Theo Army Recognition, Quân đội Iran đã lần đầu tiên thử nghiệm hệ thống phòng vệ chủ động APS do nước này tự phát triển trên mẫu xe tăng Zolfaqar nội địa. Theo các quan chức Iran, APS trên Zolfaqar sẽ có khả năng đánh chặn hoặc gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng dẫn đường đang hướng tới nó. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.Dù chưa có bất kỳ thành tích chiến trường nào hoặc ít nhất là được đánh giá một cách độc lập từ bên thứ 2 - thứ 3. Tuy nhiên, Iran vẫn mạnh miệng tuyên bố rằng sức mạnh dòng xe tăng Zolfaqar tương đương T-90MS của Nga. Nguồn ảnh: Army Recognition.Iran tuyên bố hệ thống phòng vệ APS do nước này chế tạo được tích hợp bộ đôi hệ thống radar mảng pha và radar tạo xung Doppler đi kèm với đó các bẫy mồi đánh chặn với khả năng bảo vệ 360 độ xung quanh xe tăng. Bên cạnh đó hệ thống này không chỉ được trang bị cho xe tăng mà còn cả xe bọc thép. Nguồn ảnh: Tank Net.Trong những năm gần đây, Iran đã có những thành tựu to trong lĩnh vực quốc phòng và hoàn toàn đủ khả năng tự chế tạo các thiết bị quân sự tiên tiến. Các quan chức Iran cũng luôn nhấn mạnh rằng chương trình quân sự của nước này hoàn toàn phục vụ cho mục đích phòng vệ và không nhắm đến bất kỳ quốc gia nào. Nguồi ảnh: Military Today.Xe tăng Zolfaqar hay còn được biết tới với cái tên Zulfiqar là một trong những dòng xe tăng nội địa do Iran tự phát triển được giới thiệu vào năm 1993 và có thiết kế khá giống xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế Zulfiqar chỉ là sự kết hợp giữa ba dòng xe tăng T-72 của Liên Xô, M48 và M60 của Mỹ. Nguồn ảnh: Uskowion Iran.Chính vì lý do này quá trình phát triển Zulfiqar kéo dài khá lâu khi Iran không đạt được các bước nhất định về mặt công nghệ chế tạo xe tăng, bên cạnh đó tác động của lệnh cấm vận vũ khí từ Liên Hợp Quốc đối với Iran cũng gây ảnh hướng lớn đến quá trình phát triển Zulfiqar. Nguồn ảnh: Youtube.Một chiếc Zulfiqar có trọng lượng trung bình khoảng 52 tấn với kíp chiến đấu ba người. Nó được trang bị một pháo nòng trơn 125mm nhiều khả năng là của T-72. Thông tin về hệ thống động cơ diesel của Zulfiqar cũng không mấy rõ ràng được cho là từ 1.100-1.700 mã lực. Nguồn ảnh: ISNA.Zulfiqar cũng được trang bị hệ thống giáp bảo vệ tổng hợp tương tự như M1 Abrams, tuy nhiên tính năng của loại giáp này còn là một ẩn số. Dù vậy nhìn chung thiết kế tổng thể của Zulfiqar vẫn chưa thực sự hoàn thiện và có quá nhiều khiếm khuyết. Nguồn ảnh: ISNA.
Theo Army Recognition, Quân đội Iran đã lần đầu tiên thử nghiệm hệ thống phòng vệ chủ động APS do nước này tự phát triển trên mẫu xe tăng Zolfaqar nội địa. Theo các quan chức Iran, APS trên Zolfaqar sẽ có khả năng đánh chặn hoặc gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng dẫn đường đang hướng tới nó. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.
Dù chưa có bất kỳ thành tích chiến trường nào hoặc ít nhất là được đánh giá một cách độc lập từ bên thứ 2 - thứ 3. Tuy nhiên, Iran vẫn mạnh miệng tuyên bố rằng sức mạnh dòng xe tăng Zolfaqar tương đương T-90MS của Nga. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Iran tuyên bố hệ thống phòng vệ APS do nước này chế tạo được tích hợp bộ đôi hệ thống radar mảng pha và radar tạo xung Doppler đi kèm với đó các bẫy mồi đánh chặn với khả năng bảo vệ 360 độ xung quanh xe tăng. Bên cạnh đó hệ thống này không chỉ được trang bị cho xe tăng mà còn cả xe bọc thép. Nguồn ảnh: Tank Net.
Trong những năm gần đây, Iran đã có những thành tựu to trong lĩnh vực quốc phòng và hoàn toàn đủ khả năng tự chế tạo các thiết bị quân sự tiên tiến. Các quan chức Iran cũng luôn nhấn mạnh rằng chương trình quân sự của nước này hoàn toàn phục vụ cho mục đích phòng vệ và không nhắm đến bất kỳ quốc gia nào. Nguồi ảnh: Military Today.
Xe tăng Zolfaqar hay còn được biết tới với cái tên Zulfiqar là một trong những dòng xe tăng nội địa do Iran tự phát triển được giới thiệu vào năm 1993 và có thiết kế khá giống xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế Zulfiqar chỉ là sự kết hợp giữa ba dòng xe tăng T-72 của Liên Xô, M48 và M60 của Mỹ. Nguồn ảnh: Uskowion Iran.
Chính vì lý do này quá trình phát triển Zulfiqar kéo dài khá lâu khi Iran không đạt được các bước nhất định về mặt công nghệ chế tạo xe tăng, bên cạnh đó tác động của lệnh cấm vận vũ khí từ Liên Hợp Quốc đối với Iran cũng gây ảnh hướng lớn đến quá trình phát triển Zulfiqar. Nguồn ảnh: Youtube.
Một chiếc Zulfiqar có trọng lượng trung bình khoảng 52 tấn với kíp chiến đấu ba người. Nó được trang bị một pháo nòng trơn 125mm nhiều khả năng là của T-72. Thông tin về hệ thống động cơ diesel của Zulfiqar cũng không mấy rõ ràng được cho là từ 1.100-1.700 mã lực. Nguồn ảnh: ISNA.
Zulfiqar cũng được trang bị hệ thống giáp bảo vệ tổng hợp tương tự như M1 Abrams, tuy nhiên tính năng của loại giáp này còn là một ẩn số. Dù vậy nhìn chung thiết kế tổng thể của Zulfiqar vẫn chưa thực sự hoàn thiện và có quá nhiều khiếm khuyết. Nguồn ảnh: ISNA.