Ngày 8/11, những cây xanh cuối cùng trên đường Kim Mã đã được di dời thành công, trả mặt bằng cho đơn vị thi công trình đường sắt đô thị tuyến Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh hơn 100 cây cổ thụ trên đường Kim Mã được di dời thành công về vườn ươm tại xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội).Hơn 100 cây xanh, trong đó có 34 cây xà cừ cổ thụ Kim Mã đã được di dời về vườn ươm tại xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội). Tại đây các chuyên gia của công ty Beepro (đơn vị thực hiện việc di dời và chăm sóc cây xanh trên phố Kim Mã) đã sử dụng những phương pháp thảo dược truyền thống gồm nhiều bài thuốc quý kết hợp cùng sự tiến bộ của kỹ thuật vi sinh và hoá chất để giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh. Tuy nhiên đại diện Beepro không tiết lộ thảo dược cụ thể là những chất gì vì đó là bí quyết riêng. Với phương pháp chăm sóc cây đặc biệt bằng thảo dược và các bài thuốc quý, tỉ lệ cây sống sót sau khi di dời lên tới 100%.Ông Trần Nam Mừng, Phó tổng giám đốc Công ty Beepro cho biết, mặc dù việc di dời cây ban đầu gặp nhiều khó khăn cả về thời tiết lẫn địa thế trồng cây thế nhưng đến nay sau khi đánh chuyển và chăm sóc thành công, tỉ lệ sống sót của các cây lên đến 100%, vượt xa so với dự kiến ban đầu. Ảnh công nhân chuyên về việc tưới, kiểm tra bọc thân vỏ và 2 kỹ thuật viên chỉ đạo chung thường trực chăm sóc cây.Vị đại diện này cho biết, tại những vị trí đầu cành, vị trí cắt tán trên thân cây đều được trát xi măng trộn cùng với dược liệu chống nấm mối, vừa giúp vết thương mau lành. Sau một thời gian chăm sóc cây sẽ đâm chồi, đẩy những mảng xi măng này ra ngoài hoặc mọc chùm qua. Bộ rễ của cây cũng được cắt tỉa lại những đoạn rễ bị dập, vỡ."Sau khi di dời, cây sẽ không còn tán để bảo vệ khỏi tia bức xạ mặt trời, bộ rễ chưa phát triển cũng khiến việc hút nước bị hạn chế. Chúng tôi phải sử dụng rơm, bao tải bọc quanh để tránh ánh nắng, giúp giữ nước và giảm thiểu sự thoát nước từ thân cây", ông Mừng cho biết thêm. Ảnh Thân cây được bọc bằng rơm và bao tải để tránh ánh sáng mặt trời cũng như giữ nước giúp cây phát triển.Lý giải về việc thay đổi địa điểm vườn ươm từ Văn Giang (Hưng Yên) về xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội), ông Mừng cho biết: "Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy vườn ươm tại xã Văn Giang có thảm thực vật mỏng, mật độ vi sinh trong đất kém và độ pH cao, không phù hợp để chăm sóc cây. Do đó chúng tôi quyết định di dời cây Kim Mã về xã Đa Tốn, nơi trước đây từng là vườn táo nay được phá bỏ để làm vườn ươm cây Kim Mã. Một vườn cây đang phát triển tốt, có nghĩa là nơi đó mật độ vi sinh và độ pH phù hợp cho việc phục hồi của rễ cây." Ảnh ại nhiều vị trí đầu cành, cắt tán được bịt bằng xi măng cùng nhiều loại thuốc đặc biệt giúp cây phát triển tốt , tránh nấm mối.Ảnh nhiều thân cây đã bắt đầu đâm chồi, ra lá mới.Theo ông Trần Nam Mừng, với tiến độ phục hồi nhanh chóng, chỉ từ 2 tới 3 tháng nữa cây sẽ bắt đầu cho ra tán và phát triển tốt.Hơn 100 cây xanh này sau một năm ươm trồng và chăm sóc sẽ được trả lại cho UBND TP Hà Nội để tiếp tục tái sử dụng tại những tuyến phố mới.
Ngày 8/11, những cây xanh cuối cùng trên đường Kim Mã đã được di dời thành công, trả mặt bằng cho đơn vị thi công trình đường sắt đô thị tuyến Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh hơn 100 cây cổ thụ trên đường Kim Mã được di dời thành công về vườn ươm tại xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội).
Hơn 100 cây xanh, trong đó có 34 cây xà cừ cổ thụ Kim Mã đã được di dời về vườn ươm tại xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội). Tại đây các chuyên gia của công ty Beepro (đơn vị thực hiện việc di dời và chăm sóc cây xanh trên phố Kim Mã) đã sử dụng những phương pháp thảo dược truyền thống gồm nhiều bài thuốc quý kết hợp cùng sự tiến bộ của kỹ thuật vi sinh và hoá chất để giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh. Tuy nhiên đại diện Beepro không tiết lộ thảo dược cụ thể là những chất gì vì đó là bí quyết riêng. Với phương pháp chăm sóc cây đặc biệt bằng thảo dược và các bài thuốc quý, tỉ lệ cây sống sót sau khi di dời lên tới 100%.
Ông Trần Nam Mừng, Phó tổng giám đốc Công ty Beepro cho biết, mặc dù việc di dời cây ban đầu gặp nhiều khó khăn cả về thời tiết lẫn địa thế trồng cây thế nhưng đến nay sau khi đánh chuyển và chăm sóc thành công, tỉ lệ sống sót của các cây lên đến 100%, vượt xa so với dự kiến ban đầu. Ảnh công nhân chuyên về việc tưới, kiểm tra bọc thân vỏ và 2 kỹ thuật viên chỉ đạo chung thường trực chăm sóc cây.
Vị đại diện này cho biết, tại những vị trí đầu cành, vị trí cắt tán trên thân cây đều được trát xi măng trộn cùng với dược liệu chống nấm mối, vừa giúp vết thương mau lành. Sau một thời gian chăm sóc cây sẽ đâm chồi, đẩy những mảng xi măng này ra ngoài hoặc mọc chùm qua. Bộ rễ của cây cũng được cắt tỉa lại những đoạn rễ bị dập, vỡ.
"Sau khi di dời, cây sẽ không còn tán để bảo vệ khỏi tia bức xạ mặt trời, bộ rễ chưa phát triển cũng khiến việc hút nước bị hạn chế. Chúng tôi phải sử dụng rơm, bao tải bọc quanh để tránh ánh nắng, giúp giữ nước và giảm thiểu sự thoát nước từ thân cây", ông Mừng cho biết thêm. Ảnh Thân cây được bọc bằng rơm và bao tải để tránh ánh sáng mặt trời cũng như giữ nước giúp cây phát triển.
Lý giải về việc thay đổi địa điểm vườn ươm từ Văn Giang (Hưng Yên) về xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội), ông Mừng cho biết: "Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy vườn ươm tại xã Văn Giang có thảm thực vật mỏng, mật độ vi sinh trong đất kém và độ pH cao, không phù hợp để chăm sóc cây. Do đó chúng tôi quyết định di dời cây Kim Mã về xã Đa Tốn, nơi trước đây từng là vườn táo nay được phá bỏ để làm vườn ươm cây Kim Mã. Một vườn cây đang phát triển tốt, có nghĩa là nơi đó mật độ vi sinh và độ pH phù hợp cho việc phục hồi của rễ cây." Ảnh ại nhiều vị trí đầu cành, cắt tán được bịt bằng xi măng cùng nhiều loại thuốc đặc biệt giúp cây phát triển tốt , tránh nấm mối.
Ảnh nhiều thân cây đã bắt đầu đâm chồi, ra lá mới.
Theo ông Trần Nam Mừng, với tiến độ phục hồi nhanh chóng, chỉ từ 2 tới 3 tháng nữa cây sẽ bắt đầu cho ra tán và phát triển tốt.
Hơn 100 cây xanh này sau một năm ươm trồng và chăm sóc sẽ được trả lại cho UBND TP Hà Nội để tiếp tục tái sử dụng tại những tuyến phố mới.