Video xuất hiện gần đây cho thấy bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 đặt trên thân xe tăng T-80 của hải quân đánh bộ Nga đang nã đạn vào vị trí của quân đội Ukraine."RBU-6000 với 12 quả đạn không phải vũ khí tồi. Dù rocket này không phù hợp để tiến hành các đòn tập kích chính xác, RBU-6000 vẫn có thể dùng để chế áp đối phương rất tốt", biên tập viên David Axe của trang Forbes ngày 22/1 nhận định.Lực lượng Nga từng lắp RBU-6000 lên xe tải hoặc thiết giáp MT-LB và đưa ra chiến trường Ukraine từ tháng 9/2023.Xe thiết giáp MT-LB với trọng lượng 13 tấn được đánh giá là nền tảng tương đối chắc chắn để lắp bệ phóng rocket.Tuy nhiên, xe tải và MT-LB đều thiếu giáp bảo vệ hạng nặng, khiến bệ phóng RBU-6000 di động Nga đối mặt nguy cơ lớn từ hỏa lực của Ukraine khi chúng phải áp sát tiền tuyến để tập kích mục tiêu đối phương.Với tầm bắn ngắn khoảng 5,5 km, bệ phóng RBU-6000 dễ bị tấn công bởi súng cối, súng chống tăng và UAV tự sát.UAV tự sát xuất hiện ngày càng nhiều trong giao tranh giữa Nga - Ukraine.Một UAV tự sát mang theo khoảng 0,5 kg thuốc nổ "đủ sức vô hiệu hóa bệ phóng RBU-6000 đặt trên xe tải hoặc MT-LB, gây ra vụ nổ thứ cấp có thể khiến kíp lái thiệt mạng", ông David Axe nhận định.Theo ông David Axe, hải quân đánh bộ Nga dường như nhận ra vấn đề và khắc phục bằng cách lắp RBU-6000 lên thân xe tăng cũ, giúp tăng đáng kể mức độ bảo vệ.RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực cực mạnh được Liên Xô thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.Tổ hợp chống ngầm RBU-6000 được thiết kế và trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết từ những năm 1961.RBU-6000 là sản phẩm của Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow.Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.Sau khi Liên Xô giải thể, tổ hợp được tiếp nhận, trang bị trong lực lượng hải quân Nga từ năm 1991.Mỗi RBU-6000 trang bị tới 12 ống phóng để bắn đi những quả rocket hoặc bom diệt ngầm, tạo ra mật độ hỏa lực cực dày để diệt đối thủ.Bom-rocket trang bị cho hệ thống này có nhiều loại khác nhau để có thể bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.Một tổ hợp RBU-600 được trang bị hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.Các hệ thống điều khiển này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.Sau khi lệnh khai hỏa được thực hiện, ngay lập tức các quả đạn rocket đồng loạt phóng đi bay vút lên cao trước khi bổ nhào xuống biển.Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước chỉ khoảng 60 đến 120 giây.Thiết bị phóng RBU-6000 ngoài phóng loạt thì còn có thể phóng từng quả một.Băng truyền tải và nạp đạn của hệ thống này được thiết kế khá linh hoạt để có thể nhanh chóng tái nạp đạn cho hệ thống sau mỗi loạt bắn.Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động.Sau khi toàn bộ số rocket hoặc bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ để tiếp tục loạt bắn kế tiếp khi có lệnh.RGB-60 là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.Loại đạn này có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m. Hiện ngoài hải quân Nga thì còn hàng chục quốc gia cũng đang trang bị loại vũ khí này.Trong bối cảnh quân đội Nga đang cần đa dạng vũ khí để tăng cường sức mạnh hỏa lực nhằm chặn đà phản công của đối phương, các kỹ sư của họ đã cải tạo nhiều loại vũ khí trong đó có việc gắn bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 của hải quân lên các phương tiện mặt đất.
Video xuất hiện gần đây cho thấy bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 đặt trên thân xe tăng T-80 của hải quân đánh bộ Nga đang nã đạn vào vị trí của quân đội Ukraine.
"RBU-6000 với 12 quả đạn không phải vũ khí tồi. Dù rocket này không phù hợp để tiến hành các đòn tập kích chính xác, RBU-6000 vẫn có thể dùng để chế áp đối phương rất tốt", biên tập viên David Axe của trang Forbes ngày 22/1 nhận định.
Lực lượng Nga từng lắp RBU-6000 lên xe tải hoặc thiết giáp MT-LB và đưa ra chiến trường Ukraine từ tháng 9/2023.
Xe thiết giáp MT-LB với trọng lượng 13 tấn được đánh giá là nền tảng tương đối chắc chắn để lắp bệ phóng rocket.
Tuy nhiên, xe tải và MT-LB đều thiếu giáp bảo vệ hạng nặng, khiến bệ phóng RBU-6000 di động Nga đối mặt nguy cơ lớn từ hỏa lực của Ukraine khi chúng phải áp sát tiền tuyến để tập kích mục tiêu đối phương.
Với tầm bắn ngắn khoảng 5,5 km, bệ phóng RBU-6000 dễ bị tấn công bởi súng cối, súng chống tăng và UAV tự sát.
UAV tự sát xuất hiện ngày càng nhiều trong giao tranh giữa Nga - Ukraine.
Một UAV tự sát mang theo khoảng 0,5 kg thuốc nổ "đủ sức vô hiệu hóa bệ phóng RBU-6000 đặt trên xe tải hoặc MT-LB, gây ra vụ nổ thứ cấp có thể khiến kíp lái thiệt mạng", ông David Axe nhận định.
Theo ông David Axe, hải quân đánh bộ Nga dường như nhận ra vấn đề và khắc phục bằng cách lắp RBU-6000 lên thân xe tăng cũ, giúp tăng đáng kể mức độ bảo vệ.
RBU-6000 là một trong những hệ thống phóng bom ngầm phản lực cực mạnh được Liên Xô thiết kế để chống ngầm, chống ngư lôi và tàu biệt kích.
Tổ hợp chống ngầm RBU-6000 được thiết kế và trang bị cho các tàu mặt nước và phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết từ những năm 1961.
RBU-6000 là sản phẩm của Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow.
Từ cuối năm 1980, nó được sản xuất hàng loạt tại nhà máy cơ khí hạng nặng Ural (UZTM) tại thành phố Sverdlovsk.
Sau khi Liên Xô giải thể, tổ hợp được tiếp nhận, trang bị trong lực lượng hải quân Nga từ năm 1991.
Mỗi RBU-6000 trang bị tới 12 ống phóng để bắn đi những quả rocket hoặc bom diệt ngầm, tạo ra mật độ hỏa lực cực dày để diệt đối thủ.
Bom-rocket trang bị cho hệ thống này có nhiều loại khác nhau để có thể bắn trúng các mục tiêu giả định là ngư lôi và tàu ngầm ở các cự li và độ sâu khác nhau.
Một tổ hợp RBU-600 được trang bị hệ thống điều khiển bắn bao gồm bảng điều khiển, máy tính và dụng cụ truyền dữ liệu vào bệ phóng.
Các hệ thống điều khiển này nhận tín hiệu từ trạm thủy âm trên tàu hoặc từ các nguồn bên ngoài như từ trực thăng cảnh báo sớm hoặc từ các phao thủy âm do trực thăng thả xuống.
Sau khi lệnh khai hỏa được thực hiện, ngay lập tức các quả đạn rocket đồng loạt phóng đi bay vút lên cao trước khi bổ nhào xuống biển.
Thời gian phản ứng của hệ thống kể từ thời điểm phát hiện các đối tượng dưới nước chỉ khoảng 60 đến 120 giây.
Thiết bị phóng RBU-6000 ngoài phóng loạt thì còn có thể phóng từng quả một.
Băng truyền tải và nạp đạn của hệ thống này được thiết kế khá linh hoạt để có thể nhanh chóng tái nạp đạn cho hệ thống sau mỗi loạt bắn.
Việc này diễn ra mà không có sự tham gia của thủy thủ tàu, tức là hoàn toàn tự động.
Sau khi toàn bộ số rocket hoặc bom RGB-60 được nạp hết vào các ống phóng, thiết bị phóng RBU-6000 được thiết lập ở chế độ chờ để tiếp tục loạt bắn kế tiếp khi có lệnh.
RGB-60 là loại tên lửa không điều khiển sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.
Loại đạn này có đường kính 21,2 cm, dài 1,832 m và nặng 112,5kg; tầm bắn tối đa lên đến 5.800 m. Hiện ngoài hải quân Nga thì còn hàng chục quốc gia cũng đang trang bị loại vũ khí này.
Trong bối cảnh quân đội Nga đang cần đa dạng vũ khí để tăng cường sức mạnh hỏa lực nhằm chặn đà phản công của đối phương, các kỹ sư của họ đã cải tạo nhiều loại vũ khí trong đó có việc gắn bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 của hải quân lên các phương tiện mặt đất.