ hệ thống biển quảng cáo của các cửa hàng hai bên đường được thiết kế cùng kích cỡ, cùng màu sắc. Sau hai năm, người dân lại sử dụng các loại biển quảng cáo có hình dáng, màu sắc khác nhau trên phố Lê Trọng Tấn.