Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM): “Chưa có giai đoạn nào như giai đoạn dịch bệnh vừa qua, Bộ Y tế rất vất vả, không chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo về pháp lý, hướng dẫn cho các địa phương mà thực sự Bộ Y tế cũng đã vào cuộc”; “Chúng ta cho rằng COVID-19 thì nhà nước, ngân sách lo nhưng phân công giữa ngân sách và bảo hiểm chưa có rõ ràng. Vì vậy, bệnh viện rất khó khăn trong việc thanh toán. Đồng thời, đôi khi chúng ta bỏ quên lực lượng y tế tư nhân, hệ thống y tế tư nhân chưa được huy động kịp thời, chưa có được những cơ chế để tham gia phòng chống dịch". Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: “Lần đầu tiên, Tổng bí thư 2 lần có lời kêu gọi cùng chống dịch, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Lần đầu tiên biến chủng Delta với tốc độ lây lan cực nhanh và phức tạp xuất hiện. Lần đầu tiên chiến dịch tiêm chủng toàn quốc lớn nhất được thực hiện và cũng lần đầu tiên, quân đội có cuộc điều quân lớn chưa từng có”. Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam): “Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 không phải là một quy trình chuẩn tắc mà là một hành trình đầy thách thức, khắc liệt và khó lường. Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 dù khắc nghiệt đến đâu và gây tổn thất đến mức nào cũng không làm cho đất nước chúng ta bị tê liệt, chia rẽ”. Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): “Dành một ngày Quốc tang cho 22.500 người đã mất trong thời gian qua cũng là để nhắc nhở chúng ta, những người đang sống tuyệt đối không được lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19, để chúng ta đồng lòng hơn, quyết tâm hơn trong công cuộc chống lại đại dịch cam go và ác liệt. Rất mong Chính phủ sớm lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức Quốc tang cho những nạn nhân đã mất trong dịch COVID-19”. Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang): “Qua đợt dịch COVID-19, chúng ta thấy truyền thống đoàn kết, tinh thần sẻ chia, tình đồng bào lại được phát huy, những tấm gương cán bộ ngành y tế, chiến sĩ quân đội công an không ngại vất vả, hiểm nguy quên mình trong thực thi nhiệm vụ. Hình ảnh các tầng lớp nhân dân nhường cơm, sẻ áo, ủng hộ đồng bào vùng dịch đã làm xúc động nhân dân cả nước”. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận): “Ngành y tế không ngại khó khăn, hiểm nguy, luôn đi đầu trong phòng, chống dịch đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch”. Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum): “Hàng trăm, hàng nghìn lao động nhập cư trở về quê hương vì không chịu nổi áp lực, khó khăn do cuộc sống và tác động của đại dịch mặc dù chính quyền đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ. Các mệnh lệnh hành chính, các điểm chốt chặn, những quy định, điều kiện đi lại, quy định về điều kiện trở về… đã không ngăn được bởi nhu cầu trở về quê hương là chính đáng. Trong khi đó, các chủ thể khác của xã hội đã sớm nắm bắt nhu cầu này và chung tay giúp đỡ để người dân trở về quê hương. Cần thiết phải tổ chức và thiết lập một cơ chế hành động, thiết chế hành lang kết nối chính quyền với các chủ thể khác trong xã hội để các nguồn lực này được phát huy tốt hơn, có tổ chức hơn”. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk): “Chính phủ cần có chính sách khuyến khích hơn nữa về vật chất, tinh thần, khen thưởng, ghi công đối với các y bác sĩ, nhân viên y tế, những chiến sĩ áo trắng, cán bộ chiến sĩ quân đội, công an phải xa gia đình trong thời gian dài, chấp nhận hy sinh, kiên cường bám trụ, bất chấp hiểm nguy, chiến đấu quên mình vì sức khỏe, tính mạng của người dân. Có người đã vĩnh viễn ra đi”. Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội): “Tôi đề nghị Quốc hội ghi nhận, tri ân các tầng lớp nhân dân và quyết định viết hoa hai chữ “Đồng bào” như Quốc hội ta đã từng viết hoa hai chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp năm 2013 để tôn vinh ý chí quật cường, tinh thần yêu nước, ý thức giống nòi, tình tương thân, tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi đất nước ta lâm vào cảnh hoạn nạn, khó khăn”. Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai): “Hàng vạn bác sĩ, nhân viên y tế không quản hy sinh gian khổ, đã và đang ngày đêm xông pha nơi tuyến đầu chống dịch, điều trị, chăm sóc cho đồng bào, đồng chí. Những hy sinh, cống hiến đó, Nhân dân mãi khắc ghi…”. Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị): “ Lịch sử sẽ còn nhắc nhớ đến đại dịch COVID-19 như một chương không thể nào quên với tất cả thương đau nhưng cũng tỏa sáng tinh thần trách nhiệm vì dân, chói sáng sự tử tế, đức hy sinh, tình thương yêu bác ái của con người”. Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TPHCM): “Chưa thấy giải pháp thấy thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức của các bộ ngành, địa phương, nhất là các đơn vị tham mưu, để thấy được trách nhiệm của các cơ quan này trong việc tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn. Không phải cứ khó thì về địa phương, dễ và đúng quy định thì Trung ương làm. Với những việc mà địa phương cần xin ý kiến trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng”, cần cơ chế cho sự đột phá”. Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): “Đại dịch đã khiến bộc lộ chất lượng yếu kém của một bộ phận cán bộ chủ chốt, từ nhận thức đến hành vi không chuẩn dẫn đến ứng xử vừa không đúng về pháp luật, vừa không đúng về đạo lý với nhân dân. Đề nghị cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương có cán bộ sai phạm phải xử lý nghiêm cho dân biết”>>> Mời độc giả xem thêm video WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn:THĐT
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM): “Chưa có giai đoạn nào như giai đoạn dịch bệnh vừa qua, Bộ Y tế rất vất vả, không chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo về pháp lý, hướng dẫn cho các địa phương mà thực sự Bộ Y tế cũng đã vào cuộc”; “Chúng ta cho rằng COVID-19 thì nhà nước, ngân sách lo nhưng phân công giữa ngân sách và bảo hiểm chưa có rõ ràng. Vì vậy, bệnh viện rất khó khăn trong việc thanh toán. Đồng thời, đôi khi chúng ta bỏ quên lực lượng y tế tư nhân, hệ thống y tế tư nhân chưa được huy động kịp thời, chưa có được những cơ chế để tham gia phòng chống dịch".
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: “Lần đầu tiên, Tổng bí thư 2 lần có lời kêu gọi cùng chống dịch, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Lần đầu tiên biến chủng Delta với tốc độ lây lan cực nhanh và phức tạp xuất hiện. Lần đầu tiên chiến dịch tiêm chủng toàn quốc lớn nhất được thực hiện và cũng lần đầu tiên, quân đội có cuộc điều quân lớn chưa từng có”.
Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam): “Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 không phải là một quy trình chuẩn tắc mà là một hành trình đầy thách thức, khắc liệt và khó lường. Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 dù khắc nghiệt đến đâu và gây tổn thất đến mức nào cũng không làm cho đất nước chúng ta bị tê liệt, chia rẽ”.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): “Dành một ngày Quốc tang cho 22.500 người đã mất trong thời gian qua cũng là để nhắc nhở chúng ta, những người đang sống tuyệt đối không được lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19, để chúng ta đồng lòng hơn, quyết tâm hơn trong công cuộc chống lại đại dịch cam go và ác liệt. Rất mong Chính phủ sớm lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức Quốc tang cho những nạn nhân đã mất trong dịch COVID-19”.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang): “Qua đợt dịch COVID-19, chúng ta thấy truyền thống đoàn kết, tinh thần sẻ chia, tình đồng bào lại được phát huy, những tấm gương cán bộ ngành y tế, chiến sĩ quân đội công an không ngại vất vả, hiểm nguy quên mình trong thực thi nhiệm vụ. Hình ảnh các tầng lớp nhân dân nhường cơm, sẻ áo, ủng hộ đồng bào vùng dịch đã làm xúc động nhân dân cả nước”.
Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận): “Ngành y tế không ngại khó khăn, hiểm nguy, luôn đi đầu trong phòng, chống dịch đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch”.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum): “Hàng trăm, hàng nghìn lao động nhập cư trở về quê hương vì không chịu nổi áp lực, khó khăn do cuộc sống và tác động của đại dịch mặc dù chính quyền đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ. Các mệnh lệnh hành chính, các điểm chốt chặn, những quy định, điều kiện đi lại, quy định về điều kiện trở về… đã không ngăn được bởi nhu cầu trở về quê hương là chính đáng. Trong khi đó, các chủ thể khác của xã hội đã sớm nắm bắt nhu cầu này và chung tay giúp đỡ để người dân trở về quê hương. Cần thiết phải tổ chức và thiết lập một cơ chế hành động, thiết chế hành lang kết nối chính quyền với các chủ thể khác trong xã hội để các nguồn lực này được phát huy tốt hơn, có tổ chức hơn”.
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk): “Chính phủ cần có chính sách khuyến khích hơn nữa về vật chất, tinh thần, khen thưởng, ghi công đối với các y bác sĩ, nhân viên y tế, những chiến sĩ áo trắng, cán bộ chiến sĩ quân đội, công an phải xa gia đình trong thời gian dài, chấp nhận hy sinh, kiên cường bám trụ, bất chấp hiểm nguy, chiến đấu quên mình vì sức khỏe, tính mạng của người dân. Có người đã vĩnh viễn ra đi”.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội): “Tôi đề nghị Quốc hội ghi nhận, tri ân các tầng lớp nhân dân và quyết định viết hoa hai chữ “Đồng bào” như Quốc hội ta đã từng viết hoa hai chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp năm 2013 để tôn vinh ý chí quật cường, tinh thần yêu nước, ý thức giống nòi, tình tương thân, tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi đất nước ta lâm vào cảnh hoạn nạn, khó khăn”.
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai): “Hàng vạn bác sĩ, nhân viên y tế không quản hy sinh gian khổ, đã và đang ngày đêm xông pha nơi tuyến đầu chống dịch, điều trị, chăm sóc cho đồng bào, đồng chí. Những hy sinh, cống hiến đó, Nhân dân mãi khắc ghi…”.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị): “ Lịch sử sẽ còn nhắc nhớ đến đại dịch COVID-19 như một chương không thể nào quên với tất cả thương đau nhưng cũng tỏa sáng tinh thần trách nhiệm vì dân, chói sáng sự tử tế, đức hy sinh, tình thương yêu bác ái của con người”.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TPHCM): “Chưa thấy giải pháp thấy thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức của các bộ ngành, địa phương, nhất là các đơn vị tham mưu, để thấy được trách nhiệm của các cơ quan này trong việc tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn. Không phải cứ khó thì về địa phương, dễ và đúng quy định thì Trung ương làm. Với những việc mà địa phương cần xin ý kiến trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng”, cần cơ chế cho sự đột phá”.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): “Đại dịch đã khiến bộc lộ chất lượng yếu kém của một bộ phận cán bộ chủ chốt, từ nhận thức đến hành vi không chuẩn dẫn đến ứng xử vừa không đúng về pháp luật, vừa không đúng về đạo lý với nhân dân. Đề nghị cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương có cán bộ sai phạm phải xử lý nghiêm cho dân biết”
>>> Mời độc giả xem thêm video WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn:THĐT