Vụ án thứ nhất: Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM) và đồng phạm “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.Vụ án xảy ra tại khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn, quận 1 TP Hồ Chí Minh (có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu Nhà nước).Theo kết luận điều tra, khu đất số 8 -12 Lê Duẩn trước đây do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Năm 2007, UBND TP Hồ Chí Minh chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao trên khu đất. Tuy nhiên, vào năm 2011, ông Tài, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đã ký quyết định giao lô đất vàng 8-12 Lê Duẩn cho Công ty Lavenue để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê.Ông Tài biết rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, do có “mối quan hệ tình cảm” với bà Lê Thị Thanh Thúy (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue) nên ông Tài có nhiều sai phạm, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.Trong khi đó, lợi dụng “mối quan hệ tình cảm” từ trước với ông Tài, bà Thúy xin được tham gia dự án tại khu đất 8-12 Lê Duẩn gửi Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP Hồ Chí Minh với mục đích trục lợi cá nhân, không phải cạnh tranh, không phải đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu dự án. Vụ án thứ hai: DongABank – Trần Phương Bình (Đại án DongABank giai đoạn 2) về tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.Theo nội dung bản án sơ thẩm, từ năm 2007 - 2013, với vai trò Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank, Trần Phương Bình đã chỉ đạo 11 bị cáo lập ra các công ty nhưng không hoạt động trên thực tế, nâng khống tài sản đảm bảo, cho vay tín chấp trái quy định… gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho DongA Bank.Trần Phương Bình đã cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia - TTC; nhóm M&C; Đồng Tiến và nhóm Tân Vạn Hưng vay tiền, gây thiệt hại gần 8.752 tỷ đồng. Trong đó, nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia - TTC gây thiệt hại hơn 3.139 tỷ đồng; nhóm M&C gây thiệt hại hơn 3.949 tỷ đồng; nhóm Đồng Tiến gây thiệt hại hơn 393,6 tỷ đồng và nhóm Tân Vạn Hưng gây thiệt hại hơn 1.269 tỷ đồng.Đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Trần Phương Bình đã nhờ người khác đứng tên vay ở DongA Bank, sau đó chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ chứng từ khống chiếm đoạt của DongA Bank hơn 75,6 tỷ đồng. Vụ án thứ ba: Lê Thanh Liêm (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An) phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. TAND tỉnh Long An đã tuyên án sơ thẩm, phạt ông Liêm 3 năm tù. Trong suốt quá trình tố tụng, ông Liêm liên tục kêu oan.Theo bản án sơ thẩm, Sở Y tế tỉnh Long An được UBND tỉnh Long An giao làm chủ đầu tư xây dựng dự án Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp y và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.Trong gói thầu cung cấp và lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, ông Liêm biết các thiết bị được nhà thầu là Cty Đông Nam Á nhập về đã bị thay đổi về xuất xứ hàng hóa và model so với hợp đồng nhưng không chỉ đạo thực hiện tham khảo lại giá, không phê duyệt điều chỉnh lại dự toán gây thất thoát 871 triệu đồng; thanh toán thừa khối lượng dây cáp mạng và ổ cứng lưu trữ so với thực tế thi công 40 triệu đồng.Suốt quá trình tố tụng, ông Liêm cùng luật sư của mình cho rằng ông Liêm chưa gây hậu quả theo hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, vì khi ông Liêm bị khởi tố thì gói thầu này mới được phê duyệt quyết toán... Sau án sơ thẩm, ông Liêm tiếp tục kêu oan và mong muốn cấp phúc thẩm tuyên ông không phạm tội.Vụ án này có 5 lần giám định, trong đó 4 lần được thực hiện tại Sở Tài chính tỉnh Long An, một lần được thực hiện tại Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự đều có dấu hiệu vi phạm tố tụng, vi phạm nghiêm trọng Luật Giám định tư pháp, không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định lại. Các lần giám định đều không đủ cơ sở kết luận có thiệt hại xảy ra...
Vụ án thứ nhất: Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM) và đồng phạm “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Vụ án xảy ra tại khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn, quận 1 TP Hồ Chí Minh (có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu Nhà nước).
Theo kết luận điều tra, khu đất số 8 -12 Lê Duẩn trước đây do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Năm 2007, UBND TP Hồ Chí Minh chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao trên khu đất.
Tuy nhiên, vào năm 2011, ông Tài, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đã ký quyết định giao lô đất vàng 8-12 Lê Duẩn cho Công ty Lavenue để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê.
Ông Tài biết rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, do có “mối quan hệ tình cảm” với bà Lê Thị Thanh Thúy (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue) nên ông Tài có nhiều sai phạm, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Trong khi đó, lợi dụng “mối quan hệ tình cảm” từ trước với ông Tài, bà Thúy xin được tham gia dự án tại khu đất 8-12 Lê Duẩn gửi Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP Hồ Chí Minh với mục đích trục lợi cá nhân, không phải cạnh tranh, không phải đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu dự án.
Vụ án thứ hai: DongABank – Trần Phương Bình (Đại án DongABank giai đoạn 2) về tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, từ năm 2007 - 2013, với vai trò Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank, Trần Phương Bình đã chỉ đạo 11 bị cáo lập ra các công ty nhưng không hoạt động trên thực tế, nâng khống tài sản đảm bảo, cho vay tín chấp trái quy định… gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho DongA Bank.
Trần Phương Bình đã cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia - TTC; nhóm M&C; Đồng Tiến và nhóm Tân Vạn Hưng vay tiền, gây thiệt hại gần 8.752 tỷ đồng. Trong đó, nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia - TTC gây thiệt hại hơn 3.139 tỷ đồng; nhóm M&C gây thiệt hại hơn 3.949 tỷ đồng; nhóm Đồng Tiến gây thiệt hại hơn 393,6 tỷ đồng và nhóm Tân Vạn Hưng gây thiệt hại hơn 1.269 tỷ đồng.
Đối với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Trần Phương Bình đã nhờ người khác đứng tên vay ở DongA Bank, sau đó chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ chứng từ khống chiếm đoạt của DongA Bank hơn 75,6 tỷ đồng.
Vụ án thứ ba: Lê Thanh Liêm (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An) phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. TAND tỉnh Long An đã tuyên án sơ thẩm, phạt ông Liêm 3 năm tù. Trong suốt quá trình tố tụng, ông Liêm liên tục kêu oan.
Theo bản án sơ thẩm, Sở Y tế tỉnh Long An được UBND tỉnh Long An giao làm chủ đầu tư xây dựng dự án Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp y và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong gói thầu cung cấp và lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, ông Liêm biết các thiết bị được nhà thầu là Cty Đông Nam Á nhập về đã bị thay đổi về xuất xứ hàng hóa và model so với hợp đồng nhưng không chỉ đạo thực hiện tham khảo lại giá, không phê duyệt điều chỉnh lại dự toán gây thất thoát 871 triệu đồng; thanh toán thừa khối lượng dây cáp mạng và ổ cứng lưu trữ so với thực tế thi công 40 triệu đồng.
Suốt quá trình tố tụng, ông Liêm cùng luật sư của mình cho rằng ông Liêm chưa gây hậu quả theo hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, vì khi ông Liêm bị khởi tố thì gói thầu này mới được phê duyệt quyết toán... Sau án sơ thẩm, ông Liêm tiếp tục kêu oan và mong muốn cấp phúc thẩm tuyên ông không phạm tội.
Vụ án này có 5 lần giám định, trong đó 4 lần được thực hiện tại Sở Tài chính tỉnh Long An, một lần được thực hiện tại Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự đều có dấu hiệu vi phạm tố tụng, vi phạm nghiêm trọng Luật Giám định tư pháp, không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định lại. Các lần giám định đều không đủ cơ sở kết luận có thiệt hại xảy ra...