Dù lũ rút hai ngày qua nhưng chiều 19/12 hàng nghìn hộ dân ở các địa phương Bình Định vẫn còn bị chia cắt. Họ phải dùng ghe chèo băng qua cánh đồng ngập nước mênh mông đi lại làm ăn, mua bán.Người dân ở thôn Kim Xuyên (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) lội bì bõm trong lũ ra tỉnh lộ 636B mua mì tôm ở tiệm tạp hóa về dự trữ trong những ngày ngập kéo dài.Tuyến đường vào thôn Kim Xuyên (xã Phước Hòa) vẫn còn ngập sâu trong lũ. Thống kê của huyện Tuy Phước, chiều 19/12 địa phương này vẫn còn gần 3.000 hộ dân bị cô lập, trong đó riêng xã Phước Hòa có số hộ dân ảnh hưởng nhiều nhất . Đợt mưa lũ lịch sử này cũng làm sập hoàn toàn 176 ngôi nhà; 130 m đê sông sạt lở, 130 m đê sông vỡ đứt... gây nguy hiểm cho nhiều khu dân cư.Cùng ngày, lũ vẫn ngập tràn lan ở trụ sở UBND xã Phước Hòa. Bà Võ Hồng Thắm, Phó chủ tịch UBND xã, cho hay địa phương vẫn còn 2.300 hộ dân với khoảng 7.000 nhân khẩu ở nhiều thôn trên địa bàn chịu cảnh ngập lụt. Học sinh các cấp của xã vẫn chưa thể đến lớp vì trường học ngổn ngang sau lũ lịch sử.Lực lượng thanh niên xung kích huyện Tuy Phước dùng xe tuk tuk chở nước uống đóng chai đến cứu trợ các khu dân cư. "Nhu cầu lương thực và nước uống của người dân hiện tại rất lớn", bà Thắm nói.Hình ảnh chiều 19/12 tại khu vực Gò Bồi (xã Phước Hòa).Tuyến tỉnh lộ 636B đi qua thôn Huỳnh Giảng (xã Phước Hòa).Vợ chồng ông Trần Kim Thành (ngụ thôn Kim Xuyên, xã Phước Hòa) dọn dẹp gạch, ngói vỡ bên căn nhà sập sau mưa lũ."Lũ dâng cao tràn về nhanh quá khiến gia đình tôi trở tay không kịp. Tối 16/12 cả nhà lo sợ không dám ngủ dõi theo mực nước lũ tràn vào nhà. Đến 2h sáng 17/12 thì nhà đổ sập rầm rầm. Vợ chồng tôi cùng con gái hốt hoảng chỉ kịp chạy thoát ra ngoài, leo lên chuồng trâu sau nhà tránh lũ", ông Thành thuật lại.Ông Nguyễn Thành Thăng (ngụ thôn Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa) lội bì bõm trong lũ dọn dẹp đất, đá dưới nền nhà bị lũ xói lở. "Ba ngày qua, hai vợ chồng và con trai phải qua nhà hàng xóm ngủ nhờ vì sợ nhà sập. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ chứng kiến đợt lũ nào khủng khiếp như vừa qua. Nước băng qua đường ào ào như thác đổ gây xói lở hỏng nặng móng nhà", ông Thăng nói.Lũ lịch sử tàn phá hơn 300 m đường tỉnh lộ DT 636B đoạn qua thôn Huỳnh Giảng (xã Phước Hòa). Bên cạnh huyện Tuy Phước, ngày 19/12, tại xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), nước lũ vẫn còn chia cắt rất nhiều khu dân cư. Hiện huyện Vĩnh Thạnh đang tập trung cứu trợ khẩn cấp cho gần 300 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu ở các làng O2, O3, O5, Kon Trú. Riêng làng O3, nước sông Côn vẫn chảy xiết khiến người dân không thể qua sông mua lương thực, thực phẩm.Chiều 19/12, công nhân ngành viễn thông và điện lực Bình Định về các địa phương giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm đóng điện, kết nối thông tin liên lạc thông suốt cho người dân sau đợt mưa lũ lịch sử.
Dù lũ rút hai ngày qua nhưng chiều 19/12 hàng nghìn hộ dân ở các địa phương Bình Định vẫn còn bị chia cắt. Họ phải dùng ghe chèo băng qua cánh đồng ngập nước mênh mông đi lại làm ăn, mua bán.
Người dân ở thôn Kim Xuyên (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) lội bì bõm trong lũ ra tỉnh lộ 636B mua mì tôm ở tiệm tạp hóa về dự trữ trong những ngày ngập kéo dài.
Tuyến đường vào thôn Kim Xuyên (xã Phước Hòa) vẫn còn ngập sâu trong lũ. Thống kê của huyện Tuy Phước, chiều 19/12 địa phương này vẫn còn gần 3.000 hộ dân bị cô lập, trong đó riêng xã Phước Hòa có số hộ dân ảnh hưởng nhiều nhất . Đợt mưa lũ lịch sử này cũng làm sập hoàn toàn 176 ngôi nhà; 130 m đê sông sạt lở, 130 m đê sông vỡ đứt... gây nguy hiểm cho nhiều khu dân cư.
Cùng ngày, lũ vẫn ngập tràn lan ở trụ sở UBND xã Phước Hòa. Bà Võ Hồng Thắm, Phó chủ tịch UBND xã, cho hay địa phương vẫn còn 2.300 hộ dân với khoảng 7.000 nhân khẩu ở nhiều thôn trên địa bàn chịu cảnh ngập lụt. Học sinh các cấp của xã vẫn chưa thể đến lớp vì trường học ngổn ngang sau lũ lịch sử.
Lực lượng thanh niên xung kích huyện Tuy Phước dùng xe tuk tuk chở nước uống đóng chai đến cứu trợ các khu dân cư. "Nhu cầu lương thực và nước uống của người dân hiện tại rất lớn", bà Thắm nói.
Hình ảnh chiều 19/12 tại khu vực Gò Bồi (xã Phước Hòa).
Tuyến tỉnh lộ 636B đi qua thôn Huỳnh Giảng (xã Phước Hòa).
Vợ chồng ông Trần Kim Thành (ngụ thôn Kim Xuyên, xã Phước Hòa) dọn dẹp gạch, ngói vỡ bên căn nhà sập sau mưa lũ.
"Lũ dâng cao tràn về nhanh quá khiến gia đình tôi trở tay không kịp. Tối 16/12 cả nhà lo sợ không dám ngủ dõi theo mực nước lũ tràn vào nhà. Đến 2h sáng 17/12 thì nhà đổ sập rầm rầm. Vợ chồng tôi cùng con gái hốt hoảng chỉ kịp chạy thoát ra ngoài, leo lên chuồng trâu sau nhà tránh lũ", ông Thành thuật lại.
Ông Nguyễn Thành Thăng (ngụ thôn Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa) lội bì bõm trong lũ dọn dẹp đất, đá dưới nền nhà bị lũ xói lở. "Ba ngày qua, hai vợ chồng và con trai phải qua nhà hàng xóm ngủ nhờ vì sợ nhà sập. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ chứng kiến đợt lũ nào khủng khiếp như vừa qua. Nước băng qua đường ào ào như thác đổ gây xói lở hỏng nặng móng nhà", ông Thăng nói.
Lũ lịch sử tàn phá hơn 300 m đường tỉnh lộ DT 636B đoạn qua thôn Huỳnh Giảng (xã Phước Hòa). Bên cạnh huyện Tuy Phước, ngày 19/12, tại xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), nước lũ vẫn còn chia cắt rất nhiều khu dân cư. Hiện huyện Vĩnh Thạnh đang tập trung cứu trợ khẩn cấp cho gần 300 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu ở các làng O2, O3, O5, Kon Trú. Riêng làng O3, nước sông Côn vẫn chảy xiết khiến người dân không thể qua sông mua lương thực, thực phẩm.
Chiều 19/12, công nhân ngành viễn thông và điện lực Bình Định về các địa phương giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm đóng điện, kết nối thông tin liên lạc thông suốt cho người dân sau đợt mưa lũ lịch sử.