Theo đài NDTV, Quân đội Ấn Độ đã triển khai một trung đoàn bao gồm gần 100 xe tăng T-72 đến vùng thung lũng phía đông tỉnh Ladakh, sát biên giới Trung Quốc, từ 6-8 tháng trước. Tuy không tiết lộ cụ thể vị trí của căn trung đoàn này, nguồn tin khẳng định các xe tăng chỉ nằm cách biên giới Trung Quốc vài km và số lượng xe sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.Việc triển khai xe tăng tới biên giới với Trung Quốc liên quan tới hành động đáng ngại từ Bắc Kinh - liên tiếp có các động thái đe dọa xâm nhập nhiều trạm biên phòng Ấn Độ dọc biên giới hai nước. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư phát triển các tuyến đường và sân bay gần biên giới, khiến New Delhi lo ngại.Mặc dù việc hoạt động ban đêm của xe tăng gặp nhiều khó khăn do điều kiện không khí loãng và nhiệt độ xuống tới -45 độ. Tuy nhiên, theo Đại tá Vijay Dalala thì quân đội nước này đã mua các chất phụ gia đặc biệt, chất bôi trơi để tránh động cơ khỏi bị đông cứng.Quân đội Ấn Độ hiện có trong biên chế khoảng 2.400 chiếc xe tăng T-72 được nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô, Ba Lan và một phần tự lắp ráp trong nước theo giấy phép.Phiên bản xe tăng T-72 mà Ấn Độ nhận được thuộc phiên bản T-72M1 dành cho xuất khẩu của Liên Xô. Nó được sản xuất trên cơ sở loại T-72A model 1979 nhưng dùng giáp mỏng hơn cũng như hạ cấp hệ thống điều khiển hỏa lực.Cận cảnh xe tăng T-72M1 của Lục quân Ấn Độ với 6+5 ống phóng lựu đạn khói gây nhiễu ở hai bên tháp pháo.Loại T-72M1 xuất khẩu cho Ấn Độ có trọng lượng khoảng 41,5 tấn, trang bị động cơ diesel công suất 840 mã lực, pháo chính 125mm 2A46M.Ngoài phiên bản T-72M1 gốc, Ấn Độ tự nâng cấp khoảng 1.000 chiếc T-72M1 lên chuẩn Ajeya MK2 và Combat Improved Ajeya. Ảnh: T-72 Ajeya MK2 gá thêm càng phá mìn duyệt binh ở New Delhi.Thay đổi dễ nhận thấy nhất trên T-72 Ajeya MK2 là trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1 ở mặt trước thân xe và tháp pháo.Động cơ, hộp số, hệ thống truyền động trên Ajeya MK2 hầu như vẫn giữ nguyên.Pháo chính 125 2A46M được bọc thêm tấp lót cách nhiệt ngoài nòng, có khả năng cũng được nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực.Pháo chính 125mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS có sức xuyên mạnh mẽ qua nòng, tầm bắn ước đạt 2,5-3,5km. Tuy nhiên, không rõ Ajeya MK2 có được trang bị tên lửa chống tăng hay không?Từng xuất hiện một vài hình ảnh cho thấy Ấn Độ còn trang bị cho kíp lái tăng T-72 cả tên lửa vác vai để bắn máy bay khi cần.Phiên bản Combat Improved Ajeya do Ấn Độ tự thực hiện với dòng tăng T-72 nhưng số lượng nâng cấp chưa nhiều (dù họ có tham vọng là tái trang bị 1.500 chiếc). Gói nâng cấp này trang bị giáp phản ứng nổ ERA do Ấn Độ tự sản xuất, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực SKO-1T DRAWA-T của Ba Lan, hệ thống NBC cải tiến, hệ thống cảnh báo laser dẫn đường tên lửa chống tăng và động cơ 1.000 mã lực S-1000.
Theo đài NDTV, Quân đội Ấn Độ đã triển khai một trung đoàn bao gồm gần 100 xe tăng T-72 đến vùng thung lũng phía đông tỉnh Ladakh, sát biên giới Trung Quốc, từ 6-8 tháng trước. Tuy không tiết lộ cụ thể vị trí của căn trung đoàn này, nguồn tin khẳng định các xe tăng chỉ nằm cách biên giới Trung Quốc vài km và số lượng xe sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Việc triển khai xe tăng tới biên giới với Trung Quốc liên quan tới hành động đáng ngại từ Bắc Kinh - liên tiếp có các động thái đe dọa xâm nhập nhiều trạm biên phòng Ấn Độ dọc biên giới hai nước. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư phát triển các tuyến đường và sân bay gần biên giới, khiến New Delhi lo ngại.
Mặc dù việc hoạt động ban đêm của xe tăng gặp nhiều khó khăn do điều kiện không khí loãng và nhiệt độ xuống tới -45 độ. Tuy nhiên, theo Đại tá Vijay Dalala thì quân đội nước này đã mua các chất phụ gia đặc biệt, chất bôi trơi để tránh động cơ khỏi bị đông cứng.
Quân đội Ấn Độ hiện có trong biên chế khoảng 2.400 chiếc xe tăng T-72 được nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô, Ba Lan và một phần tự lắp ráp trong nước theo giấy phép.
Phiên bản xe tăng T-72 mà Ấn Độ nhận được thuộc phiên bản T-72M1 dành cho xuất khẩu của Liên Xô. Nó được sản xuất trên cơ sở loại T-72A model 1979 nhưng dùng giáp mỏng hơn cũng như hạ cấp hệ thống điều khiển hỏa lực.
Cận cảnh xe tăng T-72M1 của Lục quân Ấn Độ với 6+5 ống phóng lựu đạn khói gây nhiễu ở hai bên tháp pháo.
Loại T-72M1 xuất khẩu cho Ấn Độ có trọng lượng khoảng 41,5 tấn, trang bị động cơ diesel công suất 840 mã lực, pháo chính 125mm 2A46M.
Ngoài phiên bản T-72M1 gốc, Ấn Độ tự nâng cấp khoảng 1.000 chiếc T-72M1 lên chuẩn Ajeya MK2 và Combat Improved Ajeya. Ảnh: T-72 Ajeya MK2 gá thêm càng phá mìn duyệt binh ở New Delhi.
Thay đổi dễ nhận thấy nhất trên T-72 Ajeya MK2 là trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1 ở mặt trước thân xe và tháp pháo.
Động cơ, hộp số, hệ thống truyền động trên Ajeya MK2 hầu như vẫn giữ nguyên.
Pháo chính 125 2A46M được bọc thêm tấp lót cách nhiệt ngoài nòng, có khả năng cũng được nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực.
Pháo chính 125mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS có sức xuyên mạnh mẽ qua nòng, tầm bắn ước đạt 2,5-3,5km. Tuy nhiên, không rõ Ajeya MK2 có được trang bị tên lửa chống tăng hay không?
Từng xuất hiện một vài hình ảnh cho thấy Ấn Độ còn trang bị cho kíp lái tăng T-72 cả tên lửa vác vai để bắn máy bay khi cần.
Phiên bản Combat Improved Ajeya do Ấn Độ tự thực hiện với dòng tăng T-72 nhưng số lượng nâng cấp chưa nhiều (dù họ có tham vọng là tái trang bị 1.500 chiếc). Gói nâng cấp này trang bị giáp phản ứng nổ ERA do Ấn Độ tự sản xuất, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực SKO-1T DRAWA-T của Ba Lan, hệ thống NBC cải tiến, hệ thống cảnh báo laser dẫn đường tên lửa chống tăng và động cơ 1.000 mã lực S-1000.