Theo Sergei Rusakov – Giám đốc điều hành Công ty sản xuất vũ khí Techmash Concern cho biết, các kỹ sư Nga đang tiến hành lắp ráp loại bom chống ngầm Zagon-2 hoàn toàn mới cho trực thăng săn ngầm Mi-14. Đây vốn là loại trực thăng được sản xuất từ thời Liên Xô và được sử dụng ở nhiều nước ngoài Nga, ví dụ như Ba Lan, Ukraine, Libya (Ảnh: Groundreport.com).“Bom chống ngầm Zagon-2 do Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật phát triển, ban đầu được sử dụng cho các trực thăng Ka-28. Còn hiện nay chúng tôi đang tìm cách sử dụng trên các loại máy bay khác, bao gồm có Mi-14”, Rusakov tiết lộ trên Ria Novosti (Ảnh: Sputniknews).Zagon-2 được thiết kế để tấn công các tàu ngầm từ trên không khi tàu ngầm nổi trên mặt nước, lặn dưới kính tiềm vọng và lặn sâu(Ảnh: Sputniknews).Khi phóng vào các mục tiêu dưới nước, quả bom Zagon-2 nặng 120 kg sẽ mở dù, sau đó chìm xuống nước bằng lực trọng trường và lần theo mục tiêu bằng hệ thống điều khiển chuyển động và cảm biến sonar chủ động (Ảnh: Pinterest.com).Zagon-2 có chiều dài 150 cm và có thể phát hiện tàu ngầm địch từ khoảng cách xa 450 mét đang di chuyển ở độ sâu lên tới 600 mét. Loại bom này cũng có thể được thả từ loại các loại máy bay chống ngầm IL-38 và Tu-42M (Ảnh: Naval-technology.com).Một khi Zagon-2 lắp thành công lên Mi-14 sẽ làm tăng đáng kể năng lực chống ngầm của loại trực thăng này. Mi-14 được mệnh danh là một sát thủ diệt tàu ngầm, có khả năng hoạt động đổ bộ chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị ngư lôi, 12 quả bom loại 64 kg hoặc 8 quả bom loại 120 kg có khả năng khoan sâu xuống nước (Ảnh: Warhistoryonline.com).Trực thăng săn ngầm Mi-14 còn có thể mang theo bom hạt nhân nặng 1.000 kg có sức nổ 1 kiloton có khả năng phá hủy bất kỳ mục tiêu nào dưới nước với bán kính 800 mét (Ảnh: kollektsiya.ru).Do có khả năng hoạt động như thủy phi cơ nên Mi-14 được thiết kế cả khoang chứa vũ khí chống thấm nước mang theo 1-8 ngư lôi có khả năng hoạt động ở độ sâu và có gắn radar dò tìm ở dưới mũi (Ảnh: helicopter-database.de).Cái tên Mi-14 bắt đầu nổi tiếng là “sát thủ diệt tàu ngầm” từ cuối những năm 1980 với chiến tích lúc đó đã đánh chìm một tàu ngầm của NATO xâm nhập lãnh hải Liên Xô. Năm 1996, các trực thăng này đã được Nga cho nghỉ hưu. Nhưng đến nay Hải quân Nga đã khôi phục lại và thậm chí còn đang lên kế hoạch tái sản xuất trực thăng săn ngầm Mi-14 ở Kazan (Ảnh: Warhistoryonline.com).
Theo Sergei Rusakov – Giám đốc điều hành Công ty sản xuất vũ khí Techmash Concern cho biết, các kỹ sư Nga đang tiến hành lắp ráp loại bom chống ngầm Zagon-2 hoàn toàn mới cho trực thăng săn ngầm Mi-14. Đây vốn là loại trực thăng được sản xuất từ thời Liên Xô và được sử dụng ở nhiều nước ngoài Nga, ví dụ như Ba Lan, Ukraine, Libya (Ảnh: Groundreport.com).
“Bom chống ngầm Zagon-2 do Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật phát triển, ban đầu được sử dụng cho các trực thăng Ka-28. Còn hiện nay chúng tôi đang tìm cách sử dụng trên các loại máy bay khác, bao gồm có Mi-14”, Rusakov tiết lộ trên Ria Novosti (Ảnh: Sputniknews).
Zagon-2 được thiết kế để tấn công các tàu ngầm từ trên không khi tàu ngầm nổi trên mặt nước, lặn dưới kính tiềm vọng và lặn sâu(Ảnh: Sputniknews).
Khi phóng vào các mục tiêu dưới nước, quả bom Zagon-2 nặng 120 kg sẽ mở dù, sau đó chìm xuống nước bằng lực trọng trường và lần theo mục tiêu bằng hệ thống điều khiển chuyển động và cảm biến sonar chủ động (Ảnh: Pinterest.com).
Zagon-2 có chiều dài 150 cm và có thể phát hiện tàu ngầm địch từ khoảng cách xa 450 mét đang di chuyển ở độ sâu lên tới 600 mét. Loại bom này cũng có thể được thả từ loại các loại máy bay chống ngầm IL-38 và Tu-42M (Ảnh: Naval-technology.com).
Một khi Zagon-2 lắp thành công lên Mi-14 sẽ làm tăng đáng kể năng lực chống ngầm của loại trực thăng này. Mi-14 được mệnh danh là một sát thủ diệt tàu ngầm, có khả năng hoạt động đổ bộ chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị ngư lôi, 12 quả bom loại 64 kg hoặc 8 quả bom loại 120 kg có khả năng khoan sâu xuống nước (Ảnh: Warhistoryonline.com).
Trực thăng săn ngầm Mi-14 còn có thể mang theo bom hạt nhân nặng 1.000 kg có sức nổ 1 kiloton có khả năng phá hủy bất kỳ mục tiêu nào dưới nước với bán kính 800 mét (Ảnh: kollektsiya.ru).
Do có khả năng hoạt động như thủy phi cơ nên Mi-14 được thiết kế cả khoang chứa vũ khí chống thấm nước mang theo 1-8 ngư lôi có khả năng hoạt động ở độ sâu và có gắn radar dò tìm ở dưới mũi (Ảnh: helicopter-database.de).
Cái tên Mi-14 bắt đầu nổi tiếng là “sát thủ diệt tàu ngầm” từ cuối những năm 1980 với chiến tích lúc đó đã đánh chìm một tàu ngầm của NATO xâm nhập lãnh hải Liên Xô. Năm 1996, các trực thăng này đã được Nga cho nghỉ hưu. Nhưng đến nay Hải quân Nga đã khôi phục lại và thậm chí còn đang lên kế hoạch tái sản xuất trực thăng săn ngầm Mi-14 ở Kazan (Ảnh: Warhistoryonline.com).