Nhằm đối phó với dàn xe tăng hùng mạnh của Mỹ và các nước Tây Âu, đầu những năm 1950, các nhà khoa học quân sự hàng đầu Liên Xô bắt đầu phát triển dòng pháo chống tăng tự hành mới. Việc phát triển pháo chống tăng Object 268 đã được bắt đầu vào mùa hè năm 1952 tại nhà máy Kirov (ở Leningrad) với sự tham gia của phòng thiết kế nhà máy số 172 dưới sự giám sát của kỹ sư Joseph Kotin. Ảnh đồ họa Object 268 do các nhà phát triển game World of Tank.Đến tháng 8/1954, các tài liệu thiết kế chuẩn bị cho việc chế tạo nguyên mẫu pháo chống tăng tự hành Object 268 phục vụ thử nghiệm đã hoàn tất. Vào tháng 3/1955, loại pháo chống tăng M-64 152mm được lựa chọn để lắp lên Object 268.Đến năm 1956, nguyên mẫu đầu tiên pháo chống tăng Object 268 đã chính thức được sản xuất và thực hiện một loạt các cuộc thử nghiệm đánh giá. Theo các tài liệu được giải mã sau này, cũng như các thế hệ pháo chống tăng tự hành SU, ISU, Object 268 dùng khung gầm tăng hạng nặng IS-8 (hay sau này đổi tên thành T-10). Nó có chiều dài tổng thể (gồm cả nòng súng) tới 9,35m, rộng 3,38m, cao 2,42m, trọng lượng chiến đấu 50 tấn với kíp lái 4 người.Giáp mặt trước được vát nghiêng có độ giày lên tới 187mm đảm bảo có thể chống chịu được vũ khí chống tăng thời bấy giờ.Tuy nhiên phần hông của Object 268 chỉ dày 60mm, đây là nhược điểm lớn với pháo chống tăng không có tháp pháo thời Chiến tranh Thế giới 2. Bởi xe tăng những năm 1950 đã sở hữu những khẩu pháo mạnh mẽ cùng tính cơ động rất cao có thể đánh tạt sườn, tập hậu.Chiếc xe được trang bị động cơ diesel B-12-5 công suất 700 mã lực cho tốc độ tối đa 40-48km/h. Phần giáp đuôi chỉ dày chừng 50mm cũng dễ bị chọc thủng.Về mặt hỏa lực, kế thừa dòng SU, ISU, pháo chống tăng Object 268 cũng được trang bị pháo 152mm nhưng là kiểu M-64 (cơ số đạn dự trữ 35 viên đạn) mới được đánh giá là có thể thổi tung mọi loại xe tăng hạng nặng Tiger của phát xít Đức trong CTTG 2. Khẩu pháo này cũng được cho là có độ chính xác cao hơn so với pháo 152mm của ISU-152, tầm bắn hiệu quả 900m tới 13km, tốc độ bắn 3,53 phát/phút. Trên nóc có thể được bổ sung thêm khẩu súng máy 14,5mm với 500 viên đạn.Pháo chống tăng tự hành Object 268 được trang bị kính ngắm TS-2A khi trực chiến gần và kính ZIS-3 khi ngắm bắn tầm xa.Mặc dù được các kỹ sư Liên Xô kỳ vọng, nhưng cùng thời điểm đó Mỹ, Anh đang thử nghiệm và đưa vào sản xuất hàng loạt các loại xe tăng như M60 và Chieftain. Dựa trên những thông số của các loại xe tăng của Mỹ và Anh thì Object 268 không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do đó dự án pháo tự hành chống tăng Object 268 đã bị hủy bỏ. Nguyên mẫu thử nghiệm duy nhất đang được trưng bày tại bảo tàng Kubinka.
Nhằm đối phó với dàn xe tăng hùng mạnh của Mỹ và các nước Tây Âu, đầu những năm 1950, các nhà khoa học quân sự hàng đầu Liên Xô bắt đầu phát triển dòng pháo chống tăng tự hành mới. Việc phát triển pháo chống tăng Object 268 đã được bắt đầu vào mùa hè năm 1952 tại nhà máy Kirov (ở Leningrad) với sự tham gia của phòng thiết kế nhà máy số 172 dưới sự giám sát của kỹ sư Joseph Kotin. Ảnh đồ họa Object 268 do các nhà phát triển game World of Tank.
Đến tháng 8/1954, các tài liệu thiết kế chuẩn bị cho việc chế tạo nguyên mẫu pháo chống tăng tự hành Object 268 phục vụ thử nghiệm đã hoàn tất. Vào tháng 3/1955, loại pháo chống tăng M-64 152mm được lựa chọn để lắp lên Object 268.
Đến năm 1956, nguyên mẫu đầu tiên pháo chống tăng Object 268 đã chính thức được sản xuất và thực hiện một loạt các cuộc thử nghiệm đánh giá. Theo các tài liệu được giải mã sau này, cũng như các thế hệ pháo chống tăng tự hành SU, ISU, Object 268 dùng khung gầm tăng hạng nặng IS-8 (hay sau này đổi tên thành T-10). Nó có chiều dài tổng thể (gồm cả nòng súng) tới 9,35m, rộng 3,38m, cao 2,42m, trọng lượng chiến đấu 50 tấn với kíp lái 4 người.
Giáp mặt trước được vát nghiêng có độ giày lên tới 187mm đảm bảo có thể chống chịu được vũ khí chống tăng thời bấy giờ.
Tuy nhiên phần hông của Object 268 chỉ dày 60mm, đây là nhược điểm lớn với pháo chống tăng không có tháp pháo thời Chiến tranh Thế giới 2. Bởi xe tăng những năm 1950 đã sở hữu những khẩu pháo mạnh mẽ cùng tính cơ động rất cao có thể đánh tạt sườn, tập hậu.
Chiếc xe được trang bị động cơ diesel B-12-5 công suất 700 mã lực cho tốc độ tối đa 40-48km/h. Phần giáp đuôi chỉ dày chừng 50mm cũng dễ bị chọc thủng.
Về mặt hỏa lực, kế thừa dòng SU, ISU, pháo chống tăng Object 268 cũng được trang bị pháo 152mm nhưng là kiểu M-64 (cơ số đạn dự trữ 35 viên đạn) mới được đánh giá là có thể thổi tung mọi loại xe tăng hạng nặng Tiger của phát xít Đức trong CTTG 2. Khẩu pháo này cũng được cho là có độ chính xác cao hơn so với pháo 152mm của ISU-152, tầm bắn hiệu quả 900m tới 13km, tốc độ bắn 3,53 phát/phút. Trên nóc có thể được bổ sung thêm khẩu súng máy 14,5mm với 500 viên đạn.
Pháo chống tăng tự hành Object 268 được trang bị kính ngắm TS-2A khi trực chiến gần và kính ZIS-3 khi ngắm bắn tầm xa.
Mặc dù được các kỹ sư Liên Xô kỳ vọng, nhưng cùng thời điểm đó Mỹ, Anh đang thử nghiệm và đưa vào sản xuất hàng loạt các loại xe tăng như M60 và Chieftain. Dựa trên những thông số của các loại xe tăng của Mỹ và Anh thì Object 268 không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do đó dự án pháo tự hành chống tăng Object 268 đã bị hủy bỏ. Nguyên mẫu thử nghiệm duy nhất đang được trưng bày tại bảo tàng Kubinka.