Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch triển khai thêm 12 máy bay MV-22 Osprey tới Nhật Bản vào tháng 7. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng hai miền Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Dù rằng MV-22 được điều tới Nhật Bản không là Hàn Quốc. Tuy nhiên cũng như F-22 hay chiến hạm Aegis, khi cần Mỹ hoàn toàn có thể điều chuyển MV-22 sang Hàn Quốc từ căn cứ ở Nhật. Vì vậy, có khả năng việc Mỹ tăng thêm số MV-22 tới Nhật nhằm sẵn sàng đối phó với Triều Tiên. Máy bay đa nhiệm MV-22 Osprey là thiết kế độc đáo lai ghép đặc tính của trực thăng và máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt. MV-22 Osprey vừa có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng ở bất kỳ đâu, nhưng lại vừa có khả năng bay tốc độ cao, tầm xa như máy bay cánh bằng. Để có được khả năng đó, MV-22 thiết kế với 2 động cơ tuốc bin cánh quạt (công suất 6.150 mã lực/chiếc) có thể xoay đổi chiều. Khi cất cánh, 2 động cơ cánh quạt này xoay theo hướng dọc để nâng chiếc máy bay lên. Với cách này, máy bay cất cánh hoặc hạ cánh như một chiếc trực thăng ở bất kỳ đâu, không cần sân bay chỉ cần một diện tích vừa đủ. Khi hành trình, MV-22 xoay ngang cánh quạt cho phép nó hoạt động như máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt thông thường. Tốc độ tối đa của MV-22 lên tới 509km/h, đây là con số mà trực thăng thông thường chưa bao giờ đạt tới được. MV-22 đạt tầm bay xa tới 1.627km, trần bay 7.620m. Cận cảnh buồng lái MV-22 được số hóa 100% với các màn hình hiển thị thông số kỹ thuật, tình trạng máy bay. Khoang hàng của MV-22 chở được 24 lính hoặc 9 tấn hàng hóa. Lực lượng lính dù đang nhảy khỏi chiếc MV-22 trong cuộc tập trận đổ bộ đường không. MV-22 có thể cẩu một chiếc xe bọc thép hạng nhẹ. MV-22 được trang bị một súng máy M240 cỡ 7,62mm ở ngay cửa khoang hàng để yểm trở hỏa lực khi cần. Hiện nay có khoảng 119 chiếc MV-22 biên chế trong Không quân Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Giá trị một chiếc MV-22 khá cao, lên tới 69,3 triệu USD. Trong tác chiến, MV-22 sẽ cơ động nhanh chóng các xe bọc thép, khẩu pháo và binh lính tới điểm nóng chiến sự.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch triển khai thêm 12 máy bay MV-22 Osprey tới Nhật Bản vào tháng 7. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng hai miền Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Dù rằng MV-22 được điều tới Nhật Bản không là Hàn Quốc. Tuy nhiên cũng như F-22 hay chiến hạm Aegis, khi cần Mỹ hoàn toàn có thể điều chuyển MV-22 sang Hàn Quốc từ căn cứ ở Nhật. Vì vậy, có khả năng việc Mỹ tăng thêm số MV-22 tới Nhật nhằm sẵn sàng đối phó với Triều Tiên.
Máy bay đa nhiệm MV-22 Osprey là thiết kế độc đáo lai ghép đặc tính của trực thăng và máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt.
MV-22 Osprey vừa có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng ở bất kỳ đâu, nhưng lại vừa có khả năng bay tốc độ cao, tầm xa như máy bay cánh bằng.
Để có được khả năng đó, MV-22 thiết kế với 2 động cơ tuốc bin cánh quạt (công suất 6.150 mã lực/chiếc) có thể xoay đổi chiều.
Khi cất cánh, 2 động cơ cánh quạt này xoay theo hướng dọc để nâng chiếc máy bay lên. Với cách này, máy bay cất cánh hoặc hạ cánh như một chiếc trực thăng ở bất kỳ đâu, không cần sân bay chỉ cần một diện tích vừa đủ.
Khi hành trình, MV-22 xoay ngang cánh quạt cho phép nó hoạt động như máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt thông thường. Tốc độ tối đa của MV-22 lên tới 509km/h, đây là con số mà trực thăng thông thường chưa bao giờ đạt tới được.
MV-22 đạt tầm bay xa tới 1.627km, trần bay 7.620m.
Cận cảnh buồng lái MV-22 được số hóa 100% với các màn hình hiển thị thông số kỹ thuật, tình trạng máy bay.
Khoang hàng của MV-22 chở được 24 lính hoặc 9 tấn hàng hóa.
Lực lượng lính dù đang nhảy khỏi chiếc MV-22 trong cuộc tập trận đổ bộ đường không.
MV-22 có thể cẩu một chiếc xe bọc thép hạng nhẹ.
MV-22 được trang bị một súng máy M240 cỡ 7,62mm ở ngay cửa khoang hàng để yểm trở hỏa lực khi cần.
Hiện nay có khoảng 119 chiếc MV-22 biên chế trong Không quân Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Giá trị một chiếc MV-22 khá cao, lên tới 69,3 triệu USD.
Trong tác chiến, MV-22 sẽ cơ động nhanh chóng các xe bọc thép, khẩu pháo và binh lính tới điểm nóng chiến sự.