Trực thăng chiến đấu Mi-24 (Nga sản xuất) đang được trang bị tại 3 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Indonesia và Myanmar. So với các trực thăng tối tân AH-64 Apache của Singapore và AH-1 Corba Thái Lan thì Mi-24 có sức mạnh hỏa lực tương đương, nhưng lại có thêm khả năng vận tải không thua kém trực thăng vận tải “chuyên nghiệp”. Chính điều đó biến Mi-24 trở thành trực thăng chiến đấu độc đáo có “1-0-2” ở Đông Nam Á. Các nhà thiết kế Liên Xô bố trí khoang vận tải trên Mi-24 là nhằm làm nhiệm vụ chở quân đột kích trong nhiệm vụ đổ bộ đường không. Giải pháp này giúp làm giảm số lượng trực thăng huy động trong các chiến dịch đổ bộ, thay vì phải vừa huy động trực thăng vận tải – trực thăng chiến đấu thì Mi-24 làm chung một nhiệm vụ.Khoang chở quân Mi-24 có thể chở được 8 lính đầy đủ vũ khí hoặc 4 cáng cứu thương hoặc hàng hóa. Ngoài vai trò vận tải, Mi-24 trang bị hệ thống hỏa lực tấn công mặt đất không thua kém AH-64 Apache hay AH-1 Cobra. Theo đó, 2 cánh nhỏ trên thân máy bay cho phép mang tổng cộng 1,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa chống tăng; rocket; bom; súng máy. Mi-24 có thể mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K114 Shturm đạt tầm bắn tới 5.000m. Mi-24 mang các loại rocket S-5 cỡ 55mm, S-8 cỡ 80mm và S-24 240mm để công kích mục tiêu mặt đất. Trong ảnh là đạn rocket rời bệ phóng treo trên cánh chiếc Mi-24.Đặc biệt, một đặc điểm trong hệ thống hỏa lực của Mi-24 mà không có trực thăng chiến đấu nào trên thế giới có được đó là khả năng mang bom. Trong ảnh là quả bom không điều khiển rời giá treo trên cánh Mi-24. Mi-24 có thể mang các gunpod (thùng súng máy) để tăng thêm hỏa lực khi tấn công bộ binh đối phương. Theo đó, Mi-24 mang được gundpod GUV-8700 (trang bị một súng máy 4 nòng cỡ 12,7mm Yak-B và 2 súng máy 4 nòng cỡ 7,62mm GShG-7,62) hoặc gunpod UPK-23-250 lắp pháo GSh-23L. Trong ảnh là loại gunpod GUV-8700 trên giá treo của Mi-24. Đầu mũi trực thăng được trang bị súng máy hoặc pháo để yểm trợ hỏa lực mặt đất tầm gần. Trong ảnh là khẩu súng máy 4 nòng 12,7mm Yak-B (tốc độ bắn 5.000 phát/phút) xuất hiện trên nhiều biến thể Mi-24. Hoặc các biến thể Mi-24VP/VP có thể trang bị pháo 2 nòng GSh-23L đạt tốc độ bắn 3.600 phát/phút.Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V) trang bị trong Không quân Myanmar. Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar.Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket và bom.
Trực thăng chiến đấu Mi-24 (Nga sản xuất) đang được trang bị tại 3 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Indonesia và Myanmar. So với các trực thăng tối tân AH-64 Apache của Singapore và AH-1 Corba Thái Lan thì Mi-24 có sức mạnh hỏa lực tương đương, nhưng lại có thêm khả năng vận tải không thua kém trực thăng vận tải “chuyên nghiệp”. Chính điều đó biến Mi-24 trở thành trực thăng chiến đấu độc đáo có “1-0-2” ở Đông Nam Á.
Các nhà thiết kế Liên Xô bố trí khoang vận tải trên Mi-24 là nhằm làm nhiệm vụ chở quân đột kích trong nhiệm vụ đổ bộ đường không. Giải pháp này giúp làm giảm số lượng trực thăng huy động trong các chiến dịch đổ bộ, thay vì phải vừa huy động trực thăng vận tải – trực thăng chiến đấu thì Mi-24 làm chung một nhiệm vụ.
Khoang chở quân Mi-24 có thể chở được 8 lính đầy đủ vũ khí hoặc 4 cáng cứu thương hoặc hàng hóa.
Ngoài vai trò vận tải, Mi-24 trang bị hệ thống hỏa lực tấn công mặt đất không thua kém AH-64 Apache hay AH-1 Cobra.
Theo đó, 2 cánh nhỏ trên thân máy bay cho phép mang tổng cộng 1,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa chống tăng; rocket; bom; súng máy. Mi-24 có thể mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K114 Shturm đạt tầm bắn tới 5.000m.
Mi-24 mang các loại rocket S-5 cỡ 55mm, S-8 cỡ 80mm và S-24 240mm để công kích mục tiêu mặt đất. Trong ảnh là đạn rocket rời bệ phóng treo trên cánh chiếc Mi-24.
Đặc biệt, một đặc điểm trong hệ thống hỏa lực của Mi-24 mà không có trực thăng chiến đấu nào trên thế giới có được đó là khả năng mang bom. Trong ảnh là quả bom không điều khiển rời giá treo trên cánh Mi-24.
Mi-24 có thể mang các gunpod (thùng súng máy) để tăng thêm hỏa lực khi tấn công bộ binh đối phương. Theo đó, Mi-24 mang được gundpod GUV-8700 (trang bị một súng máy 4 nòng cỡ 12,7mm Yak-B và 2 súng máy 4 nòng cỡ 7,62mm GShG-7,62) hoặc gunpod UPK-23-250 lắp pháo GSh-23L. Trong ảnh là loại gunpod GUV-8700 trên giá treo của Mi-24.
Đầu mũi trực thăng được trang bị súng máy hoặc pháo để yểm trợ hỏa lực mặt đất tầm gần. Trong ảnh là khẩu súng máy 4 nòng 12,7mm Yak-B (tốc độ bắn 5.000 phát/phút) xuất hiện trên nhiều biến thể Mi-24.
Hoặc các biến thể Mi-24VP/VP có thể trang bị pháo 2 nòng GSh-23L đạt tốc độ bắn 3.600 phát/phút.
Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V) trang bị trong Không quân Myanmar.
Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar.
Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket và bom.