Có một điều rất kỳ lạ khi tìm hiểu về dàn máy bay chiến đấu tiên tiến của Không quân Singapore, đó là dù có hàng chục chiếc F-16C/D và F-15 phiên bản mới nhất, nhưng nước này vẫn duy trì nhiều máy bay tiêm kích F-5 Tiger II do Mỹ sản xuất và đã bị coi là lỗi thời. Đành rằng với những quốc gia thiếu ngân sách mua máy bay mới buộc phải biên chế F-5, nhưng Singapore là quốc gia có nền kinh tế phát triển, ngân sách quốc phòng dồi dào, không có lý gì họ lại sử dụng một chiến đấu cơ cũ.Lý do được tờ Indomil nhận định là, các máy bay tiêm kích F-5 đã được Không quân Singapore nâng cấp và biến thành một mẫu chiến đấu cơ nguy hiểm, không thua kém các thế hệ máy bay mới.Năm 1979, Singapore đã mua 50 máy bay tiêm kích F-5 E/F Tiger II từ Mỹ. Tháng 12/1989, Singapore quyết định thực hiện chương trình nâng cấp các máy bay F-5 cũ lên chuẩn S-T. Hợp đồng được giao phó cho Singaproe Technologies Aerospace (STAE) vào tháng 7/1991, nhà thầu phụ được chỉ định là công ty Elbit System của Israel.Các hạng mục nâng cấp gồm việc hiện đại hóa hệ thống điện tử hàng không, trang bị trong buồng lái qua đó nâng sức chiến đấu của tiêm kích F-5 lên một tầm mới.Cụ thể, máy bay F-5S/T được trang bị hệ thống điều khiển HOTAS hiện đại, bảng điều khiển kỹ thuật số, màn hình HUD, các màn hình LCD màu, kênh liên lạc chuẩn MIL-STD-1553R, hệ thống đạo hàng LN-93, radar cảnh báo sớm SPS2000. Ảnh buồng lái của F-5S/T theo chuẩn tiêm kích thế hệ 4 hiện đại.Về radar, F-5S/T trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực Grifo-F của Italy có tầm trinh sát đến 92km, theo dõi mục tiêu từ cách 72km, phát hiện theo dõi được cả mục tiêu trên mặt đất. Loại radar này đương nhiên là vượt xa mẫu AN/MPQ-153 trên F-5E/F Tiger II.Sau khi thay radar, tiêm kích F-5 có khả năng triển khai cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động AIM-120 có tầm bắn hơn 100km.F-5S/T vẫn có khả năng triển khai tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, các loại bom hàng khong 227-500kg.Khẩu pháo M-39 20mm đặt ở trong mũi máy bay bị loại bỏ để nhường chỗ cho việc trang bị thêm các hệ thống điện tử hàng không.Có thể nói, sau nâng cấp Singapore đã sở hữu một chiếc tiêm kích thế hệ 4 thực thụ (F-5E/F thuộc tiêm kích thế hệ 3) đủ khả năng bảo vệ không phận trước các mối xâm hại, có tính cơ động không thua kém nhiều F-16. Chính vì thế, tuy đã có F-15SG, F-16C/D Block 50/52+ nhưng Singapore vẫn sử dụng F-5.
Có một điều rất kỳ lạ khi tìm hiểu về dàn máy bay chiến đấu tiên tiến của Không quân Singapore, đó là dù có hàng chục chiếc F-16C/D và F-15 phiên bản mới nhất, nhưng nước này vẫn duy trì nhiều máy bay tiêm kích F-5 Tiger II do Mỹ sản xuất và đã bị coi là lỗi thời. Đành rằng với những quốc gia thiếu ngân sách mua máy bay mới buộc phải biên chế F-5, nhưng Singapore là quốc gia có nền kinh tế phát triển, ngân sách quốc phòng dồi dào, không có lý gì họ lại sử dụng một chiến đấu cơ cũ.
Lý do được tờ Indomil nhận định là, các máy bay tiêm kích F-5 đã được Không quân Singapore nâng cấp và biến thành một mẫu chiến đấu cơ nguy hiểm, không thua kém các thế hệ máy bay mới.
Năm 1979, Singapore đã mua 50 máy bay tiêm kích F-5 E/F Tiger II từ Mỹ. Tháng 12/1989, Singapore quyết định thực hiện chương trình nâng cấp các máy bay F-5 cũ lên chuẩn S-T. Hợp đồng được giao phó cho Singaproe Technologies Aerospace (STAE) vào tháng 7/1991, nhà thầu phụ được chỉ định là công ty Elbit System của Israel.
Các hạng mục nâng cấp gồm việc hiện đại hóa hệ thống điện tử hàng không, trang bị trong buồng lái qua đó nâng sức chiến đấu của tiêm kích F-5 lên một tầm mới.
Cụ thể, máy bay F-5S/T được trang bị hệ thống điều khiển HOTAS hiện đại, bảng điều khiển kỹ thuật số, màn hình HUD, các màn hình LCD màu, kênh liên lạc chuẩn MIL-STD-1553R, hệ thống đạo hàng LN-93, radar cảnh báo sớm SPS2000. Ảnh buồng lái của F-5S/T theo chuẩn tiêm kích thế hệ 4 hiện đại.
Về radar, F-5S/T trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực Grifo-F của Italy có tầm trinh sát đến 92km, theo dõi mục tiêu từ cách 72km, phát hiện theo dõi được cả mục tiêu trên mặt đất. Loại radar này đương nhiên là vượt xa mẫu AN/MPQ-153 trên F-5E/F Tiger II.
Sau khi thay radar, tiêm kích F-5 có khả năng triển khai cả tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động AIM-120 có tầm bắn hơn 100km.
F-5S/T vẫn có khả năng triển khai tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, các loại bom hàng khong 227-500kg.
Khẩu pháo M-39 20mm đặt ở trong mũi máy bay bị loại bỏ để nhường chỗ cho việc trang bị thêm các hệ thống điện tử hàng không.
Có thể nói, sau nâng cấp Singapore đã sở hữu một chiếc tiêm kích thế hệ 4 thực thụ (F-5E/F thuộc tiêm kích thế hệ 3) đủ khả năng bảo vệ không phận trước các mối xâm hại, có tính cơ động không thua kém nhiều F-16. Chính vì thế, tuy đã có F-15SG, F-16C/D Block 50/52+ nhưng Singapore vẫn sử dụng F-5.