Di tích Chùa Tây Phương, tên chữ Sùng Phúc tự toạ lạc địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Chùa là di tích nổi tiếng của xứ Đoài - vùng đất gốc của người Việt cổ, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật kiến trúc truyền thống.
Bước qua 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong, khách hành hương sẽ lên tới đệ nhất cổ tự, ngôi chùa cổ thứ hai của cả nước, sau chùa Dâu ở Bắc Ninh.Di tích chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, mà còn ở cảnh quan. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu (cao hơn 100m), giữa núi non, sông nước...Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam, phái Bắc Tông, gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không gian rất thô sơ mộc mạc, điểm những của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen.Mái chùa Tây Phương rất đặc biệt có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng. Mái lợp hai lớp ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn.Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng.Theo các nhà nghiên cứu, năm Giáp Dần (1554) đời Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) niên hiệu Quang Bảo năm thứ nhất, chùa Tây Phương đã được làm quy mô như ngày nay. Sau đó, thời Vua Lê Thần Tông, Chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Vua Lê Hy Tông... chùa được tu sửa và tạc thêm tượng.Được mệnh danh “đệ nhất cổ tự” giữa lòng Hà Nội, chùa Tây Phương đang lưu giữ 64 pho tượng phật có niên đại hàng trăm năm, trong đó có 34 pho tượng được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm 2014.Tại chính điện chùa Thượng, ba ngôi ở trên cùng cao nhất đại diện cho một nghìn vị phật trong kiếp quá khứ, hiện tại và tương lai. Các vị La Hán bố trí theo hàng dọc với ý nghĩa về những sự kiện trong cuộc đời các đức phật. Hàng thứ hai, bài trí bộ “Thập điện diêm vương” những vị làm lẽ công bằng cõi luân hồi, với ý nghĩa giáo dục con người tích đức, hành thiện.Bộ tượng 18 vị La Hán được chạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây gần 300 năm, kích thước lớn bằng người thật được các nghệ nhân dân gian sáng tạo, trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.Đến năm 2022 chùa Tây Phương được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt và tổ chức quản lý, khai thác theo đúng quy định của Luật Du lịch.>>> Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên:
Di tích Chùa Tây Phương, tên chữ Sùng Phúc tự toạ lạc địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Chùa là di tích nổi tiếng của xứ Đoài - vùng đất gốc của người Việt cổ, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật kiến trúc truyền thống.
Bước qua 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong, khách hành hương sẽ lên tới đệ nhất cổ tự, ngôi chùa cổ thứ hai của cả nước, sau chùa Dâu ở Bắc Ninh.
Di tích chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, mà còn ở cảnh quan. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu (cao hơn 100m), giữa núi non, sông nước...
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam, phái Bắc Tông, gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không gian rất thô sơ mộc mạc, điểm những của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen.
Mái chùa Tây Phương rất đặc biệt có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng. Mái lợp hai lớp ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn.
Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng.
Theo các nhà nghiên cứu, năm Giáp Dần (1554) đời Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) niên hiệu Quang Bảo năm thứ nhất, chùa Tây Phương đã được làm quy mô như ngày nay. Sau đó, thời Vua Lê Thần Tông, Chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Vua Lê Hy Tông... chùa được tu sửa và tạc thêm tượng.
Được mệnh danh “đệ nhất cổ tự” giữa lòng Hà Nội, chùa Tây Phương đang lưu giữ 64 pho tượng phật có niên đại hàng trăm năm, trong đó có 34 pho tượng được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm 2014.
Tại chính điện chùa Thượng, ba ngôi ở trên cùng cao nhất đại diện cho một nghìn vị phật trong kiếp quá khứ, hiện tại và tương lai. Các vị La Hán bố trí theo hàng dọc với ý nghĩa về những sự kiện trong cuộc đời các đức phật. Hàng thứ hai, bài trí bộ “Thập điện diêm vương” những vị làm lẽ công bằng cõi luân hồi, với ý nghĩa giáo dục con người tích đức, hành thiện.
Bộ tượng 18 vị La Hán được chạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây gần 300 năm, kích thước lớn bằng người thật được các nghệ nhân dân gian sáng tạo, trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18. Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19.
Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Đến năm 2022 chùa Tây Phương được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt và tổ chức quản lý, khai thác theo đúng quy định của Luật Du lịch.
>>> Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên: