Sản phẩm đầu tiên và cũng là mẫu vũ khí Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng trên thế giới là khẩu súng trường tiến công Type 56 – sao chép nguyên bản AK-47 huyền thoại. Khoảng 20 quốc gia trên thế giới (tập trung nhiều ở châu Á, châu Phi) đang sử dụng Type 56, hoặc có cả cơ sở sản xuất mẫu súng này.
Type 56 nặng khoảng 4,03kg (biến thể cải tiến QBZ-56 giảm xuống chỉ còn 2,85kg), dùng cỡ đạn 7,62x39mm M43, cơ cấu trích khí ngang, khóa nòng lùi, thoi móc đạn xoay, tốc độ bắn 600-650 viên/phút, tầm bắn 1.000m, hộp đạn cong 20-40 viên… Type 56 được đánh giá là chuẩn xác và sát thương xa hơn AK-47, nhưng kém hơn AKM.
Trong trang bị nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh khẩu AK, người ta thường thấy cả khẩu RPG-7 (Việt Nam hay gọi là B41) đi kèm. Với Type 56 cũng vậy, bên cạnh nó còn có khẩu súng chống tăng Type 69 – Trung Quốc sao chép mẫu RPG-7 của Liên Xô. Hơn 20 quốc gia trên thế giới đã từng hoặc đang sử dụng Type 69.
Type 69 nặng khoảng 5,6kg, dài 0,91m, cỡ nòng 40mm, dùng cỡ đạn 85mm đạt tầm bắn xa 600m, hiệu quả ở 200m. Trong ảnh là binh sĩ Quân đội Afghanistan mới đang bắn Type 69.
Đi cùng với khẩu AK-47, RPG-7, xe tăng T-54 cũng là sản phẩm vũ khí thành công của Liên Xô. Đương nhiên là Trung Quốc cũng đã sao chép mẫu T-54 và gọi là Type 59 – nó cũng đạt được thành công lớn, tất nhiên là không thể bằng Liên Xô, nhưng với Trung Quốc đó là thành công khó sản phẩm xe tăng nào nước này hiện nay phá nổi. Khoảng 15-16 quốc gia trên thế giới đã mua hàng trăm chiếc Type 59 và trang bị cho quân đội.
Thế hệ cải tiến của Type 59 là Type 69 ra đời từ những năm 1980 tuy không nhiều nước sử dụng hơn Type 59 nhưng vẫn được gọi là thành công với 10 quốc gia sử dụng. Loại Type 69 chủ yếu cải tiến về mặt hỏa lực với pháo 105mm.
Đối với mẫu xe tăng hạng nhẹ, 2 mẫu thiết kế Type 62 và Type 63 được coi là thành công nhất của Trung Quốc với chừng 10 quốc gia trên thế giới sử dụng, tập trung ở châu Á và châu Phi. Trong đó, mẫu Type 62 thực ra là phiên bản hạ cấp Type 59, với pháo 85mm, giáp mỏng hơn.
Còn Type 63 là mẫu xe tăng hạng nhẹ được Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng huyền thoại PT-76 Liên Xô. Tuy nhiên, Type 63 sử dụng tháp pháo khác với PT-76, trang bị pháo lớn hơn – cỡ 85mm. Dù vậy, Type 63 được đánh giá là thiếu các phương tiện điều khiển hỏa lực pháo, khí tài trinh sát đêm, khiến pháo có độ chính xác kém.
Mẫu xe bọc thép chở quân thành công nhất của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu là loại Type 63 với kiểu dáng khá giống loại M113 của Mỹ.
Trong lĩnh vực vũ khí phòng không, mẫu tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới FN-6 được xem là thành công nhất của Trung Quốc với 7 quốc gia trên thế giới mua và sử dụng.
Tên lửa phòng không vác vai FN-6 do Trung Quốc tự thiết kế sản xuất, đạt tầm bắn xa 6km, độ cao diệt mục tiêu 3,5m, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại. Trong ảnh là xe cơ giới gắn FN-6 của Quân đội Campuchia trong một cuộc duyệt binh.
Trong lịch sử hoạt động, FN-6 đã được quân nổi dậy Syria sử dụng lần đầu vào năm 2013 khi bắn hạ một trực thăng Mi-8 của quân chính phủ. Theo một số nguồn tin, FN-6 được cho là đã lập công hạ một chiếc MiG-21 vào tháng 8 ở Syria.
Một loại tên lửa nữa của Trung Quốc đạt được nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu đó là, tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-802 (tầm bắn khoảng 120km). Khoảng 8 quốc gia trên thế giới đã nhập khẩu và sử dụng C-802 trên tàu chiến.
Bên cạnh C-802, mẫu tên lửa diệt hạm cũ hơn của Trung Quốc – SY/HY-1/2 (sao chép công nghệ tên lửa P-15 Termit của Liên Xô) được dưới 10 quốc gia nhập khẩu và sử dụng. Trong ảnh là biến thể HY-1 phóng từ mặt đất của quân đội Iran.
Trong lĩnh vực phát triển chiến đấu cơ, 2 mẫu máy bay thành công nhất của Trung Quốc là J-6 và J-7 đều được sao chép công nghệ MiG-19 và MiG-21 của Liên Xô. Trong ảnh là mẫu tiêm kích đánh chặn siêu thanh hạng nhẹ J-6, khoảng 10 quốc gia từng trang bị loại tiêm kích này.
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh hạng nhẹ J-7 do Trung Quốc sao chép mẫu MiG-21F-13 của Liên Xô và từ đó phát triển thêm hàng chục biến thể cải tiến dùng trong nước và xuất khẩu ra thế giới, khoảng 12 quốc gia đang dùng.
Dù qua nhiều lần cải tiến, nhưng nhìn chung J-7 không có nhiều điểm khác với MiG-21F-13, ngoại trừ phần cánh có một vài điểm cải tiến. Khả năng mang vác vũ khí cũng vẫn hạn chế với tối đa 2 tấn gồm tên lửa đối không và rocket, bom không điều khiển.
Đối với lĩnh vực máy bay vận tải, Y-7 và Y-8 là 2 thiết kế Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng nhất – khoảng 5 nước. Tất nhiên, 2 mẫu này mang đậm dấu ấn Liên Xô vì nó phát triển dựa trên máy bay vận tải An-26 và An-12.
Nếu nói chung trong lĩnh vực máy bay quân sự thì Z-9 có thể xem là thiết kế bán chạy nhất của Trung Quốc, với 13-14 quốc gia sử dụng. Z-9 là sản phẩm sao chép công nghệ mẫu trực thăng AS365 Dauphin của Pháp.
Trong lĩnh vực đóng tàu chiến, lớp tàu Trung Quốc được nhiều quốc gia dùng nhất (khoảng 5 nước) là Type 053 Giang Hồ. Lớp tàu hộ vệ cỡ 1.600-1.900 tấn, trang bị pháo 100m, tên lửa chống tàu, chở được một trực thăng.
Sản phẩm đầu tiên và cũng là mẫu vũ khí Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng trên thế giới là khẩu súng trường tiến công Type 56 – sao chép nguyên bản AK-47 huyền thoại. Khoảng 20 quốc gia trên thế giới (tập trung nhiều ở châu Á, châu Phi) đang sử dụng Type 56, hoặc có cả cơ sở sản xuất mẫu súng này.
Type 56 nặng khoảng 4,03kg (biến thể cải tiến QBZ-56 giảm xuống chỉ còn 2,85kg), dùng cỡ đạn 7,62x39mm M43, cơ cấu trích khí ngang, khóa nòng lùi, thoi móc đạn xoay, tốc độ bắn 600-650 viên/phút, tầm bắn 1.000m, hộp đạn cong 20-40 viên… Type 56 được đánh giá là chuẩn xác và sát thương xa hơn AK-47, nhưng kém hơn AKM.
Trong trang bị nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh khẩu AK, người ta thường thấy cả khẩu RPG-7 (Việt Nam hay gọi là B41) đi kèm. Với Type 56 cũng vậy, bên cạnh nó còn có khẩu súng chống tăng Type 69 – Trung Quốc sao chép mẫu RPG-7 của Liên Xô. Hơn 20 quốc gia trên thế giới đã từng hoặc đang sử dụng Type 69.
Type 69 nặng khoảng 5,6kg, dài 0,91m, cỡ nòng 40mm, dùng cỡ đạn 85mm đạt tầm bắn xa 600m, hiệu quả ở 200m. Trong ảnh là binh sĩ Quân đội Afghanistan mới đang bắn Type 69.
Đi cùng với khẩu AK-47, RPG-7, xe tăng T-54 cũng là sản phẩm vũ khí thành công của Liên Xô. Đương nhiên là Trung Quốc cũng đã sao chép mẫu T-54 và gọi là Type 59 – nó cũng đạt được thành công lớn, tất nhiên là không thể bằng Liên Xô, nhưng với Trung Quốc đó là thành công khó sản phẩm xe tăng nào nước này hiện nay phá nổi. Khoảng 15-16 quốc gia trên thế giới đã mua hàng trăm chiếc Type 59 và trang bị cho quân đội.
Thế hệ cải tiến của Type 59 là Type 69 ra đời từ những năm 1980 tuy không nhiều nước sử dụng hơn Type 59 nhưng vẫn được gọi là thành công với 10 quốc gia sử dụng. Loại Type 69 chủ yếu cải tiến về mặt hỏa lực với pháo 105mm.
Đối với mẫu xe tăng hạng nhẹ, 2 mẫu thiết kế Type 62 và Type 63 được coi là thành công nhất của Trung Quốc với chừng 10 quốc gia trên thế giới sử dụng, tập trung ở châu Á và châu Phi. Trong đó, mẫu Type 62 thực ra là phiên bản hạ cấp Type 59, với pháo 85mm, giáp mỏng hơn.
Còn Type 63 là mẫu xe tăng hạng nhẹ được Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng huyền thoại PT-76 Liên Xô. Tuy nhiên, Type 63 sử dụng tháp pháo khác với PT-76, trang bị pháo lớn hơn – cỡ 85mm. Dù vậy, Type 63 được đánh giá là thiếu các phương tiện điều khiển hỏa lực pháo, khí tài trinh sát đêm, khiến pháo có độ chính xác kém.
Mẫu xe bọc thép chở quân thành công nhất của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu là loại Type 63 với kiểu dáng khá giống loại M113 của Mỹ.
Trong lĩnh vực vũ khí phòng không, mẫu tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới FN-6 được xem là thành công nhất của Trung Quốc với 7 quốc gia trên thế giới mua và sử dụng.
Tên lửa phòng không vác vai FN-6 do Trung Quốc tự thiết kế sản xuất, đạt tầm bắn xa 6km, độ cao diệt mục tiêu 3,5m, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại. Trong ảnh là xe cơ giới gắn FN-6 của Quân đội Campuchia trong một cuộc duyệt binh.
Trong lịch sử hoạt động, FN-6 đã được quân nổi dậy Syria sử dụng lần đầu vào năm 2013 khi bắn hạ một trực thăng Mi-8 của quân chính phủ. Theo một số nguồn tin, FN-6 được cho là đã lập công hạ một chiếc MiG-21 vào tháng 8 ở Syria.
Một loại tên lửa nữa của Trung Quốc đạt được nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu đó là, tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-802 (tầm bắn khoảng 120km). Khoảng 8 quốc gia trên thế giới đã nhập khẩu và sử dụng C-802 trên tàu chiến.
Bên cạnh C-802, mẫu tên lửa diệt hạm cũ hơn của Trung Quốc – SY/HY-1/2 (sao chép công nghệ tên lửa P-15 Termit của Liên Xô) được dưới 10 quốc gia nhập khẩu và sử dụng. Trong ảnh là biến thể HY-1 phóng từ mặt đất của quân đội Iran.
Trong lĩnh vực phát triển chiến đấu cơ, 2 mẫu máy bay thành công nhất của Trung Quốc là J-6 và J-7 đều được sao chép công nghệ MiG-19 và MiG-21 của Liên Xô. Trong ảnh là mẫu tiêm kích đánh chặn siêu thanh hạng nhẹ J-6, khoảng 10 quốc gia từng trang bị loại tiêm kích này.
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh hạng nhẹ J-7 do Trung Quốc sao chép mẫu MiG-21F-13 của Liên Xô và từ đó phát triển thêm hàng chục biến thể cải tiến dùng trong nước và xuất khẩu ra thế giới, khoảng 12 quốc gia đang dùng.
Dù qua nhiều lần cải tiến, nhưng nhìn chung J-7 không có nhiều điểm khác với MiG-21F-13, ngoại trừ phần cánh có một vài điểm cải tiến. Khả năng mang vác vũ khí cũng vẫn hạn chế với tối đa 2 tấn gồm tên lửa đối không và rocket, bom không điều khiển.
Đối với lĩnh vực máy bay vận tải, Y-7 và Y-8 là 2 thiết kế Trung Quốc được nhiều quốc gia ưa chuộng nhất – khoảng 5 nước. Tất nhiên, 2 mẫu này mang đậm dấu ấn Liên Xô vì nó phát triển dựa trên máy bay vận tải An-26 và An-12.
Nếu nói chung trong lĩnh vực máy bay quân sự thì Z-9 có thể xem là thiết kế bán chạy nhất của Trung Quốc, với 13-14 quốc gia sử dụng. Z-9 là sản phẩm sao chép công nghệ mẫu trực thăng AS365 Dauphin của Pháp.
Trong lĩnh vực đóng tàu chiến, lớp tàu Trung Quốc được nhiều quốc gia dùng nhất (khoảng 5 nước) là Type 053 Giang Hồ. Lớp tàu hộ vệ cỡ 1.600-1.900 tấn, trang bị pháo 100m, tên lửa chống tàu, chở được một trực thăng.