Cũng giống như lái tiêm kích hay cường kích, việc lái những chiếc máy bay ném bom chiến lược nặng hàng chục tới cả trăm tấn cũng phải trải qua đợt huấn luyện khắt khe. Đặc biệt là việc huấn luyện bay, điều khiển cả “con quái vật”. Với buồng lái lớn, việc huấn luyện bay có thể thực hiện được ngay ở trên cabin lái máy bay ném bom chiến lược. Tuy nhiên, thông thường thì các cường quốc sẽ phát triển thêm các mẫu huấn luyện chuyên dụng để đào tạo phi công thay vì dùng ngay những nền tảng chiến đấu.
Với Không quân Liên Xô (cũ) và Nga, họ sử dụng các máy bay phản lực Tu-134UBL để đào tạo kíp lái phi công máy bay ném bom chiến lược.
Không quân Nga hiện còn trong biên chế 17 chiếc Tu-134UBL dùng cho hoạt động huấn luyện đào tạo bay cho phi công.
Tu-134UBL là biến thể sửa đổi phục vụ cho mục đích quân sự của máy bay chở khách tầm ngắn huyền thoại Tu-134 được sản xuất từ những năm 1960. Đây được xem là mẫu máy bay chở khách thành công nhất của ngành hàng không Liên Xô.
Điểm dễ nhận ra nhất với biến thể Tu-134UBL là được sửa đổi phần mũi, có thể là dùng để chứa radar.
Bảng điều khiển của những chiếc Tu-134UBL có một số sửa đổi nhỏ để phù hợp cho nhiệm vụ huấn luyện phi công ném bom của nó.
Kích thước của Tu-134UBL không khác nhiều so với mẫu chở khách thông thường với chiều dài khoảng 37m, cao hơn 9m, sải cánh 29m, trọng lượng rỗng 27,9 tấn.
Tu-134UBL trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Soloviev D-30-II cung cấp lực đẩy 66,68kN/chiếc.
Máy bay đạt tốc độ tối đa 950km/h, tầm bay 1.900-3.000km, trần bay hơn 12.000m.
Không rõ liệu Tu-134UBL có khả năng mang bom huấn luyện không? Tuy nhiên, đã có ảnh một số chiếc Tu-134UBL lắp giá treo ở dưới bụng máy bay, nhiều khả năng nó được dùng để treo bom huấn luyện ném thử khi cần.
Chưa biết chừng, khi cần Tu-134UBL có thể được dùng để ném bom thật.
Cũng giống như lái tiêm kích hay cường kích, việc lái những chiếc máy bay ném bom chiến lược nặng hàng chục tới cả trăm tấn cũng phải trải qua đợt huấn luyện khắt khe. Đặc biệt là việc huấn luyện bay, điều khiển cả “con quái vật”. Với buồng lái lớn, việc huấn luyện bay có thể thực hiện được ngay ở trên cabin lái máy bay ném bom chiến lược. Tuy nhiên, thông thường thì các cường quốc sẽ phát triển thêm các mẫu huấn luyện chuyên dụng để đào tạo phi công thay vì dùng ngay những nền tảng chiến đấu.
Với Không quân Liên Xô (cũ) và Nga, họ sử dụng các máy bay phản lực Tu-134UBL để đào tạo kíp lái phi công máy bay ném bom chiến lược.
Không quân Nga hiện còn trong biên chế 17 chiếc Tu-134UBL dùng cho hoạt động huấn luyện đào tạo bay cho phi công.
Tu-134UBL là biến thể sửa đổi phục vụ cho mục đích quân sự của máy bay chở khách tầm ngắn huyền thoại Tu-134 được sản xuất từ những năm 1960. Đây được xem là mẫu máy bay chở khách thành công nhất của ngành hàng không Liên Xô.
Điểm dễ nhận ra nhất với biến thể Tu-134UBL là được sửa đổi phần mũi, có thể là dùng để chứa radar.
Bảng điều khiển của những chiếc Tu-134UBL có một số sửa đổi nhỏ để phù hợp cho nhiệm vụ huấn luyện phi công ném bom của nó.
Kích thước của Tu-134UBL không khác nhiều so với mẫu chở khách thông thường với chiều dài khoảng 37m, cao hơn 9m, sải cánh 29m, trọng lượng rỗng 27,9 tấn.
Tu-134UBL trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Soloviev D-30-II cung cấp lực đẩy 66,68kN/chiếc.
Máy bay đạt tốc độ tối đa 950km/h, tầm bay 1.900-3.000km, trần bay hơn 12.000m.
Không rõ liệu Tu-134UBL có khả năng mang bom huấn luyện không? Tuy nhiên, đã có ảnh một số chiếc Tu-134UBL lắp giá treo ở dưới bụng máy bay, nhiều khả năng nó được dùng để treo bom huấn luyện ném thử khi cần.
Chưa biết chừng, khi cần Tu-134UBL có thể được dùng để ném bom thật.