Ngày 10/2 (tức 14 tháng giêng Âm Lịch), nằm trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc 2017, hội thi bánh chưng, bánh giầy đã diễn ra trong không khí sôi nổi mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc.Bánh chưng, bánh giầy có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt có từ thời Hùng Vương thứ 6, gắn liền với câu chuyện về hoàng tử Lang Liêu. Bánh chưng hình vuông màu xanh, tượng trương cho trái đất. Bánh giầy hình tròn màu trắng tượng trưng cho trời. Bánh chưng - bánh giầy thể hiện, triết lý âm dương. Bánh chưng dành cho mẹ, bánh giầy dành cho cha. Bánh chưng, bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên.Từ năm 2013 đến nay, Hội thi bánh chưng, bánh giầy trong lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức mỗi năm một lần vào hội tháng Giêng, mục đích thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với thánh, phật. Bánh đạt giải trong hội thi sẽ dùng để dâng lên Đức thánh Trần, Đức Nguyễn Trãi. Bánh chay được dâng lên đức phật ở chùa Côn Sơn và làm vật phẩm để tế trời đất núi Ngũ Nhạc.Hội thi có sự tham dự của nghệ nhân đến từ các đội của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hải Dương. Trong một khoảng thời gian rất ngắn: khoảng 5 phút gói bánh chưng, 20 phút nấu xôi và giã bánh giầy, các đội đều hoàn thành phần thi của mình.Các đội nổi lửa nấu xôi để giã bánh giầy.Trong khi các nghệ nhân nổi lửa đồ xôi, những tiếng cổ vũ của các cổ động viên khiến không khí thêm sôi động.Các nghệ nhân thêm phấn khích.Một nghệ nhân lấy tay lau mắt do nhiều khói.Sau khi đồ xôi xong, xôi sẽ được mang ra để các nghệ nhân thực hiện giã bánh.Đông đảo du khách tham gia cổ vũ cho các nghệ nhân.Thành quả là những chiếc bánh giầy thơm ngon được đặt lên bàn để Ban giám khảo chấm điểm.
Ngày 10/2 (tức 14 tháng giêng Âm Lịch), nằm trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc 2017, hội thi bánh chưng, bánh giầy đã diễn ra trong không khí sôi nổi mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc.
Bánh chưng, bánh giầy có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt có từ thời Hùng Vương thứ 6, gắn liền với câu chuyện về hoàng tử Lang Liêu. Bánh chưng hình vuông màu xanh, tượng trương cho trái đất. Bánh giầy hình tròn màu trắng tượng trưng cho trời. Bánh chưng - bánh giầy thể hiện, triết lý âm dương. Bánh chưng dành cho mẹ, bánh giầy dành cho cha. Bánh chưng, bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên.
Từ năm 2013 đến nay, Hội thi bánh chưng, bánh giầy trong lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức mỗi năm một lần vào hội tháng Giêng, mục đích thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với thánh, phật. Bánh đạt giải trong hội thi sẽ dùng để dâng lên Đức thánh Trần, Đức Nguyễn Trãi. Bánh chay được dâng lên đức phật ở chùa Côn Sơn và làm vật phẩm để tế trời đất núi Ngũ Nhạc.
Hội thi có sự tham dự của nghệ nhân đến từ các đội của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hải Dương. Trong một khoảng thời gian rất ngắn: khoảng 5 phút gói bánh chưng, 20 phút nấu xôi và giã bánh giầy, các đội đều hoàn thành phần thi của mình.
Các đội nổi lửa nấu xôi để giã bánh giầy.
Trong khi các nghệ nhân nổi lửa đồ xôi, những tiếng cổ vũ của các cổ động viên khiến không khí thêm sôi động.
Các nghệ nhân thêm phấn khích.
Một nghệ nhân lấy tay lau mắt do nhiều khói.
Sau khi đồ xôi xong, xôi sẽ được mang ra để các nghệ nhân thực hiện giã bánh.
Đông đảo du khách tham gia cổ vũ cho các nghệ nhân.
Thành quả là những chiếc bánh giầy thơm ngon được đặt lên bàn để Ban giám khảo chấm điểm.