Vùng biển Bình Châu (huyện Bình Sơn), nơi ngư dân cùng cơ quan chức năng phát hiện nhiều tàu chở cổ vật chìm dưới đáy. Liên tục những năm 2012-2013, hàng trăm ngư dân làng chài Bình Châu đưa tàu, máy hút cát đổ xô ra biển trục vớt cổ vật trái phép. Ông Ngô Khối (ngụ xã Bình Châu) nhớ lại hơn 20 năm trước, trong lúc lặn hải sản, nhiều ngư dân lần đầu tiên phát hiện con tàu gỗ chứa nhiều cổ vật chìm dưới nước ở khu vực Hòn Nhàn cách bờ khoảng 150 m. Sau đó, họ lần lượt phát hiện tiếp tàu cổ chìm dưới rạn san hô ở Hòn Khô, đều ở vùng biển Bình Châu cách bờ khoảng 10 m.Cơ quan chức năng huy động lực lượng biên phòng, cảnh sát tăng cường tuần tra, tạm giữ ghe thúng cùng ống hút, dây hơi lặn của ngư dân trục vớt cổ vật trái phép.Tháng 5/2013, cơ quan chức năng đóng cọc cừ larsen làm đê vây, hút thổi cát khai quật cổ vật dưới đáy biển theo phương pháp như trên bờ, thu về gần 270 thùng (hàng nghìn cổ vật quý). Lộ diện trên nền cát đáy biển là con tàu gỗ gần như còn nguyên vẹn sau khoảng 700 năm đắm ở vùng biển Bình Châu. TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, khẳng định đây là lần đầu tiên ở châu Á, một con tàu cổ được phát hiện còn nguyên vẹn cụm bánh lái hiếm hoi. "Con tàu cổ này là tư liệu sinh động cho các nhà nghiên cứu lịch sử đóng tàu, giao lưu thương mại thế giới. "Nó bị chìm ở vùng biển này chứng tỏ năm xưa nơi đây là điểm giao thương sầm uất, giữ vai trò thương mại quan trọng của khu vực châu Á", TS Việt khẳng định. Kết quả đợt khai quật, các chuyên gia thu được hơn 5.000 cổ vật, trong đó có 42 độc bản quý hiếm. 5 năm trước, một nhà khoa học nước ngoài đã vẽ ra một bản đồ cho những con đường thương mại trên biển, trong đó có mũi tên hướng vào Quảng Ngãi.Gốm sứ bị nung chảy dính chặt vào nhau bên trong tàu cổ chìm. “Điều bất ngờ là một số tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu đều có vết tích cháy đen do hỏa hoạn gây ra. Có thể do các thủy thủ sơ ý hoặc do bị cướp biển tấn công”, ông Việt nhận định. Loại đĩa men ngọc màu xanh da táo trang trí nổi hình rồng mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 13, độc bản quý hiếm phát hiện trên tàu 700 tuổi.Quả cân đồng, độc bản quý hiếm tìm thấy trong tàu cổ chìm ở vùng biển Bình Châu. "Vì sao rất nhiều thuyền buồm bị chìm ở vùng biển Bình Châu vẫn còn là điều bí ẩn. Các chủ nhân của những con tàu cổ này thuộc quốc gia nào, chất liệu gỗ, kỹ thuật đóng tàu... đến nay đều còn là ẩn số, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã được", tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, nói.Hạt đá màu xanh trông giống viên ngọc, đồ trang sức duy nhất được tìm thấy trong con tàu cổ chìm ở vùng biển Bình Châu.Không chỉ phát hiện tàu chở gốm sứ cổ chìm đắm, nhiều ngư dân còn trục vớt được "kho tiền cổ", làm bằng đồng có lỗ vuông ở giữa và thuộc nhiều niên đại khác nhau, trên con tàu chìm ở vùng biển Bình Sơn.
Vùng biển Bình Châu (huyện Bình Sơn), nơi ngư dân cùng cơ quan chức năng phát hiện nhiều tàu chở cổ vật chìm dưới đáy. Liên tục những năm 2012-2013, hàng trăm ngư dân làng chài Bình Châu đưa tàu, máy hút cát đổ xô ra biển trục vớt cổ vật trái phép. Ông Ngô Khối (ngụ xã Bình Châu) nhớ lại hơn 20 năm trước, trong lúc lặn hải sản, nhiều ngư dân lần đầu tiên phát hiện con tàu gỗ chứa nhiều cổ vật chìm dưới nước ở khu vực Hòn Nhàn cách bờ khoảng 150 m. Sau đó, họ lần lượt phát hiện tiếp tàu cổ chìm dưới rạn san hô ở Hòn Khô, đều ở vùng biển Bình Châu cách bờ khoảng 10 m.
Cơ quan chức năng huy động lực lượng biên phòng, cảnh sát tăng cường tuần tra, tạm giữ ghe thúng cùng ống hút, dây hơi lặn của ngư dân trục vớt cổ vật trái phép.
Tháng 5/2013, cơ quan chức năng đóng cọc cừ larsen làm đê vây, hút thổi cát khai quật cổ vật dưới đáy biển theo phương pháp như trên bờ, thu về gần 270 thùng (hàng nghìn cổ vật quý). Lộ diện trên nền cát đáy biển là con tàu gỗ gần như còn nguyên vẹn sau khoảng 700 năm đắm ở vùng biển Bình Châu.
TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, khẳng định đây là lần đầu tiên ở châu Á, một con tàu cổ được phát hiện còn nguyên vẹn cụm bánh lái hiếm hoi. "Con tàu cổ này là tư liệu sinh động cho các nhà nghiên cứu lịch sử đóng tàu, giao lưu thương mại thế giới.
"Nó bị chìm ở vùng biển này chứng tỏ năm xưa nơi đây là điểm giao thương sầm uất, giữ vai trò thương mại quan trọng của khu vực châu Á", TS Việt khẳng định.
Kết quả đợt khai quật, các chuyên gia thu được hơn 5.000 cổ vật, trong đó có 42 độc bản quý hiếm. 5 năm trước, một nhà khoa học nước ngoài đã vẽ ra một bản đồ cho những con đường thương mại trên biển, trong đó có mũi tên hướng vào Quảng Ngãi.
Gốm sứ bị nung chảy dính chặt vào nhau bên trong tàu cổ chìm. “Điều bất ngờ là một số tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu đều có vết tích cháy đen do hỏa hoạn gây ra. Có thể do các thủy thủ sơ ý hoặc do bị cướp biển tấn công”, ông Việt nhận định.
Loại đĩa men ngọc màu xanh da táo trang trí nổi hình rồng mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 13, độc bản quý hiếm phát hiện trên tàu 700 tuổi.
Quả cân đồng, độc bản quý hiếm tìm thấy trong tàu cổ chìm ở vùng biển Bình Châu. "Vì sao rất nhiều thuyền buồm bị chìm ở vùng biển Bình Châu vẫn còn là điều bí ẩn. Các chủ nhân của những con tàu cổ này thuộc quốc gia nào, chất liệu gỗ, kỹ thuật đóng tàu... đến nay đều còn là ẩn số, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã được", tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, nói.
Hạt đá màu xanh trông giống viên ngọc, đồ trang sức duy nhất được tìm thấy trong con tàu cổ chìm ở vùng biển Bình Châu.
Không chỉ phát hiện tàu chở gốm sứ cổ chìm đắm, nhiều ngư dân còn trục vớt được "kho tiền cổ", làm bằng đồng có lỗ vuông ở giữa và thuộc nhiều niên đại khác nhau, trên con tàu chìm ở vùng biển Bình Sơn.