An Giang là vùng đất miền Tây quen thuộc, nhưng vẫn luôn chứa đựng những điều bí ẩn hút hồn người. Nơi này vừa có sông nước mênh mông, lại cả núi non kỳ vĩ. An Giang nên thơ và hút chân du khách nhất vào mùa nước nổi (khoảng tháng 9-11).Nhưng dù đến đây vào mùa hè, chúng tôi chẳng thấy An Giang kém đẹp, kém hấp dẫn. Cái thú của những đứa ham khám phá như tôi đơn giản chỉ cần đôi chân được xê dịch đã là tuyệt rồi.Nơi người ta nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến vùng sông nước An Giang là rừng tràm Trà Sư. Khu rừng ngập nước là nơi sinh sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Những cánh bèo li ti phủ kín trên mặt nước tựa như một thảm cỏ mềm mượt có thể bước đi bên trên. Theo chiếc thuyền gỗ nhỏ, chúng tôi tiến vào trong cánh rừng xanh đầy mê hoặc.Những câu chuyện không đầu, không cuối từ người chèo thuyền khiến chúng tôi cười vang cả góc rừng. Nhưng đôi khi chẳng ai bảo ai, tất cả đều lặng im, để cảm nhận tiếng chim chóc đùa giỡn trên tán tràm, hay tiếng vọng cổ vọng lại từ đằng xa.Người An Giang luôn tự hào về mảnh đất của họ, với cánh đồng lúa phì nhiêu xen lẫn hàng thốt nốt cao vút. Đi dọc theo con đường đất nhỏ, những lo toan của bộn bề cuộc sống đều bị bỏ lại phía sau. Cảm giác được hít căng đầy lồng ngực thứ hương thơm của lúa mới, dưới ảnh hoàng hôn chiều tà, có lẽ sẽ chẳng có câu chữ hay tấm ảnh nào có thể miêu tả trọn vẹn.Điều kiện tự nhiên với địa hình sông nước của khu vực miền Tây cũng đem lại một nét văn hóa rất riêng biệt. Làng nổi Châu Đốc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Cuộc sống của cả gia đình 2-3 thế hệ được gói gọn trên chiếc bè quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước. Phương tiện di chuyển chủ yếu của họ là xuồng, ghe.Tiếp xúc với dân sông nước miền Tây, người ta dễ dàng cảm nhận được sự chất phác, thẳng thắn. Cuộc sống vốn chẳng hề dễ dàng hay đủ đầy, nhưng họ sống chậm, bằng lòng với hạnh phúc giản đơn.Chúng tôi ghé thăm Châu Đốc từ khi trời còn chưa sáng, với mong ước được một lần đón bình minh giữa sóng nước miền Tây. Chợ Châu Đốc tấp nập tiếng nói cười, trả giá của dân lao động từ rất sớm. Ở đây, người ta treo thứ hàng mình bán lên cầy sào để “bẹo hàng”, ai bán thứ gì thì “bẹo” thứ đó.Rời làng nổi, chúng tôi qua phà Châu Giang để tới làng Chăm, với những thánh đường Hồi giáo nổi tiếng. Nhà sàn nhỏ với phần cửa ra vào thấp hơn đầu người, hàm ý khách đến chơi nhà phải cúi đầu chào chủ nhà. Du khách còn có thể tận mắt theo dõi cách những người phụ nữ Chăm làm ra một sản phẩm dệt thổ cẩm Phum Xoài.Người Chăm An Giang chủ yếu theo đạo Hồi. Nam giới mặc xà rông, nữ giới mặc abaja và quấn khăn hijab. Một trong những điều răn của người theo đạo Hồi là phải hành hương tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam thường hành hương đến thánh đường lớn nhất nhì An Giang - Masjid Jamiul Azhar.Chúng tôi rời An Giang để trở về cuộc sống hối hả, mang về ký ức của một buổi chiều chạy xe đuổi theo ánh mặt trời đang lặn dần trên kênh Trà Sư, chút hương vị của món dân dã trên chợ Châu Đốc. Chuyến đi này giống như một chén rượu cay nồng, dù có ngon đến mấy cũng không nỡ uống cạn, chỉ dám nhâm nhi và ước sao khoảnh khắc đó có thể dừng lại.Chúng tôi để lại dấu chân của tuổi trẻ nơi mảnh đất An Giang với nhiều cung bậc cảm xúc. Vẻ đẹp mê hồn của đất mẹ lại khiến những đôi chân không biết mỏi khao khát được khám phá đất nước hình chữ S. Việt Nam của mình đẹp lắm, đi đâu xa xôi làm gì.
An Giang là vùng đất miền Tây quen thuộc, nhưng vẫn luôn chứa đựng những điều bí ẩn hút hồn người. Nơi này vừa có sông nước mênh mông, lại cả núi non kỳ vĩ. An Giang nên thơ và hút chân du khách nhất vào mùa nước nổi (khoảng tháng 9-11).
Nhưng dù đến đây vào mùa hè, chúng tôi chẳng thấy An Giang kém đẹp, kém hấp dẫn. Cái thú của những đứa ham khám phá như tôi đơn giản chỉ cần đôi chân được xê dịch đã là tuyệt rồi.
Nơi người ta nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến vùng sông nước An Giang là rừng tràm Trà Sư. Khu rừng ngập nước là nơi sinh sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Những cánh bèo li ti phủ kín trên mặt nước tựa như một thảm cỏ mềm mượt có thể bước đi bên trên. Theo chiếc thuyền gỗ nhỏ, chúng tôi tiến vào trong cánh rừng xanh đầy mê hoặc.
Những câu chuyện không đầu, không cuối từ người chèo thuyền khiến chúng tôi cười vang cả góc rừng. Nhưng đôi khi chẳng ai bảo ai, tất cả đều lặng im, để cảm nhận tiếng chim chóc đùa giỡn trên tán tràm, hay tiếng vọng cổ vọng lại từ đằng xa.
Người An Giang luôn tự hào về mảnh đất của họ, với cánh đồng lúa phì nhiêu xen lẫn hàng thốt nốt cao vút. Đi dọc theo con đường đất nhỏ, những lo toan của bộn bề cuộc sống đều bị bỏ lại phía sau. Cảm giác được hít căng đầy lồng ngực thứ hương thơm của lúa mới, dưới ảnh hoàng hôn chiều tà, có lẽ sẽ chẳng có câu chữ hay tấm ảnh nào có thể miêu tả trọn vẹn.
Điều kiện tự nhiên với địa hình sông nước của khu vực miền Tây cũng đem lại một nét văn hóa rất riêng biệt. Làng nổi Châu Đốc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Cuộc sống của cả gia đình 2-3 thế hệ được gói gọn trên chiếc bè quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước. Phương tiện di chuyển chủ yếu của họ là xuồng, ghe.
Tiếp xúc với dân sông nước miền Tây, người ta dễ dàng cảm nhận được sự chất phác, thẳng thắn. Cuộc sống vốn chẳng hề dễ dàng hay đủ đầy, nhưng họ sống chậm, bằng lòng với hạnh phúc giản đơn.
Chúng tôi ghé thăm Châu Đốc từ khi trời còn chưa sáng, với mong ước được một lần đón bình minh giữa sóng nước miền Tây. Chợ Châu Đốc tấp nập tiếng nói cười, trả giá của dân lao động từ rất sớm. Ở đây, người ta treo thứ hàng mình bán lên cầy sào để “bẹo hàng”, ai bán thứ gì thì “bẹo” thứ đó.
Rời làng nổi, chúng tôi qua phà Châu Giang để tới làng Chăm, với những thánh đường Hồi giáo nổi tiếng. Nhà sàn nhỏ với phần cửa ra vào thấp hơn đầu người, hàm ý khách đến chơi nhà phải cúi đầu chào chủ nhà. Du khách còn có thể tận mắt theo dõi cách những người phụ nữ Chăm làm ra một sản phẩm dệt thổ cẩm Phum Xoài.
Người Chăm An Giang chủ yếu theo đạo Hồi. Nam giới mặc xà rông, nữ giới mặc abaja và quấn khăn hijab. Một trong những điều răn của người theo đạo Hồi là phải hành hương tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam thường hành hương đến thánh đường lớn nhất nhì An Giang - Masjid Jamiul Azhar.
Chúng tôi rời An Giang để trở về cuộc sống hối hả, mang về ký ức của một buổi chiều chạy xe đuổi theo ánh mặt trời đang lặn dần trên kênh Trà Sư, chút hương vị của món dân dã trên chợ Châu Đốc. Chuyến đi này giống như một chén rượu cay nồng, dù có ngon đến mấy cũng không nỡ uống cạn, chỉ dám nhâm nhi và ước sao khoảnh khắc đó có thể dừng lại.
Chúng tôi để lại dấu chân của tuổi trẻ nơi mảnh đất An Giang với nhiều cung bậc cảm xúc. Vẻ đẹp mê hồn của đất mẹ lại khiến những đôi chân không biết mỏi khao khát được khám phá đất nước hình chữ S. Việt Nam của mình đẹp lắm, đi đâu xa xôi làm gì.