Dự án đường Vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái (Hà Nội) có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt năm 2005, với tổng vốn đầu tư 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng), dự kiến ban đầu là cuối năm 2015 đưa vào sử dụng. Được biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, UBND quận Hai Bà Trưng tiến hành thu hồi 41.240m2 của 670 hộ dân thuộc 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn.Tuy nhiên, đến nay, nhiều hạng mục trên dự án này vẫn chưa làm xong, đáng chú ý là việc nhiều ngôi nhà thấp hơn mặt đường hàng mét khiến người dân phải chui xuống đất mới vào được nhà, chịu đựng cuộc sống dưới hầm trớ trêu.Theo bà N.K.T., do nhà ở dưới đất khó khăn trong việc cất phương tiện vào nhà nên người dân ở đây phải gửi xe bên ngoài với giá 5 nghìn đồng/1 ngày.Mặt đường cao bằng cổng ra vào nhà dân, thậm chí còn chắn hết toàn bộ lối đi buộc người dân phải làm thang mới chui được từ "lòng đất" lên phố.Một cụ già di chuyển xuống "lòng đất" để vào nhà. Người dân sinh sống tại đây còn cho hay, họ lo sợ nhất khi mưa xuống, nếu không giải thoát nước kịp thời thì nhà của họ sẽ rất dễ bị nước nhấn chìm.Một số ngôi nhà siêu mỏng vẫn cố gắng xây thêm tầng để vượt lên khỏi mặt đất dù diện tích có phần eo hẹp.Bên cạnh những ngôi nhà "dưới lòng đất" thì dự án còn xuất hiện nhiều bất cập khác, điển hình là các vật liệu xây dựng được chất đống ngổn ngang, lộn xộn... gây cản trở đến việc đi lại của mọi người.Theo quan sát của PV Kiến Thức, các công nhân tại đây vẫn gấp rút hoàn thiện dự án, phần vỉa hè đã được lát và hoàn thiện 90% nhưng do một số chỗ để trống cho việc trồng cây xanh nên vẫn còn lộn xộn.
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái (Hà Nội) có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt năm 2005, với tổng vốn đầu tư 1.139 tỷ đồng (gần 2 tỷ đồng), dự kiến ban đầu là cuối năm 2015 đưa vào sử dụng. Được biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, UBND quận Hai Bà Trưng tiến hành thu hồi 41.240m2 của 670 hộ dân thuộc 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn.
Tuy nhiên, đến nay, nhiều hạng mục trên dự án này vẫn chưa làm xong, đáng chú ý là việc nhiều ngôi nhà thấp hơn mặt đường hàng mét khiến người dân phải chui xuống đất mới vào được nhà, chịu đựng cuộc sống dưới hầm trớ trêu.
Theo bà N.K.T., do nhà ở dưới đất khó khăn trong việc cất phương tiện vào nhà nên người dân ở đây phải gửi xe bên ngoài với giá 5 nghìn đồng/1 ngày.
Mặt đường cao bằng cổng ra vào nhà dân, thậm chí còn chắn hết toàn bộ lối đi buộc người dân phải làm thang mới chui được từ "lòng đất" lên phố.
Một cụ già di chuyển xuống "lòng đất" để vào nhà. Người dân sinh sống tại đây còn cho hay, họ lo sợ nhất khi mưa xuống, nếu không giải thoát nước kịp thời thì nhà của họ sẽ rất dễ bị nước nhấn chìm.
Một số ngôi nhà siêu mỏng vẫn cố gắng xây thêm tầng để vượt lên khỏi mặt đất dù diện tích có phần eo hẹp.
Bên cạnh những ngôi nhà "dưới lòng đất" thì dự án còn xuất hiện nhiều bất cập khác, điển hình là các vật liệu xây dựng được chất đống ngổn ngang, lộn xộn... gây cản trở đến việc đi lại của mọi người.
Theo quan sát của PV Kiến Thức, các công nhân tại đây vẫn gấp rút hoàn thiện dự án, phần vỉa hè đã được lát và hoàn thiện 90% nhưng do một số chỗ để trống cho việc trồng cây xanh nên vẫn còn lộn xộn.