Tờ Izvestia của Nga đưa tin, CNQP Nga đã gần hoàn tất các thử nghiệm cuối cùng của với dòng tên lửa hành trình Kh-32 trên máy bay nem bom chiến lược tầm xa siêu âm Tupolev Tu-22M3. Theo Cục thiết kế Raduga nơi phát triển Kh-32, mẫu tên lửa hành trình này có thể được triển khai ở độ cao lên tới 40.000m trên tầng bình lưu và lao xuống tấn công mục tiêu khi gần kết thúc hành trình bay.Thông tin về việc Nga gần hoàn tất thử nghiệm tên lửa Kh-32 cũng được các nguồn tin công nghiệp quốc phòng nước này xác nhận với Izvestia và còn tiết lộ rằng nó đã sẵn sàng được đưa vào trang bị chính thức. Còn Công ty tên lửa chiến lược Nga, công ty mẹ của Raduga chỉ thông báo rằng đề án phát triển Kh-32 đang có những bước đột phá nhưng lại không cung cấp thông tin chi tiết.Theo chuyên gia phân tích quân sự Dmitry Kornev cho biết, Kh-32 được thiết kế để có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau từ các mục tiêu mặt đất như căn cứ quân sự, nhà máy điện, hệ thống radar cảnh giới và xa hơn là cả chống hạm. Trong đó việc Kh-32 có thể được triển khai ở độ cao 40.000m là lợi thế rất lớn cho Không quân Nga.Kh-32 là một trong những biến thể hiện đại hóa của dòng tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 do Liên Xô phát triển trước đây vốn cũng được trang bị trên các dòng máy bay ném bom chiến lược của Nga như Tu-22M và Tu-95.Trong thời kỳ đỉnh cao của mình Hải quân Liên Xô có tới 10 trung đoàn Tu-22M3 được tổ chức thành năm đơn vị khác nhau. Và mỗi trung đoàn được trang bị tới 20 chiếc Tu-22M với số lượng tên Kh-22 có thể mang theo từ 40-60 quả. Và các trung đoàn này sẽ là nấm đấm thép của Liên Xô đối với các nhóm tàu sân bay của Mỹ.Về cơ bản vai trò của Kh-32 trên Tu-22M3 cũng tương tự như đàn anh Kh-22 của mình nhưng nhiệm vụ của nó được mở rộng hơn, bên cạnh đó các đặc tính kỹ thuật và khả năng tác chiến của Kh-32 hoàn toàn vượt trội so với Kh-22.Kh-32 được trang bị hệ thống dẫn đường kép với hệ thống dẫn đường quán tính và đầu dẫn bằng radar còn khả năng tấn công chính xác mục tiêu của nó được dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GLONASS hoặc GPS.Tầm bắn tối đa của mẫu tên lửa hành trình này có thể lên tới 1.000km trong khi đó tầm hoạt động tác chiến của Tu-22M3 đã là hơn 2.400km. Do đó Tu-22M3 hoàn toàn nằm ngoài hệ thống phòng không của đối phương khi muốn triển khai Kh-32 và độ cao triển khai của Kh-32 cũng giúp nó khó bị bắn hạ hơn.Đó là còn chưa kể tới qũy đạo bay phức tạp của Kh-32 và tốc độ hành trình bay lên tới hơn 5.000km/h của nó. Theo đánh giá Kh-32 có thể vô hiệu hoàn toàn hệ thống đánh chặn tên lửa của NATO ở Đông Âu ngay cả khi nó được phóng đi từ Nga.Bên cạnh đó việc trang bị Kh-32 cho Tu-22M3 cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai gần mẫu tên lửa hành trình này sẽ được Nga trang bị cho những chiếc Tu-95 hoặc Tu-160, tiến tới mở rộng kho vũ khí chiến lược của Không quân Nga. Hiện tại Nga cũng để ngỏ khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân trên Kh-32.Kh-32 được Liên Xô sau đó là Nga bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000. Cho tới mùa hè năm 2013, hình ảnh đầu tiên về Kh-32 trên một chiếc Tu-22M3 mới chính thức xuất hiện trong một đợt thử nghiệm tại sân bay của Viện nghiên cứu hàng không Gromov tại thị trấn Zhukovsky.
Tờ Izvestia của Nga đưa tin, CNQP Nga đã gần hoàn tất các thử nghiệm cuối cùng của với dòng tên lửa hành trình Kh-32 trên máy bay nem bom chiến lược tầm xa siêu âm Tupolev Tu-22M3. Theo Cục thiết kế Raduga nơi phát triển Kh-32, mẫu tên lửa hành trình này có thể được triển khai ở độ cao lên tới 40.000m trên tầng bình lưu và lao xuống tấn công mục tiêu khi gần kết thúc hành trình bay.
Thông tin về việc Nga gần hoàn tất thử nghiệm tên lửa Kh-32 cũng được các nguồn tin công nghiệp quốc phòng nước này xác nhận với Izvestia và còn tiết lộ rằng nó đã sẵn sàng được đưa vào trang bị chính thức. Còn Công ty tên lửa chiến lược Nga, công ty mẹ của Raduga chỉ thông báo rằng đề án phát triển Kh-32 đang có những bước đột phá nhưng lại không cung cấp thông tin chi tiết.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Dmitry Kornev cho biết, Kh-32 được thiết kế để có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau từ các mục tiêu mặt đất như căn cứ quân sự, nhà máy điện, hệ thống radar cảnh giới và xa hơn là cả chống hạm. Trong đó việc Kh-32 có thể được triển khai ở độ cao 40.000m là lợi thế rất lớn cho Không quân Nga.
Kh-32 là một trong những biến thể hiện đại hóa của dòng tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 do Liên Xô phát triển trước đây vốn cũng được trang bị trên các dòng máy bay ném bom chiến lược của Nga như Tu-22M và Tu-95.
Trong thời kỳ đỉnh cao của mình Hải quân Liên Xô có tới 10 trung đoàn Tu-22M3 được tổ chức thành năm đơn vị khác nhau. Và mỗi trung đoàn được trang bị tới 20 chiếc Tu-22M với số lượng tên Kh-22 có thể mang theo từ 40-60 quả. Và các trung đoàn này sẽ là nấm đấm thép của Liên Xô đối với các nhóm tàu sân bay của Mỹ.
Về cơ bản vai trò của Kh-32 trên Tu-22M3 cũng tương tự như đàn anh Kh-22 của mình nhưng nhiệm vụ của nó được mở rộng hơn, bên cạnh đó các đặc tính kỹ thuật và khả năng tác chiến của Kh-32 hoàn toàn vượt trội so với Kh-22.
Kh-32 được trang bị hệ thống dẫn đường kép với hệ thống dẫn đường quán tính và đầu dẫn bằng radar còn khả năng tấn công chính xác mục tiêu của nó được dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GLONASS hoặc GPS.
Tầm bắn tối đa của mẫu tên lửa hành trình này có thể lên tới 1.000km trong khi đó tầm hoạt động tác chiến của Tu-22M3 đã là hơn 2.400km. Do đó Tu-22M3 hoàn toàn nằm ngoài hệ thống phòng không của đối phương khi muốn triển khai Kh-32 và độ cao triển khai của Kh-32 cũng giúp nó khó bị bắn hạ hơn.
Đó là còn chưa kể tới qũy đạo bay phức tạp của Kh-32 và tốc độ hành trình bay lên tới hơn 5.000km/h của nó. Theo đánh giá Kh-32 có thể vô hiệu hoàn toàn hệ thống đánh chặn tên lửa của NATO ở Đông Âu ngay cả khi nó được phóng đi từ Nga.
Bên cạnh đó việc trang bị Kh-32 cho Tu-22M3 cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai gần mẫu tên lửa hành trình này sẽ được Nga trang bị cho những chiếc Tu-95 hoặc Tu-160, tiến tới mở rộng kho vũ khí chiến lược của Không quân Nga. Hiện tại Nga cũng để ngỏ khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân trên Kh-32.
Kh-32 được Liên Xô sau đó là Nga bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990 và được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000. Cho tới mùa hè năm 2013, hình ảnh đầu tiên về Kh-32 trên một chiếc Tu-22M3 mới chính thức xuất hiện trong một đợt thử nghiệm tại sân bay của Viện nghiên cứu hàng không Gromov tại thị trấn Zhukovsky.