Người dân xã Yăng Ré, huyện Krông Bông, thường chăn thả gia súc trên quốc lộ 27 gây mất an toàn tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên.Dọc hai bên quốc lộ dài khoảng 5 km là cả chục trang trại chăn nuôi với quy mô hàng nghìn con. Trước tình hình này, lực lượng cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đắk Lắk) phải liên tục tuần tra, tuyên truyền nhắc nhở người dân cần lùa bò đi sát lề đường quốc lộ. Thiếu tá Bạch Văn Tuấn, Đội phó Đội tuần tra Kiểm soát số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Đắk Lắk, cho biết hàng ngày người dân thả bò vào rừng kiếm ăn kéo dài từ 7 đến 8h, chiều lùa bò về trang trại từ 16 đến 17h.Theo ông Tuấn, đàn gia súc đi trên quốc lộ 27 vào thời gian cao điểm có mật độ phương tiện, người qua lại đông đúc nên nguy cơ gây mất an toàn giao thông qua khu vực này là rất lớn. "Nhiều hôm chở khách từ TP Buôn Ma Thuột về huyện Lắk vào sáng sớm hay chiều tối thì đành phải chờ cho bò đi qua quãng đường xa mới dám đi tiếp, tránh nguy hiểm", anh Phùng Văn Sang, tài xế xe buýt Công ty CP Vận tải ô tô Đắk Lắk nói.Cảnh sát giao thông dùng dùi cui đón đầu những chú bò nghịch ngợm đi vào sát lòng đường.Khi nghe tiếng còi inh ỏi từ ôtô, xe máy, nhiều con hoảng sợ tháo chạy, tung chân phóng đột ngột từ bên lề ra giữa lòng đường quốc lộ 27 dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.Trước tình hình người dân thả rông gia súc nguy hiểm, ngành giao thông tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân khi lùa bò lên rừng kiếm ăn phải cho đi sát lề đường, phân công lực lượng cảnh sát cảnh giới, ra hiệu điều tiết giao thông cho các phương tiện đi lại trên quốc lộ 27 nhằm đề phòng gia súc chạy nhảy gây tai nạn giao thông.
Người dân xã Yăng Ré, huyện Krông Bông, thường chăn thả gia súc trên quốc lộ 27 gây mất an toàn tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên.
Dọc hai bên quốc lộ dài khoảng 5 km là cả chục trang trại chăn nuôi với quy mô hàng nghìn con.
Trước tình hình này, lực lượng cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đắk Lắk) phải liên tục tuần tra, tuyên truyền nhắc nhở người dân cần lùa bò đi sát lề đường quốc lộ.
Thiếu tá Bạch Văn Tuấn, Đội phó Đội tuần tra Kiểm soát số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Đắk Lắk, cho biết hàng ngày người dân thả bò vào rừng kiếm ăn kéo dài từ 7 đến 8h, chiều lùa bò về trang trại từ 16 đến 17h.
Theo ông Tuấn, đàn gia súc đi trên quốc lộ 27 vào thời gian cao điểm có mật độ phương tiện, người qua lại đông đúc nên nguy cơ gây mất an toàn giao thông qua khu vực này là rất lớn.
"Nhiều hôm chở khách từ TP Buôn Ma Thuột về huyện Lắk vào sáng sớm hay chiều tối thì đành phải chờ cho bò đi qua quãng đường xa mới dám đi tiếp, tránh nguy hiểm", anh Phùng Văn Sang, tài xế xe buýt Công ty CP Vận tải ô tô Đắk Lắk nói.
Cảnh sát giao thông dùng dùi cui đón đầu những chú bò nghịch ngợm đi vào sát lòng đường.
Khi nghe tiếng còi inh ỏi từ ôtô, xe máy, nhiều con hoảng sợ tháo chạy, tung chân phóng đột ngột từ bên lề ra giữa lòng đường quốc lộ 27 dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trước tình hình người dân thả rông gia súc nguy hiểm, ngành giao thông tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân khi lùa bò lên rừng kiếm ăn phải cho đi sát lề đường, phân công lực lượng cảnh sát cảnh giới, ra hiệu điều tiết giao thông cho các phương tiện đi lại trên quốc lộ 27 nhằm đề phòng gia súc chạy nhảy gây tai nạn giao thông.