Tối nay 1/3 (tức 14 tháng giêng âm lịch), theo lệ truyền thống sẽ là ngày lễ cầu an. Vào dịp này, nhiều đình chùa sẽ tổ chức khóa lễ để mọi người tới dâng hương, thành tâm lễ phật, cầu mong một năm bình an, hạnh phúc.Tại Hà Nội có nhiều điểm tổ chức lễ cầu an. Tuy nhiên, nổi tiếng và được cho rằng linh thiêng nhất là chùa Phúc Khánh.Vì thế, các ngày 14 tháng giêng hàng năm, nơi đây đón tiếp hàng nghìn người đến dự lễ. Trong ảnh, biển người đứng, ngồi chật kín một đoạn dài đường Tây Sơn, đoạn qua cầu vượt Ngã Tư Sở.Do quy mô chùa nhỏ, không có không gian rộng nên hầu hết người dân phải đứng ngoài đường. Trong ảnh, người dân ngồi tràn ra lòng đường để ngồi hoặc đứng, chắp tay hướng về phía Tam Bảo chùa Phúc Khánh.Năm nay, công an Quận Đống Đa đã huy động 13 đội nghiệp vụ, công an 16 phường với hơn 300 chiến sĩ, 100 bảo vệ dân phố được bố trí làm 3 vòng khép kín chốt chặn tại các điểm.Để đảm bảo ATGT, giúp các phương tiện đi lại thuận lợi, lực lượng CSCĐ, CSGT đã được phân bố chốt chặn tại các tuyến đường, ngã tư như Tây Sơn – Chùa Bộc, Tây Sơn – Láng - Ngã Tư Sở.Ai cũng nguyện cầu một năm mới an lành, gặp dữ hóa lành.Sau khi kết thúc đại lễ cầu an chùa Phúc Khánh, hàng nghìn người lại tiếp tục vừa cầm ghế, vừa cố nhoi lên để nhận lấy lộc chùa.Ai cũng mong co một phần lộc dù chỉ là quả chuối, gói bánh nhỏ.Khác với những khóa lễ cúng sao giải hạn chỉ dành cho những ai bị sao xấu chiếu mệnh, đại lễ cầu an dành cho tất cả mọi người. Vì thế, dịp này người dân thường đổ xô đi chùa nhiều hơn.Theo quan niệm của người dân, chỉ cần dâng lễ, sớ và kêu cầu, khấn phật trong ngày lễ cầu an thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào. Các chùa thường tổ chức lễ cầu an thành nhiều đợt, tuy nhiên, ngày 14 tháng giêng hàng năm là lễ cầu an lớn nhất.
Tối nay 1/3 (tức 14 tháng giêng âm lịch), theo lệ truyền thống sẽ là ngày lễ cầu an. Vào dịp này, nhiều đình chùa sẽ tổ chức khóa lễ để mọi người tới dâng hương, thành tâm lễ phật, cầu mong một năm bình an, hạnh phúc.Tại Hà Nội có nhiều điểm tổ chức lễ cầu an. Tuy nhiên, nổi tiếng và được cho rằng linh thiêng nhất là chùa Phúc Khánh.
Vì thế, các ngày 14 tháng giêng hàng năm, nơi đây đón tiếp hàng nghìn người đến dự lễ. Trong ảnh, biển người đứng, ngồi chật kín một đoạn dài đường Tây Sơn, đoạn qua cầu vượt Ngã Tư Sở.
Do quy mô chùa nhỏ, không có không gian rộng nên hầu hết người dân phải đứng ngoài đường. Trong ảnh, người dân ngồi tràn ra lòng đường để ngồi hoặc đứng, chắp tay hướng về phía Tam Bảo chùa Phúc Khánh.
Năm nay, công an Quận Đống Đa đã huy động 13 đội nghiệp vụ, công an 16 phường với hơn 300 chiến sĩ, 100 bảo vệ dân phố được bố trí làm 3 vòng khép kín chốt chặn tại các điểm.
Để đảm bảo ATGT, giúp các phương tiện đi lại thuận lợi, lực lượng CSCĐ, CSGT đã được phân bố chốt chặn tại các tuyến đường, ngã tư như Tây Sơn – Chùa Bộc, Tây Sơn – Láng - Ngã Tư Sở.
Ai cũng nguyện cầu một năm mới an lành, gặp dữ hóa lành.
Sau khi kết thúc đại lễ cầu an chùa Phúc Khánh, hàng nghìn người lại tiếp tục vừa cầm ghế, vừa cố nhoi lên để nhận lấy lộc chùa.
Ai cũng mong co một phần lộc dù chỉ là quả chuối, gói bánh nhỏ.
Khác với những khóa lễ cúng sao giải hạn chỉ dành cho những ai bị sao xấu chiếu mệnh, đại lễ cầu an dành cho tất cả mọi người. Vì thế, dịp này người dân thường đổ xô đi chùa nhiều hơn.
Theo quan niệm của người dân, chỉ cần dâng lễ, sớ và kêu cầu, khấn phật trong ngày lễ cầu an thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào. Các chùa thường tổ chức lễ cầu an thành nhiều đợt, tuy nhiên, ngày 14 tháng giêng hàng năm là lễ cầu an lớn nhất.