Nghề săn chuột đồng ở xã Phú Thanh (huyện Tân Phú, Đồng Nai) hình thành từ năm 1997 và phát triển cho đến ngày nay. Thợ săn kỳ cựu Lương Hoàng Minh (45 tuổi) cho biết, thoạt đầu đây chỉ là trừ chuột để bảo vệ mùa màng nhưng lâu dần trở thành nghề không thể bỏ. "Suốt 20 năm qua, ngày nào chúng tôi cũng rong ruổi khắp những cánh đồng lúa ở các huyện trong tỉnh hoặc xa hơn như Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước để bắt chuột", ông nói.Để bắt động vật gặm nhấm, thợ săn chuột đồng tự thiết kế những lồng nhỏ bằng lưới thép có hệ thống lò xo và lẫy sập cửa.Anh Lê Văn Bình, người có thâm niên 20 năm trong nghề, nói rằng thợ săn bắt đầu đặt bẫy từ 9h và thu lại vào 5h sáng ngày hôm sau.Vị trí đặt bẫy là giữa lối đi của chuột ở các bụi rậm. Bẫy phát huy tác dụng khi chuột chạy vào, đạp trúng lẫy làm lò xo kéo sập cửa. Do vậy, thợ săn không cần đặt mồi nhử.Mỗi ngày, một thợ đặt từ 200 đến 250 bẫy trên một diện tích rộng nên họ phải cuốn ngọn cỏ tại vị đặt để đánh dấu.Từ sáng sớm, nhóm của anh Huỳnh Tấn Châu (32 tuổi) qua sông để di chuyển đến các cánh đồng lúa của huyện Đức Linh (Bình Thuận) đặt bẫy trong khi nhiều người khác săn bắt tại huyện Tân Phú hoặc đi Lâm Đồng.Theo thợ săn, mỗi bẫy thường bắt được từ 1-2 con. Trường hợp đàn chuột đuổi nhau có thể "dính" 3 con một lồng.Ngoài chuột, các động vật như chim, ếch, rắn... cũng dính bẫy khi vô tình chui vào.Thợ săn Lương Văn Tiền cho biết, xã Phú Thanh hiện có gần chục người theo nghề săn chuột. "Nhiều người hành nghề và đánh bắt liên tục nhưng vẫn không trừ hết chuột. Mỗi ngày, một người có thể săn được từ 10 đến 15 kg", anh nói.Một thợ săn cho biết vào mùa mưa, thức ăn dồi dào nên chuột phát triển nhanh. Do vậy, mỗi ngày người đặt bẫy có thể bắt được 20-30 kg.Rong ruổi qua những cánh đồng, đến những nơi có cây bụi rậm rạp nên các "dũng sĩ diệt chuột" phải đối đầu các hiểm nguy. Anh Lê Văn Tâm từng phải nằm bệnh viện điều trị suốt 15 ngày do rắn hổ mèo phun nọc độc vào mắt khi đặt bẫy.Khi thợ săn kết thúc ngày làm việc, những thương lái trong vùng đến tận nhà mua chuột. Thịt chuột đồng trở thành món ngon nên các nhà hàng và người ăn nhậu ưa thích. Để có được hàng, họ phải gọi điện để đặt trước hoặc túc trực tại nhà các thợ săn.Để sở hữu 1 kg chuột sống, người mua phải bỏ ra số tiền 40.000 đồng. Trong ảnh, một thương lái trả 500.000 đồng cho thợ săn Lê Văn Tâm khi mua trên 12 kg hàng.Giờ phút nghỉ ngơi, nói chuyện vui cùng bạn bè, đồng nghiệp bên bờ sông sau khi thu bẫy của ông Lương Hoàng Minh. Thợ săn 45 tuổi này nói rằng nghề bắt chuột đồng giúp ông có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ nghề "bất đắc dĩ" này, ông có tiền xây nhà, nuôi 3 người con ăn học.
Nghề săn chuột đồng ở xã Phú Thanh (huyện Tân Phú, Đồng Nai) hình thành từ năm 1997 và phát triển cho đến ngày nay. Thợ săn kỳ cựu Lương Hoàng Minh (45 tuổi) cho biết, thoạt đầu đây chỉ là trừ chuột để bảo vệ mùa màng nhưng lâu dần trở thành nghề không thể bỏ. "Suốt 20 năm qua, ngày nào chúng tôi cũng rong ruổi khắp những cánh đồng lúa ở các huyện trong tỉnh hoặc xa hơn như Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước để bắt chuột", ông nói.
Để bắt động vật gặm nhấm, thợ săn chuột đồng tự thiết kế những lồng nhỏ bằng lưới thép có hệ thống lò xo và lẫy sập cửa.
Anh Lê Văn Bình, người có thâm niên 20 năm trong nghề, nói rằng thợ săn bắt đầu đặt bẫy từ 9h và thu lại vào 5h sáng ngày hôm sau.
Vị trí đặt bẫy là giữa lối đi của chuột ở các bụi rậm. Bẫy phát huy tác dụng khi chuột chạy vào, đạp trúng lẫy làm lò xo kéo sập cửa. Do vậy, thợ săn không cần đặt mồi nhử.
Mỗi ngày, một thợ đặt từ 200 đến 250 bẫy trên một diện tích rộng nên họ phải cuốn ngọn cỏ tại vị đặt để đánh dấu.
Từ sáng sớm, nhóm của anh Huỳnh Tấn Châu (32 tuổi) qua sông để di chuyển đến các cánh đồng lúa của huyện Đức Linh (Bình Thuận) đặt bẫy trong khi nhiều người khác săn bắt tại huyện Tân Phú hoặc đi Lâm Đồng.
Theo thợ săn, mỗi bẫy thường bắt được từ 1-2 con. Trường hợp đàn chuột đuổi nhau có thể "dính" 3 con một lồng.
Ngoài chuột, các động vật như chim, ếch, rắn... cũng dính bẫy khi vô tình chui vào.
Thợ săn Lương Văn Tiền cho biết, xã Phú Thanh hiện có gần chục người theo nghề săn chuột. "Nhiều người hành nghề và đánh bắt liên tục nhưng vẫn không trừ hết chuột. Mỗi ngày, một người có thể săn được từ 10 đến 15 kg", anh nói.
Một thợ săn cho biết vào mùa mưa, thức ăn dồi dào nên chuột phát triển nhanh. Do vậy, mỗi ngày người đặt bẫy có thể bắt được 20-30 kg.
Rong ruổi qua những cánh đồng, đến những nơi có cây bụi rậm rạp nên các "dũng sĩ diệt chuột" phải đối đầu các hiểm nguy. Anh Lê Văn Tâm từng phải nằm bệnh viện điều trị suốt 15 ngày do rắn hổ mèo phun nọc độc vào mắt khi đặt bẫy.
Khi thợ săn kết thúc ngày làm việc, những thương lái trong vùng đến tận nhà mua chuột. Thịt chuột đồng trở thành món ngon nên các nhà hàng và người ăn nhậu ưa thích. Để có được hàng, họ phải gọi điện để đặt trước hoặc túc trực tại nhà các thợ săn.
Để sở hữu 1 kg chuột sống, người mua phải bỏ ra số tiền 40.000 đồng. Trong ảnh, một thương lái trả 500.000 đồng cho thợ săn Lê Văn Tâm khi mua trên 12 kg hàng.
Giờ phút nghỉ ngơi, nói chuyện vui cùng bạn bè, đồng nghiệp bên bờ sông sau khi thu bẫy của ông Lương Hoàng Minh. Thợ săn 45 tuổi này nói rằng nghề bắt chuột đồng giúp ông có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Nhờ nghề "bất đắc dĩ" này, ông có tiền xây nhà, nuôi 3 người con ăn học.