Sự khắc khổ, trải đời in hằn lên gương mặt người đàn bà cửu vạn ở chợ Bến Thành (TP.HCM). Dù vậy bà vẫn vui theo một cách rất hào sảng, khác với những người mà người ta cho là thành công nhưng sống một cuộc đời máy móc. Người Sài Gòn luôn thật thà và lạc quan theo một cách rất "Sài Gòn". "Sài Gòn là nhà tao, cả cái Sài Gòn này là nhà tao đó", bà nói. Ảnh: Nguyễn Chánh Nhân."Tôi không biết từ khi nào, đã bao lâu, nhưng tôi chắc chắn rằng Sài Gòn đã và đang dung dưỡng, ấp ôm biết bao con người để thực hiện giấc mơ về hai chữ hạnh phúc. Khi đi xa, tôi hay nghĩ về Sài Gòn với tất cả niềm thương nhớ về những điều xưa cũ. Tuy ngày đây mai đó, nhưng những túp lều xanh đỏ đâu đó ở vỉa hè Sài Gòn của các chú hành nghề hớt tóc đã trở nên rất đỗi thân quen", tác giả Phong Vinh tâm sự. Ảnh: Phong Vinh.Nụ cười hiền lành của một người nông dân đang chăm sóc vườn bông cúc vàng tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Cứ mỗi độ xuân về, làng hoa lại tấp nập những chiếc ghe chở hoa đầy màu sắc. Đặc biệt nhất có lẽ là những chậu cúc mâm xôi ươm màu nắng. Sắc xuân nhuộm vàng nụ cười người nông dân miền sông nước. Cả mùa xuân cứ thế tràn về rực rỡ. Ảnh: Hà Hoàng Anh.Khoảnh khắc làm việc nguy hiểm nhưng đầy nghị lực và quyết tâm của người thợ dầu khí biển tại mỏ Bạch Hổ (Vũng Tàu). Ngành dầu khí đang tích cực đóng góp vào ngân sách phát triển đất nước cũng như giữ vững bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những người thợ nơi đây cũng đang nỗ lực hết mình vì dòng dầu cho Tổ quốc. Ảnh: Bùi Minh Trí.Dấu ấn Việt Nam không chỉ nằm ở vẻ đẹp của non sông gấm vóc, mà còn được thể hiện tại hải đảo xa xôi, nơi đêm ngày vẫn có những người lính hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong ảnh, người lính trẻ đứng gác trên nóc lô cốt tiền tiêu của đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, trong một buổi hoàng hôn đỏ rực, đôi mắt nhìn về phía tây. Nơi đó là đất liền, có gia đình, bè bạn của anh. Ảnh: Lê Việt Khánh.Nụ cười của một phụ nữ tại vùng phá Tam Giang (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế). Dù phải ngâm mình nhiều giờ liền dưới nước lợ để bắt dậm trìa mưu sinh, một công việc nhọc nhằn và cô độc, nụ cười, ánh mắt yêu đời vẫn thường trực trên khuôn mặt khắc khổ của những người phụ nữ nơi đây. Ảnh: Hải Long.Hình ảnh cụ già tóc bạc gần 90 tuổi sống tại tầng 2 căn nhà số 46 Tràng Tiền (Hà Nội) trong buổi lễ diễu binh ngày Quốc khánh 2/9. Cụ giống như một nhân chứng cho lịch sử của đất nước suốt 2 thế kỷ. Chúng ta không thể nào quên những hy sinh của biết bao thế hệ cho nền hòa bình độc lập như ngày nay. Hình ảnh người mẹ vỗ tay gợi nhớ đến khoảnh khắc mẹ tiễn con lên đường ra mặt trận, hay hình ảnh đoàn quân về tiếp quản thủ đô ngày nào, mang lại nhiều cảm xúc, niềm tự hào dân tộc cho mỗi người Việt Nam. Ảnh: Giang Trịnh.Trong chiều đông Hà Nội, hình ảnh hai ông bà đã ngoài 90 tuổi đang nhìn nhau tình cảm làm ấm lòng người. "Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội". Quả thực dù có ở bất cứ đâu, trong hay ngoài nước, những hình ảnh bình dị và sâu lắng về cuộc sống và con người Hà Nội luôn đọng lại trong tâm trí mỗi người Việt Nam. Trên mỗi góc phố, mỗi con đường, chúng ta đều có thể cảm nhận rõ rệt Hà Nội thật đẹp và yên bình. Ảnh: Giang Trịnh.Chiến tranh đã qua đi, nhưng những hậu quả đau thương vẫn còn trên mảnh đất này. Lê Minh Châu - nạn nhân chất độc màu da cam dioxin - được sinh ra tại Đồng Nai trong một gia đình chỉ có mình anh là người khuyết tật. Do dị tật bẩm sinh, các cơ teo lại, Châu phải tập đi bằng đầu gối. Mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày của anh chủ yếu dùng miệng. Dù vậy anh vẫn luôn lạc quan và có ý thức tự lập, kiên trì tập sử dụng miệng để cầm cọ vẽ. Hiện tại, Châu đã có một phòng tranh nhỏ tại quận 2, TP.HCM. Ảnh: Sơn Tùng.Cả cuộc đời gắn bó với đàn T’rưng, già Siu Chi - người dân tộc J’rai (làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) - được biết đến là người sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc truyền thống như cồng chiêng, đàn T'rưng, đàn goong… Là một người làm đàn và đánh đàn T’rưng trên 50 năm, khi được hỏi vể ước muốn, già Siu Chi bảo "phải kêu gọi thế hệ trẻ học đánh đàn T’tưng nhằm bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình, thế là già vui rồi". Ảnh: Lê Huy Hoàng.Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của một phụ nữ dân tộc Mông khi đang treo những bắp ngô vàng óng lên mái nhà. Bức ảnh thể hiện sự ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc vùng cao, qua đó cho thấy sự thay đổi và phát triển từng ngày ở vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Đức Tuệ.Khác với trẻ em thành phố thời đại công nghệ chỉ thích tivi, điện tử, smartphone, trẻ em vùng cao vẫn có những góc riêng để khám phá bằng những gì sẵn có. Những đứa bé tại bản Cát Cát (Sa Pa) đang nô đùa trong chiếc hộp trò chơi tự sáng tạo. Cuộc thi ảnh "Dấu ấn Việt Nam" sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 28/8, kết quả sẽ được công bố từ 2/9 đến 5/9. Mời bạn gửi ảnh tham gia tại đây. Ảnh: Tuan Ta.
Sự khắc khổ, trải đời in hằn lên gương mặt người đàn bà cửu vạn ở chợ Bến Thành (TP.HCM). Dù vậy bà vẫn vui theo một cách rất hào sảng, khác với những người mà người ta cho là thành công nhưng sống một cuộc đời máy móc. Người Sài Gòn luôn thật thà và lạc quan theo một cách rất "Sài Gòn". "Sài Gòn là nhà tao, cả cái Sài Gòn này là nhà tao đó", bà nói. Ảnh: Nguyễn Chánh Nhân.
"Tôi không biết từ khi nào, đã bao lâu, nhưng tôi chắc chắn rằng Sài Gòn đã và đang dung dưỡng, ấp ôm biết bao con người để thực hiện giấc mơ về hai chữ hạnh phúc. Khi đi xa, tôi hay nghĩ về Sài Gòn với tất cả niềm thương nhớ về những điều xưa cũ. Tuy ngày đây mai đó, nhưng những túp lều xanh đỏ đâu đó ở vỉa hè Sài Gòn của các chú hành nghề hớt tóc đã trở nên rất đỗi thân quen", tác giả Phong Vinh tâm sự. Ảnh: Phong Vinh.
Nụ cười hiền lành của một người nông dân đang chăm sóc vườn bông cúc vàng tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Cứ mỗi độ xuân về, làng hoa lại tấp nập những chiếc ghe chở hoa đầy màu sắc. Đặc biệt nhất có lẽ là những chậu cúc mâm xôi ươm màu nắng. Sắc xuân nhuộm vàng nụ cười người nông dân miền sông nước. Cả mùa xuân cứ thế tràn về rực rỡ. Ảnh: Hà Hoàng Anh.
Khoảnh khắc làm việc nguy hiểm nhưng đầy nghị lực và quyết tâm của người thợ dầu khí biển tại mỏ Bạch Hổ (Vũng Tàu). Ngành dầu khí đang tích cực đóng góp vào ngân sách phát triển đất nước cũng như giữ vững bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những người thợ nơi đây cũng đang nỗ lực hết mình vì dòng dầu cho Tổ quốc. Ảnh: Bùi Minh Trí.
Dấu ấn Việt Nam không chỉ nằm ở vẻ đẹp của non sông gấm vóc, mà còn được thể hiện tại hải đảo xa xôi, nơi đêm ngày vẫn có những người lính hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong ảnh, người lính trẻ đứng gác trên nóc lô cốt tiền tiêu của đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, trong một buổi hoàng hôn đỏ rực, đôi mắt nhìn về phía tây. Nơi đó là đất liền, có gia đình, bè bạn của anh. Ảnh: Lê Việt Khánh.
Nụ cười của một phụ nữ tại vùng phá Tam Giang (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế). Dù phải ngâm mình nhiều giờ liền dưới nước lợ để bắt dậm trìa mưu sinh, một công việc nhọc nhằn và cô độc, nụ cười, ánh mắt yêu đời vẫn thường trực trên khuôn mặt khắc khổ của những người phụ nữ nơi đây. Ảnh: Hải Long.
Hình ảnh cụ già tóc bạc gần 90 tuổi sống tại tầng 2 căn nhà số 46 Tràng Tiền (Hà Nội) trong buổi lễ diễu binh ngày Quốc khánh 2/9. Cụ giống như một nhân chứng cho lịch sử của đất nước suốt 2 thế kỷ. Chúng ta không thể nào quên những hy sinh của biết bao thế hệ cho nền hòa bình độc lập như ngày nay. Hình ảnh người mẹ vỗ tay gợi nhớ đến khoảnh khắc mẹ tiễn con lên đường ra mặt trận, hay hình ảnh đoàn quân về tiếp quản thủ đô ngày nào, mang lại nhiều cảm xúc, niềm tự hào dân tộc cho mỗi người Việt Nam. Ảnh: Giang Trịnh.
Trong chiều đông Hà Nội, hình ảnh hai ông bà đã ngoài 90 tuổi đang nhìn nhau tình cảm làm ấm lòng người. "Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội". Quả thực dù có ở bất cứ đâu, trong hay ngoài nước, những hình ảnh bình dị và sâu lắng về cuộc sống và con người Hà Nội luôn đọng lại trong tâm trí mỗi người Việt Nam. Trên mỗi góc phố, mỗi con đường, chúng ta đều có thể cảm nhận rõ rệt Hà Nội thật đẹp và yên bình. Ảnh: Giang Trịnh.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng những hậu quả đau thương vẫn còn trên mảnh đất này. Lê Minh Châu - nạn nhân chất độc màu da cam dioxin - được sinh ra tại Đồng Nai trong một gia đình chỉ có mình anh là người khuyết tật. Do dị tật bẩm sinh, các cơ teo lại, Châu phải tập đi bằng đầu gối. Mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày của anh chủ yếu dùng miệng. Dù vậy anh vẫn luôn lạc quan và có ý thức tự lập, kiên trì tập sử dụng miệng để cầm cọ vẽ. Hiện tại, Châu đã có một phòng tranh nhỏ tại quận 2, TP.HCM. Ảnh: Sơn Tùng.
Cả cuộc đời gắn bó với đàn T’rưng, già Siu Chi - người dân tộc J’rai (làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) - được biết đến là người sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc truyền thống như cồng chiêng, đàn T'rưng, đàn goong… Là một người làm đàn và đánh đàn T’rưng trên 50 năm, khi được hỏi vể ước muốn, già Siu Chi bảo "phải kêu gọi thế hệ trẻ học đánh đàn T’tưng nhằm bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình, thế là già vui rồi". Ảnh: Lê Huy Hoàng.
Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của một phụ nữ dân tộc Mông khi đang treo những bắp ngô vàng óng lên mái nhà. Bức ảnh thể hiện sự ấm no hạnh phúc của đồng bào dân tộc vùng cao, qua đó cho thấy sự thay đổi và phát triển từng ngày ở vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Đức Tuệ.
Khác với trẻ em thành phố thời đại công nghệ chỉ thích tivi, điện tử, smartphone, trẻ em vùng cao vẫn có những góc riêng để khám phá bằng những gì sẵn có. Những đứa bé tại bản Cát Cát (Sa Pa) đang nô đùa trong chiếc hộp trò chơi tự sáng tạo. Cuộc thi ảnh "Dấu ấn Việt Nam" sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 28/8, kết quả sẽ được công bố từ 2/9 đến 5/9. Mời bạn gửi ảnh tham gia tại đây. Ảnh: Tuan Ta.