Vũ khí hạt nhân: được xem là nhân tố quan trọng nhất trong kho vũ khí chiến lược của Quân đội Triều Tiên và đây cũng được xem là quân bài chiến lược của Triều Tiên trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài tác động đến nước này. Triều Tiên chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2006, mặc dù nước này luôn chịu sự hạn chế về mặt công nghệ do lệnh cấm vận từ Mỹ trong một thời gian dài. Trong năm 2009, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ hai nhưng thất bại và tiếp theo sau đó là lần thử thành công vào 2013. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Triều Tiên sở hữu ít nhất từ 6-8 đơn vị vũ khí hạt nhân từ sau năm 2006.Nhiều chuyên gia quốc phòng cho rằng, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ trang bị từ một đến hai đầu đạn hạt nhân trên các tên lửa đạn đạo tầm xa Taepodong-2 do nước này tự phát triển. Với tầm bắn từ 6.000-9.000km Taepodong-2 hoàn toàn có đủ khả năng vươn tới lãnh thổ nước Mỹ, quốc gia mà Triều Tiên xem như kẻ thù số một. Lực lượng tàu ngầm: mặc dù Triều Tiên sở hữu một số lượng lớn tàu ngầm nhưng đa số chúng đều là các tàu ngầm cỡ nhỏ và số lượng rất ít các tàu ngầm tấn công có lượng giãn nước lớn. Tuy nhiên, việc sở hữu các tàu ngầm cỡ nhỏ lại được xem như là một lợi thế lớn của Hải quân Triều Tiên nhất là sau vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc.Các tàu ngầm diesel điện lớp Romeo từng là mẫu tàu ngầm chủ lực của Hải quân Triều Tiên trước đây, nhưng hiện nay chúng đang dần được thay thế bởi các tàu ngầm ven biển lớp Sang-O. Hiện tại Triều Tiên đã đưa vào trang bị ít nhất 40 tàu ngầm loại này và đây sẽ là lực lượng tàu ngầm nòng cốt của hải quân nước này trong tương lai.Tàu ngầm lớp Sang-O có lượng giãn nước khoảng 325 tấn được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 533mm với thủy thủ đoàn gồm 15 người. Sang-O khá phù hợp cho các hoạt động ven bờ với kích thước nhỏ nên khó bị phát hiện bởi hệ thống thủy âm của đối phương. Mặc dù được trang bị hỏa lực khá hạn chế nhưng nó lại có tác dụng uy hiếp rất lớn khi hoạt động tác chiến độc lập. Trong ảnh, loại tàu ngầm mini của Iran được cho là phát triển dưới sự trợ giúp của Triều Tiên, và nó đang gây lo ngại cho Mỹ.
Pháo Binh: nếu vũ khí hạt nhân đứng đầu trong danh sách kho vũ khí của Triều Tiên thì lực lượng pháo binh của nước này chắc chắn sẽ chiếm vị trí thứ hai, khi mà Quân đội Triều Tiên sỡ hữu một số lượng lớn các mẫu pháo hạng nặng đặc biệt là các pháo tầm xa. Lực lượng pháo binh Triều Tiên có thể xóa sổ hoàn toàn thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ ngay những giây phút đầu tiên nếu xung đột giữa hai miền xảy ra. Đáng kể nhất có thể kể tới mẫu pháo tự hành Koksan 170mm với tầm bắn lên tới 37km và có tốc độ bắn từ 1-2 viên/5 phút. Ước tính Triều Tiên có thể sở hữu khoảng 500 khẩu pháo tự hành Koksan kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1985 và có rất ít thông tin về loại pháo tự hành này.Ngoài Koksan 170mm, pháo binh Quân đội Triều Tiên vẫn còn thứ vũ khí đáng sợ khác là hệ thống pháo phản lực phóng loạt MRL 240mm, với các biến thể từ 12 đến 22 nòng và có tầm bắn tối đa lên tới 60km. Với MRL 240mm, Triều Tiên có thể nhanh chóng thực hiện các đợt tấn công phủ đầu vào các thành phố quan trọng của Hàn Quốc trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo khả năng rút lui an toàn.Lực lượng tên lửa chiến lược: công nghệ tên lửa luôn là thành tựu quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên, quốc gia này sở hữu một số lượng lớn các loại tên lửa có tầm bắn khác nhau với mẫu tên lửa tầm bắn xa nhất có thể vươn tới tận lãnh thổ nước Mỹ. Tuy nhiên, các loại tên lửa tầm xa của Triều Tiên thường được đánh giá là thiếu độ chính xác và không đáng tin cậy, trong khi đó các mẫu tên lửa tầm ngắn lại được đánh giá khá tốt và chính xác hơn nhiều.Mẫu tên lửa đạn đạo cơ bản nhất của Triều Tiên có thể nói tới là Hwasong-5 và Hwasong-6, chúng được phát triển dựa trên tên lửa Scud do Liên Xô phát triển. Cả hai mẫu tên lửa này đều sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, có tầm bắn tối đa là 320km đối với Hwasong-5 và 700km với Hwasong-6. Hiện tại Triều Tiên vẫn đang duy trì ít nhất từ 300-600 tên lửa Hwasong trong các kho vũ khí chiến lược của nước này.Một mẫu tên lửa tầm ngắm tiên tiến khác của Triều Tiên là KN-2 Toksa được phát triển dựa trên mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka của Liên Xô. KN-2 được thiết kế với bệ phóng di động giúp nó di chuyển cơ động hơn trong tác chiến, nó có tầm bắn tối đa từ 120-140km và có thể mang theo được nhiều loại đầu đạn khác nhau. Ngoài ra, vào năm 2014 Triều Tiên cũng đã tiến hành nâng cấp mẫu tên lửa này với tầm bắn có thể lên tới 220km.Vũ khí hóa học: từ lâu Triều Tiên đã xây dựng cho mình một kho vũ khí hóa học nhất định, tuy nhiên nó lại không được công khai như vũ khí hạt nhân. Và nước này luôn giữ bí mật về các kho vũ khí hóa học của mình cũng như chưa bao giờ nhắc tới việc sử dụng loại vũ khí chết người này nếu xảy ra chiến tranh. Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự, Quân đội Triều Tiên có thể sở hữu một số loại khí gas gây ngạt và khí độc thần kinh, chúng có thể được triển khai bằng các loại đạn pháo hay tên lửa mang theo khí độc. Triều Tiên có nhiều khả năng đang sở hữu từ 2.500-5.000 tấn vũ khí hóa học các loại.Chính vì lo sợ mối đe dọa từ các loại vũ khí hóa học từ Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc thường tiến hành các cuộc diễn tập chống vũ khí hóa học với qui mô lớn tại các thành phố đông dân cư nơi có thể sẽ trở thành mục tiêu bị tấn công khi xung đột giữa hai miền Triều Tiên nổ ra. Mặc dù thông tin chính thức về việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hóa học vẫn chưa được kiểm chứng.
Vũ khí hạt nhân: được xem là nhân tố quan trọng nhất trong kho vũ khí chiến lược của Quân đội Triều Tiên và đây cũng được xem là quân bài chiến lược của Triều Tiên trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài tác động đến nước này. Triều Tiên chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2006, mặc dù nước này luôn chịu sự hạn chế về mặt công nghệ do lệnh cấm vận từ Mỹ trong một thời gian dài.
Trong năm 2009, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ hai nhưng thất bại và tiếp theo sau đó là lần thử thành công vào 2013. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Triều Tiên sở hữu ít nhất từ 6-8 đơn vị vũ khí hạt nhân từ sau năm 2006.
Nhiều chuyên gia quốc phòng cho rằng, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ trang bị từ một đến hai đầu đạn hạt nhân trên các tên lửa đạn đạo tầm xa Taepodong-2 do nước này tự phát triển. Với tầm bắn từ 6.000-9.000km Taepodong-2 hoàn toàn có đủ khả năng vươn tới lãnh thổ nước Mỹ, quốc gia mà Triều Tiên xem như kẻ thù số một.
Lực lượng tàu ngầm: mặc dù Triều Tiên sở hữu một số lượng lớn tàu ngầm nhưng đa số chúng đều là các tàu ngầm cỡ nhỏ và số lượng rất ít các tàu ngầm tấn công có lượng giãn nước lớn. Tuy nhiên, việc sở hữu các tàu ngầm cỡ nhỏ lại được xem như là một lợi thế lớn của Hải quân Triều Tiên nhất là sau vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc.
Các tàu ngầm diesel điện lớp Romeo từng là mẫu tàu ngầm chủ lực của Hải quân Triều Tiên trước đây, nhưng hiện nay chúng đang dần được thay thế bởi các tàu ngầm ven biển lớp Sang-O. Hiện tại Triều Tiên đã đưa vào trang bị ít nhất 40 tàu ngầm loại này và đây sẽ là lực lượng tàu ngầm nòng cốt của hải quân nước này trong tương lai.
Tàu ngầm lớp Sang-O có lượng giãn nước khoảng 325 tấn được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 533mm với thủy thủ đoàn gồm 15 người. Sang-O khá phù hợp cho các hoạt động ven bờ với kích thước nhỏ nên khó bị phát hiện bởi hệ thống thủy âm của đối phương. Mặc dù được trang bị hỏa lực khá hạn chế nhưng nó lại có tác dụng uy hiếp rất lớn khi hoạt động tác chiến độc lập. Trong ảnh, loại tàu ngầm mini của Iran được cho là phát triển dưới sự trợ giúp của Triều Tiên, và nó đang gây lo ngại cho Mỹ.
Pháo Binh: nếu vũ khí hạt nhân đứng đầu trong danh sách kho vũ khí của Triều Tiên thì lực lượng pháo binh của nước này chắc chắn sẽ chiếm vị trí thứ hai, khi mà Quân đội Triều Tiên sỡ hữu một số lượng lớn các mẫu pháo hạng nặng đặc biệt là các pháo tầm xa. Lực lượng pháo binh Triều Tiên có thể xóa sổ hoàn toàn thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ ngay những giây phút đầu tiên nếu xung đột giữa hai miền xảy ra.
Đáng kể nhất có thể kể tới mẫu pháo tự hành Koksan 170mm với tầm bắn lên tới 37km và có tốc độ bắn từ 1-2 viên/5 phút. Ước tính Triều Tiên có thể sở hữu khoảng 500 khẩu pháo tự hành Koksan kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1985 và có rất ít thông tin về loại pháo tự hành này.
Ngoài Koksan 170mm, pháo binh Quân đội Triều Tiên vẫn còn thứ vũ khí đáng sợ khác là hệ thống pháo phản lực phóng loạt MRL 240mm, với các biến thể từ 12 đến 22 nòng và có tầm bắn tối đa lên tới 60km. Với MRL 240mm, Triều Tiên có thể nhanh chóng thực hiện các đợt tấn công phủ đầu vào các thành phố quan trọng của Hàn Quốc trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo khả năng rút lui an toàn.
Lực lượng tên lửa chiến lược: công nghệ tên lửa luôn là thành tựu quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên, quốc gia này sở hữu một số lượng lớn các loại tên lửa có tầm bắn khác nhau với mẫu tên lửa tầm bắn xa nhất có thể vươn tới tận lãnh thổ nước Mỹ. Tuy nhiên, các loại tên lửa tầm xa của Triều Tiên thường được đánh giá là thiếu độ chính xác và không đáng tin cậy, trong khi đó các mẫu tên lửa tầm ngắn lại được đánh giá khá tốt và chính xác hơn nhiều.
Mẫu tên lửa đạn đạo cơ bản nhất của Triều Tiên có thể nói tới là Hwasong-5 và Hwasong-6, chúng được phát triển dựa trên tên lửa Scud do Liên Xô phát triển. Cả hai mẫu tên lửa này đều sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, có tầm bắn tối đa là 320km đối với Hwasong-5 và 700km với Hwasong-6. Hiện tại Triều Tiên vẫn đang duy trì ít nhất từ 300-600 tên lửa Hwasong trong các kho vũ khí chiến lược của nước này.
Một mẫu tên lửa tầm ngắm tiên tiến khác của Triều Tiên là KN-2 Toksa được phát triển dựa trên mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka của Liên Xô. KN-2 được thiết kế với bệ phóng di động giúp nó di chuyển cơ động hơn trong tác chiến, nó có tầm bắn tối đa từ 120-140km và có thể mang theo được nhiều loại đầu đạn khác nhau. Ngoài ra, vào năm 2014 Triều Tiên cũng đã tiến hành nâng cấp mẫu tên lửa này với tầm bắn có thể lên tới 220km.
Vũ khí hóa học: từ lâu Triều Tiên đã xây dựng cho mình một kho vũ khí hóa học nhất định, tuy nhiên nó lại không được công khai như vũ khí hạt nhân. Và nước này luôn giữ bí mật về các kho vũ khí hóa học của mình cũng như chưa bao giờ nhắc tới việc sử dụng loại vũ khí chết người này nếu xảy ra chiến tranh.
Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự, Quân đội Triều Tiên có thể sở hữu một số loại khí gas gây ngạt và khí độc thần kinh, chúng có thể được triển khai bằng các loại đạn pháo hay tên lửa mang theo khí độc. Triều Tiên có nhiều khả năng đang sở hữu từ 2.500-5.000 tấn vũ khí hóa học các loại.
Chính vì lo sợ mối đe dọa từ các loại vũ khí hóa học từ Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc thường tiến hành các cuộc diễn tập chống vũ khí hóa học với qui mô lớn tại các thành phố đông dân cư nơi có thể sẽ trở thành mục tiêu bị tấn công khi xung đột giữa hai miền Triều Tiên nổ ra. Mặc dù thông tin chính thức về việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hóa học vẫn chưa được kiểm chứng.