Sáng ngày hôm qua (31/7), tàu khu trục Đô đốc Panteleev của Hải quân Nga cùng hai tàu chở dầu, cứu kéo đã cập cảng Tiên Sa, chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong các đại chiến hạm chống ngầm chủ lực của Hải quân Nga hiện nay, xếp vào hàng mạnh bậc nhất thế giới.Theo các tài liệu nước ngoài, tàu khu trục Nga thăm Đà Nẵng thuộc Project 1155 Fregat (NATO định danh là Udaloy I) được đóng dưới thời Liên Xô từ những năm 1980. Chúng được thiết kế cho nhiệm vụ là săn tìm các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược, hạt nhân tấn công, phi hạt nhân của Hải quân NATO, Mỹ trên khắp các đại dương. Chúng hiện là tàu chiến chống ngầm chuyên dụng thuộc hàng lớn nhất thế giới với khả năng tác chiến đáng gờm.Hỏa lực săn ngầm chủ lực trên tàu săn ngầm Đô đốc Panteleev là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm Metel (NATO định danh SS-N-14 Silex). Hệ thống này trang bị các loại đạn săn ngầm rất đặc biệt bố trí hai bệ phóng dọc hông tàu, ngay phía dưới thượng tầng (ảnh).Đạn tên lửa hành trình chống tàu ngầm 85RU/UPRK-5 Rastrub được thiết kế trên cơ sở tên lửa P-120 Malakhit. cơ bản nó có phần khung thân giống nhau nhưng đầu đạn lại sử dụng quả ngư lôi chống ngầm UGMT-1. Khi tác chiến, thân tên lửa dùng động cơ nhiên liệu rắn sẽ đưa quả ngư lôi tới vị trí khoanh vùng phát hiện tàu ngầm, sau đó ngư lôi được thả xuống dưới mặt nước tự tìm diệt tàu địch (hạ mục tiêu ở độ sâu 20-500m). Tên lửa 85RU đạt tầm bắn 10-90km, tốc độ hành trình Mach 0,95.Nếu tàu ngầm địch vượt qua được “lá chắn” Metel, chúng sẽ phải đối mặt với hệ thống ngư lôi 533mm cực mạnh trên tàu khu trục Panteleev. Chỉ cần một phát bắn trúng cũng đủ khiến tàu địch hư hỏng nặng, mất sức chiến đấu thậm chí là chìm nghỉm. Ảnh: đằng sau đoàn sĩ quan Hải quân Nga – Việt Nam là bệ phóng ngư lôi 4 ống cỡ 533mm.Trên tàu chiến trang bị hai bệ phóng ngư lôi loại này, bố trí dọc thân tàu ở gần đuôi.Các ống phóng này có thể bắn ngư lôi chống ngầm/tàu mặt nước Type 53 đạt tầm 19-22km, tốc độ khoảng 80km/h.Hoặc có thể bắn tên lửa chống ngầm RPK-2 Viyuga đạt tầm phóng 35-45km với đầu đạn hạt nhạn 5kt hoặc ngư lôi Type 40 tự tìm diệt tàu ngầm.Ở tầm dưới 10km, tàu ngầm địch nào nếu mạo hiểm tiến tới gần Panteleev sẽ phải hứng chịu “kachiusa” Hải quân Nga – tổ hợp bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000.Bệ phóng bom RBU-6000 Smerch 2 thiết kế với các giàn phóng rocket hình tròn, lắp 12 ống phóng cỡ 213mm dùng bom phản lực RGB-60 (tầm bắn 350m đến 5,8km, xuyên sâu 10m tới 500m) hoặc bom 90R (tầm bắn 600m đến 4,3km, xuyên sâu 0-1.000m).Ngoài tác dụng chống tàu ngầm ở cự ly gần, RBU-6000 có thể dùng để đánh chặn ngư lôi địch và người nhái phá hoại ở cự ly tương tự, độ sâu 4-10m. Ảnh: bệ phóng bom RBU-6000 trên tàu chiến khác đang khai hỏa đồng loạt.Thật khó để tàu ngầm hạt nhân nào của phương Tây có thể thoát khỏi sự săn lùng của tàu khu trục Panteleev. Đó là chưa kể, con tàu này có thể chở thêm hai trực thăng săn ngầm Ka-27PS mang sonar, phao âm cùng ngư lôi, bom chìm tìm diệt tàu ngầm ở cự ly xa vài trăm km.
Sáng ngày hôm qua (31/7), tàu khu trục Đô đốc Panteleev của Hải quân Nga cùng hai tàu chở dầu, cứu kéo đã cập cảng Tiên Sa, chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong các đại chiến hạm chống ngầm chủ lực của Hải quân Nga hiện nay, xếp vào hàng mạnh bậc nhất thế giới.
Theo các tài liệu nước ngoài, tàu khu trục Nga thăm Đà Nẵng thuộc Project 1155 Fregat (NATO định danh là Udaloy I) được đóng dưới thời Liên Xô từ những năm 1980. Chúng được thiết kế cho nhiệm vụ là săn tìm các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược, hạt nhân tấn công, phi hạt nhân của Hải quân NATO, Mỹ trên khắp các đại dương. Chúng hiện là tàu chiến chống ngầm chuyên dụng thuộc hàng lớn nhất thế giới với khả năng tác chiến đáng gờm.
Hỏa lực săn ngầm chủ lực trên tàu săn ngầm Đô đốc Panteleev là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm Metel (NATO định danh SS-N-14 Silex). Hệ thống này trang bị các loại đạn săn ngầm rất đặc biệt bố trí hai bệ phóng dọc hông tàu, ngay phía dưới thượng tầng (ảnh).
Đạn tên lửa hành trình chống tàu ngầm 85RU/UPRK-5 Rastrub được thiết kế trên cơ sở tên lửa P-120 Malakhit. cơ bản nó có phần khung thân giống nhau nhưng đầu đạn lại sử dụng quả ngư lôi chống ngầm UGMT-1. Khi tác chiến, thân tên lửa dùng động cơ nhiên liệu rắn sẽ đưa quả ngư lôi tới vị trí khoanh vùng phát hiện tàu ngầm, sau đó ngư lôi được thả xuống dưới mặt nước tự tìm diệt tàu địch (hạ mục tiêu ở độ sâu 20-500m). Tên lửa 85RU đạt tầm bắn 10-90km, tốc độ hành trình Mach 0,95.
Nếu tàu ngầm địch vượt qua được “lá chắn” Metel, chúng sẽ phải đối mặt với hệ thống ngư lôi 533mm cực mạnh trên tàu khu trục Panteleev. Chỉ cần một phát bắn trúng cũng đủ khiến tàu địch hư hỏng nặng, mất sức chiến đấu thậm chí là chìm nghỉm. Ảnh: đằng sau đoàn sĩ quan Hải quân Nga – Việt Nam là bệ phóng ngư lôi 4 ống cỡ 533mm.
Trên tàu chiến trang bị hai bệ phóng ngư lôi loại này, bố trí dọc thân tàu ở gần đuôi.
Các ống phóng này có thể bắn ngư lôi chống ngầm/tàu mặt nước Type 53 đạt tầm 19-22km, tốc độ khoảng 80km/h.
Hoặc có thể bắn tên lửa chống ngầm RPK-2 Viyuga đạt tầm phóng 35-45km với đầu đạn hạt nhạn 5kt hoặc ngư lôi Type 40 tự tìm diệt tàu ngầm.
Ở tầm dưới 10km, tàu ngầm địch nào nếu mạo hiểm tiến tới gần Panteleev sẽ phải hứng chịu “kachiusa” Hải quân Nga – tổ hợp bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000.
Bệ phóng bom RBU-6000 Smerch 2 thiết kế với các giàn phóng rocket hình tròn, lắp 12 ống phóng cỡ 213mm dùng bom phản lực RGB-60 (tầm bắn 350m đến 5,8km, xuyên sâu 10m tới 500m) hoặc bom 90R (tầm bắn 600m đến 4,3km, xuyên sâu 0-1.000m).
Ngoài tác dụng chống tàu ngầm ở cự ly gần, RBU-6000 có thể dùng để đánh chặn ngư lôi địch và người nhái phá hoại ở cự ly tương tự, độ sâu 4-10m. Ảnh: bệ phóng bom RBU-6000 trên tàu chiến khác đang khai hỏa đồng loạt.
Thật khó để tàu ngầm hạt nhân nào của phương Tây có thể thoát khỏi sự săn lùng của tàu khu trục Panteleev. Đó là chưa kể, con tàu này có thể chở thêm hai trực thăng săn ngầm Ka-27PS mang sonar, phao âm cùng ngư lôi, bom chìm tìm diệt tàu ngầm ở cự ly xa vài trăm km.