Gần đây, tại vùng biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình xuất hiện một loại sinh vật lạ, tấn công ngao giống trên diện tích vài chục ha, sinh vật lạ này được bà con gọi là Sâu biển hay Sâu róm biển.Sinh vật lạ này có thân hình vừa giống như con đỉa vừa giống như con sâu róm, có chiều dài từ 3cm đến 7 cm. Nếu người không may tiếp xúc phải con sâu này sẽ bị ngứa và mưng mủ rất lâu khỏi.Loài vật này có thể ăn trọn cả con ngao giống đã to bằng khoảng đầu đũa. Thời điểm xuất hiện nhiều nhất là khi thời tiết giao mùa, khí hậu ấm từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Những năm trước, loài sâu biển này ít xuất hiện và gây ảnh hưởng không đáng kể, nhưng năm nay số lượng xuất hiện rất nhiều, gây hại trên diện tích lớn.Ông Trần Anh Khiêm, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn, Ninh Bình cho hay, phòng phối hợp với Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản huyện Kim Sơn đã đi kiểm tra thực địa tại các bãi nuôi ngao, lấy mẫu và gửi tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để thông tin chính xác về loài sinh vật lạ này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả trả lời.Phòng NN&PTNT khuyến cáo người dân không được sử dụng các chất độc hại, chất cấm làm ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi khi chưa xác minh được cụ thếsinh vật lạlà gì.Trước đó tại biển Vũng Tàu, người dân cũng phát hiện loài sinh vật tương tự.Người dân biển Vũng Tàu cũng gọi đây là Sâu biển.Sâu biển có hình thù khá giống sâu róm và cũng giống loài đỉa.Nhiều ngư dân cho biết, loài Sâu biển này không có lợi, khi tiếp xúc với da người có thể gây mẩn ngứa.Một số hình ảnh được người dân chia sẻ về Sâu biển.Loài Sâu biển xuất hiện khá phổ biến ở nhiều bờ biển nước ta.Một thể khác của Sâu biển được người dân chia sẻ trên các diễn đàn về biển. Hiện cơ quan chức năng đang phân tích, đánh giá sinh vật lạ ăn ngao giống tại Ninh Bình cụ thể là gì để có biện pháp ứng phó.
Gần đây, tại vùng biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình xuất hiện một loại sinh vật lạ, tấn công ngao giống trên diện tích vài chục ha, sinh vật lạ này được bà con gọi là Sâu biển hay Sâu róm biển.
Sinh vật lạ này có thân hình vừa giống như con đỉa vừa giống như con sâu róm, có chiều dài từ 3cm đến 7 cm. Nếu người không may tiếp xúc phải con sâu này sẽ bị ngứa và mưng mủ rất lâu khỏi.
Loài vật này có thể ăn trọn cả con ngao giống đã to bằng khoảng đầu đũa. Thời điểm xuất hiện nhiều nhất là khi thời tiết giao mùa, khí hậu ấm từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Những năm trước, loài sâu biển này ít xuất hiện và gây ảnh hưởng không đáng kể, nhưng năm nay số lượng xuất hiện rất nhiều, gây hại trên diện tích lớn.
Ông Trần Anh Khiêm, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn, Ninh Bình cho hay, phòng phối hợp với Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản huyện Kim Sơn đã đi kiểm tra thực địa tại các bãi nuôi ngao, lấy mẫu và gửi tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I để thông tin chính xác về loài sinh vật lạ này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả trả lời.
Phòng NN&PTNT khuyến cáo người dân không được sử dụng các chất độc hại, chất cấm làm ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi khi chưa xác minh được cụ thếsinh vật lạlà gì.
Trước đó tại biển Vũng Tàu, người dân cũng phát hiện loài sinh vật tương tự.
Người dân biển Vũng Tàu cũng gọi đây là Sâu biển.
Sâu biển có hình thù khá giống sâu róm và cũng giống loài đỉa.
Nhiều ngư dân cho biết, loài Sâu biển này không có lợi, khi tiếp xúc với da người có thể gây mẩn ngứa.
Một số hình ảnh được người dân chia sẻ về Sâu biển.
Loài Sâu biển xuất hiện khá phổ biến ở nhiều bờ biển nước ta.
Một thể khác của Sâu biển được người dân chia sẻ trên các diễn đàn về biển. Hiện cơ quan chức năng đang phân tích, đánh giá sinh vật lạ ăn ngao giống tại Ninh Bình cụ thể là gì để có biện pháp ứng phó.