Chính quyền Philippines đã quyết định chi 464 triệu USD mua 12 tiêm kích hạng nhẹ FA-50 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) chế tạo. Hợp đồng này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 vốn là biến thể của máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 Golden Eagle. Chương trình phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 được Hàn Quốc thực hiện từ đầu những năm 1990 nhằm tìm kiếm máy bay phù hợp đào tạo phi công điều khiển tiêm kích thế hệ 4 KF-16 và F-15K. Mẫu thử T-50 cất cánh lần đầu tháng 8/2002, chính thức giới thiệu tháng 2/2005.Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu dựa trên mẫu tiêm kích F-16 của Tập đoàn Lockheed Martin. Vì thế, hình dáng của T-50 có những nét tương đồng kiểu cánh chính, đuôi, kích thước với F-16.Đáng chú ý trong thiết kế T-50 Golden Eagle, nó là một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu đạt được vận tốc siêu thanh, tốc độ 1.400-1.500km/h. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho nó dễ dàng phát triển thành một máy bay chiến đấu thực thụ. Dựa trên T-50, KAI đã phát triển thành biến thể tiêm kích đa năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết FA-50 (đơn giá 38,7 triệu USD/chiếc). Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 đang cất cánh. Trong ảnh là buồng lái tiện nghi hiện đại của một chiếc FA-50. Điểm cải tiến đáng kể so với biến thể huấn luyện của FA-50, nó được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực tiên tiến EL/M-2032 (Israel sản xuất) có tầm hoạt động xa tới 150km. Nếu loại radar này được giữ nguyên trên biến thể xuất khẩu cho Philippines thì đây là tin vui với nước này. FA-50 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.400-1.500km/h, bán kính chiến đấu hơn 900km, trần bay hơn 16.000m. FA-50 được thiết kế với một pháo 3 nòng 20mm trong thân và 7 giá treo trên cánh và thân mang được: tên lửa đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa đối đất AGM-65; bom thông thường MK-82/83/84; bom có điều khiển. Trong ảnh là tiêm kích FA-50 bắn thử nghiệm tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9.
Chính quyền Philippines đã quyết định chi 464 triệu USD mua 12 tiêm kích hạng nhẹ FA-50 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) chế tạo. Hợp đồng này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 vốn là biến thể của máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 Golden Eagle.
Chương trình phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 được Hàn Quốc thực hiện từ đầu những năm 1990 nhằm tìm kiếm máy bay phù hợp đào tạo phi công điều khiển tiêm kích thế hệ 4 KF-16 và F-15K. Mẫu thử T-50 cất cánh lần đầu tháng 8/2002, chính thức giới thiệu tháng 2/2005.
Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu dựa trên mẫu tiêm kích F-16 của Tập đoàn Lockheed Martin. Vì thế, hình dáng của T-50 có những nét tương đồng kiểu cánh chính, đuôi, kích thước với F-16.
Đáng chú ý trong thiết kế T-50 Golden Eagle, nó là một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu đạt được vận tốc siêu thanh, tốc độ 1.400-1.500km/h. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho nó dễ dàng phát triển thành một máy bay chiến đấu thực thụ.
Dựa trên T-50, KAI đã phát triển thành biến thể tiêm kích đa năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết FA-50 (đơn giá 38,7 triệu USD/chiếc). Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 đang cất cánh.
Trong ảnh là buồng lái tiện nghi hiện đại của một chiếc FA-50.
Điểm cải tiến đáng kể so với biến thể huấn luyện của FA-50, nó được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực tiên tiến EL/M-2032 (Israel sản xuất) có tầm hoạt động xa tới 150km. Nếu loại radar này được giữ nguyên trên biến thể xuất khẩu cho Philippines thì đây là tin vui với nước này.
FA-50 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.400-1.500km/h, bán kính chiến đấu hơn 900km, trần bay hơn 16.000m.
FA-50 được thiết kế với một pháo 3 nòng 20mm trong thân và 7 giá treo trên cánh và thân mang được: tên lửa đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa đối đất AGM-65; bom thông thường MK-82/83/84; bom có điều khiển. Trong ảnh là tiêm kích FA-50 bắn thử nghiệm tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9.