Trung Quốc cáo buộc hai chiếc máy bay tiêm kích F-15J của Nhật Bản đã chĩa radar ngắm bắn Su-30MKK.
Phía Nhật Bản sau đó đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc, họ cũng cho rằng phía Trung Quốc đã thường xuyên xâm phạm chủ quyền của Nhật. Cho dù sự thật là như thế nào và ai đúng ai sai trong trường hợp này thì cũng có thể khẳng định rằng những căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung đang ngày càng gia tăng. Hành động của phi công hai phía về mặt nguyên tắc là hành vi giao chiến, chỉ có điều là tên lửa chưa được bấm nút phóng ra mà thôi.
Trước đó, Bộ quốc phòng Nhật Bản hôm 22/4 cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm lực lượng phòng vệ trên không nước này đã cho máy bay chiến đấu xuất kích gần 200 lần để ngăn chặn các máy bay Trung Quốc xâm nhập trái phép không phận Nhật Bản (chủ yếu là vào khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát).
Những cuộc đụng độ ngày càng nguy hiểm của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản đang diễn ra ngày càng nhiều. Và rất có thể vào một lúc nào đó, do sự tính toán sai lầm hoặc thiếu kiềm chế của phi công một trong hai bên, đặc biệt là sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khả năng xảy ra không chiến là không hề nhỏ. Câu hỏi đặt ra là trong một cuộc không chiến tiềm tàng giữa Su-30MKK của Trung Quốc và F-15J của Nhật Bản, loại máy bay nào sẽ giành được phần thắng?
Sau đây Kiến Thức sẽ phân tích một số góc độ từ những thông số của hai loại chiến đấu cơ. Cũng cần nhớ rằng cả hai loại chiến đấu cơ Su-30MKK của Trung Quốc và F-15J của Nhật đều chưa từng được tham chiến thực tế. Và cả không quân Trung Quốc lẫn Nhật Bản cũng đã hơn nửa thế kỷ chưa tham gia vào một cuộc không chiến thực sự nào, vì thế mọi phân tích chỉ là ước đoán.
Tính cơ động
Su-30MKK là máy bay chiến đấu đa năng tầm xa, do nhà máy Komsomolsk-on-Amur nghiên cứu chế tạo cho Trung Quốc trên cơ sở của loại máy bay Su-30MK.
Nó được trang bị hai động cơ AL-31F cung cấp khả năng cơ động và lực đẩy lớn, khả năng cơ động, tốc độ leo cao và năng lực tác chiến quần vòng cự ly gần là những ưu điểm vượt trội của máy bay Su-30.Su-30MKK là tiêm kích đa nhiệm xương sống của Không quân Trung Quốc.
Còn F-15J là loại máy bay tiêm kích chặn đánh được hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất theo giấy phép của Mỹ. Nó được trang bị hai động cơ phản lực hai luồng có chế độ đốt tăng lực Pratt & Whitney F-110-100 ( hoặc 200) cho vận tốc cực đại nhỉnh hơn so với Su-30MKK (2.660km/h so với 2.120km/h), trần bay cao hơn Su-30 (20.000m so với 17.300m).
Nếu xét về khả năng cơ động thì Su-30 của Trung Quốc nhỉnh hơn, Su-30 chiếm ưu thế về khả năng tăng tốc đoạn ngắn va leo độ cao giúp nhanh chóng tiếp cận/thoát ly khu vực tác chiến và truy đuổi địch, còn F-15J có tốc độ bay và trần bay cao hơn.
Mắt thần
Hệ thống điện tử của máy bay Mỹ rõ ràng là hiện đại và ưu việt hơn hẳn so với Nga và Trung Quốc, trong không chiến thì radar là yếu tố quyết định thắng bại. Radar APG-63 (V1) của F-15J cùng lúc có thể phát hiện và theo dõi 14 mục tiêu và tấn công đồng loạt 6 mục tiêu.
Trong khi đó về phần Su-30MKK, rất khó để xác định được chiếc Su-30MKK đụng độ với F-15J hôm 17/6 mang loại radar nào. Vì số Su-30MKK mà Trung Quốc sở hữu sử dụng cùng lúc 3 loại radar khác nhau. Theo đó, 20 chiếc đầu tiên dùng N001VEP theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, và tiêu diệt 4 mục tiêu trên không. Từ chiếc 21 trở đi sử dụng Zhuk-MS theo dõi tới 20 mục tiêu cùng lúc nhưng vẫn chỉ hạ được 4 mục tiêu. Một số chiếc cuối cùng trang bị Zhuk-MSE có cùng tính năng không chiến với Zhuk-MS.Radar AN/APG-63 trên F-15.Radar Zhuk-MS của Su-30MKK.
Như vậy, cơ bản thì hệ thống radar kiểm soát hỏa lực trên F-15J có phần nhỉnh hơn, cũng một phần vì F-15J tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, trong khi Su-30MKK hướng về khả năng đa nhiệm. Hệ thống radar trên Su-30MKK còn phải chia sẻ cho nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu trên mặt đất.
Ngoài hệ thống radar tối tân, F-15J còn sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử do Nhật Bản tự phát triển đầy bí ẩn, không hề có bất kỳ thông số nào của nó được tiết lộ. Chưa biết chùng, chúng có thể sẽ khiến các hệ thống radar Nga “mù” khi tham chiến.
Tuy nhiên, F-15J sẽ phải hết sức đề phòng hệ thống trinh sát quang điện tử sử dụng các cảm biến laser và hồng ngoại cho phép phát hiện mục tiêu từ dấu vết động cơ (phát nhiệt) đến 90km của Su-30MKK. Nếu radar bị gây nhiễu thì Su-30MKK sẽ sử dụng radar quang điện này để theo dõi mà không bị phát hiện trở lại.
Hỏa lực
Về mặt hỏa lực, khó có thể nói được rằng F-15J hay Su-30MKK “ai hiện đại hơn ai”. Bởi thông số của chúng gần như là tương đương nhau. Ví dụ, F-15J được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 (tầm phóng 35km, dẫn đường hồng ngoại) và tên lửa đối không tầm trung AAM-4 (tầm phóng 100km, dẫn đường bằng radar chủ động).F-15J trang bị những tên lửa không đối không bí ẩn.
Còn Su-30MKK trang bị tên lửa không đối không R-73E (tầm phóng 35km) và tầm trung dẫn bằng radar bán chủ động R-27 (tầm bắn 70-80km) và dẫn bằng radar chủ động R-77 (tầm bắn 100-120km).
Tuy nhiên, F-15J có một lợi thế là các tên lửa đều do Nhật Bản tự chế tạo với những tính năng bí ẩn, độc đáo và nhất là không xuất khẩu ra bên ngoài. Thế nên, đối phương rất khó để tìm hiểu tính năng tên lửa nhằm đối phó. Trong khi R-73E/27/77 vốn được Nga xuất khẩu rộng rãi. Cho nên không khó để tìm kiếm nghiên cứu chúng khi một vài nước Đông Âu thân Mỹ, quan hệ tốt với Nhật Bản cũng sở hữu loại tên lửa này.
Năng lực tác chiến
Trung Quốc còn kém xa so với Nhật Bản về hệ thống truyền dẫn số liệu và năng lực hiệp đồng tác chiến, kém hơn về khả năng tác chiến quy mô lớn và hiệp đồng nhiều loại phương tiện.
Hàng năm Nhật Bản thường xuyên có các cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến với các lực lượng của Mỹ, do đó họ ăn đứt Trung Quốc về kinh nghiệm và kỹ năng, bản thân Trung Quốc ngày nay tuy mạnh về mọi mặt nhưng chỉ là một “cường quốc cô đơn”.Phi công Nhật Bản hàng năm vẫn tham gia các cuộc không chiến giả định với Mỹ. Còn Trung Quốc không có nhiều cơ hội khi họ tự tạo cho mình nhiều kẻ thù hơn là bạn bè.
Họ không có bạn bè mà chỉ ngày càng tạo ra nhiều kẻ thù, họ có một số lợi thế khi tận dụng được sự suy yếu của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ để mua hoặc chôm chỉa công nghệ. Nhưng phải nhớ rằng Nga là một nước lớn, họ chắc chắn sẽ chẳng bao giờ chia sẻ hết các yếu quyết của mình cho một người “bạn” đáng ngờ và về lâu dài là một đối thủ tiềm tàng.
Từ những phân tích và so sánh trên, có thể nhận định rằng, nếu xảy ra không chiến giữa hai loại máy bay này. Phần thắng sẽ thuộc vào bên nào chủ động tấn công trước, người chủ động sẽ là người giành được ưu thế. Ngoài ra cũng cần nói thêm rằng, trong không chiến, bản lĩnh của phi công là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Mà rõ ràng tố chất của phi công Nhật Bản thì không ai dám nghi ngờ, họ được tiếp cận trực tiếp và rèn luyện với các phi công siêu đẳng của siêu cường trên không Mỹ. Cũng cần phải nhớ rằng dù đã hơn 70 năm người Nhật được sống trong hòa bình, nhưng trong huyết quản của họ, vào bất kể lúc nào cũng có một dòng máu SAMURAI luôn chảy.
Trung Quốc cáo buộc hai chiếc máy bay tiêm kích F-15J của Nhật Bản đã chĩa radar ngắm bắn Su-30MKK.
Phía Nhật Bản sau đó đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc, họ cũng cho rằng phía Trung Quốc đã thường xuyên xâm phạm chủ quyền của Nhật. Cho dù sự thật là như thế nào và ai đúng ai sai trong trường hợp này thì cũng có thể khẳng định rằng những căng thẳng trong quan hệ Nhật-Trung đang ngày càng gia tăng. Hành động của phi công hai phía về mặt nguyên tắc là hành vi giao chiến, chỉ có điều là tên lửa chưa được bấm nút phóng ra mà thôi.
Trước đó, Bộ quốc phòng Nhật Bản hôm 22/4 cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm lực lượng phòng vệ trên không nước này đã cho máy bay chiến đấu xuất kích gần 200 lần để ngăn chặn các máy bay Trung Quốc xâm nhập trái phép không phận Nhật Bản (chủ yếu là vào khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát).
Những cuộc đụng độ ngày càng nguy hiểm của máy bay Trung Quốc và Nhật Bản đang diễn ra ngày càng nhiều. Và rất có thể vào một lúc nào đó, do sự tính toán sai lầm hoặc thiếu kiềm chế của phi công một trong hai bên, đặc biệt là sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khả năng xảy ra không chiến là không hề nhỏ. Câu hỏi đặt ra là trong một cuộc không chiến tiềm tàng giữa Su-30MKK của Trung Quốc và F-15J của Nhật Bản, loại máy bay nào sẽ giành được phần thắng?
Sau đây Kiến Thức sẽ phân tích một số góc độ từ những thông số của hai loại chiến đấu cơ. Cũng cần nhớ rằng cả hai loại chiến đấu cơ Su-30MKK của Trung Quốc và F-15J của Nhật đều chưa từng được tham chiến thực tế. Và cả không quân Trung Quốc lẫn Nhật Bản cũng đã hơn nửa thế kỷ chưa tham gia vào một cuộc không chiến thực sự nào, vì thế mọi phân tích chỉ là ước đoán.
Tính cơ động
Su-30MKK là máy bay chiến đấu đa năng tầm xa, do nhà máy Komsomolsk-on-Amur nghiên cứu chế tạo cho Trung Quốc trên cơ sở của loại máy bay Su-30MK.
Nó được trang bị hai động cơ AL-31F cung cấp khả năng cơ động và lực đẩy lớn, khả năng cơ động, tốc độ leo cao và năng lực tác chiến quần vòng cự ly gần là những ưu điểm vượt trội của máy bay Su-30.
Su-30MKK là tiêm kích đa nhiệm xương sống của Không quân Trung Quốc.
Còn F-15J là loại máy bay tiêm kích chặn đánh được hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất theo giấy phép của Mỹ. Nó được trang bị hai động cơ phản lực hai luồng có chế độ đốt tăng lực Pratt & Whitney F-110-100 ( hoặc 200) cho vận tốc cực đại nhỉnh hơn so với Su-30MKK (2.660km/h so với 2.120km/h), trần bay cao hơn Su-30 (20.000m so với 17.300m).
Nếu xét về khả năng cơ động thì Su-30 của Trung Quốc nhỉnh hơn, Su-30 chiếm ưu thế về khả năng tăng tốc đoạn ngắn va leo độ cao giúp nhanh chóng tiếp cận/thoát ly khu vực tác chiến và truy đuổi địch, còn F-15J có tốc độ bay và trần bay cao hơn.
Mắt thần
Hệ thống điện tử của máy bay Mỹ rõ ràng là hiện đại và ưu việt hơn hẳn so với Nga và Trung Quốc, trong không chiến thì radar là yếu tố quyết định thắng bại. Radar APG-63 (V1) của F-15J cùng lúc có thể phát hiện và theo dõi 14 mục tiêu và tấn công đồng loạt 6 mục tiêu.
Trong khi đó về phần Su-30MKK, rất khó để xác định được chiếc Su-30MKK đụng độ với F-15J hôm 17/6 mang loại radar nào. Vì số Su-30MKK mà Trung Quốc sở hữu sử dụng cùng lúc 3 loại radar khác nhau. Theo đó, 20 chiếc đầu tiên dùng N001VEP theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, và tiêu diệt 4 mục tiêu trên không. Từ chiếc 21 trở đi sử dụng Zhuk-MS theo dõi tới 20 mục tiêu cùng lúc nhưng vẫn chỉ hạ được 4 mục tiêu. Một số chiếc cuối cùng trang bị Zhuk-MSE có cùng tính năng không chiến với Zhuk-MS.
Radar AN/APG-63 trên F-15.
Radar Zhuk-MS của Su-30MKK.
Như vậy, cơ bản thì hệ thống radar kiểm soát hỏa lực trên F-15J có phần nhỉnh hơn, cũng một phần vì F-15J tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, trong khi Su-30MKK hướng về khả năng đa nhiệm. Hệ thống radar trên Su-30MKK còn phải chia sẻ cho nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu trên mặt đất.
Ngoài hệ thống radar tối tân, F-15J còn sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử do Nhật Bản tự phát triển đầy bí ẩn, không hề có bất kỳ thông số nào của nó được tiết lộ. Chưa biết chùng, chúng có thể sẽ khiến các hệ thống radar Nga “mù” khi tham chiến.
Tuy nhiên, F-15J sẽ phải hết sức đề phòng hệ thống trinh sát quang điện tử sử dụng các cảm biến laser và hồng ngoại cho phép phát hiện mục tiêu từ dấu vết động cơ (phát nhiệt) đến 90km của Su-30MKK. Nếu radar bị gây nhiễu thì Su-30MKK sẽ sử dụng radar quang điện này để theo dõi mà không bị phát hiện trở lại.
Hỏa lực
Về mặt hỏa lực, khó có thể nói được rằng F-15J hay Su-30MKK “ai hiện đại hơn ai”. Bởi thông số của chúng gần như là tương đương nhau. Ví dụ, F-15J được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 (tầm phóng 35km, dẫn đường hồng ngoại) và tên lửa đối không tầm trung AAM-4 (tầm phóng 100km, dẫn đường bằng radar chủ động).
F-15J trang bị những tên lửa không đối không bí ẩn.
Còn Su-30MKK trang bị tên lửa không đối không R-73E (tầm phóng 35km) và tầm trung dẫn bằng radar bán chủ động R-27 (tầm bắn 70-80km) và dẫn bằng radar chủ động R-77 (tầm bắn 100-120km).
Tuy nhiên, F-15J có một lợi thế là các tên lửa đều do Nhật Bản tự chế tạo với những tính năng bí ẩn, độc đáo và nhất là không xuất khẩu ra bên ngoài. Thế nên, đối phương rất khó để tìm hiểu tính năng tên lửa nhằm đối phó. Trong khi R-73E/27/77 vốn được Nga xuất khẩu rộng rãi. Cho nên không khó để tìm kiếm nghiên cứu chúng khi một vài nước Đông Âu thân Mỹ, quan hệ tốt với Nhật Bản cũng sở hữu loại tên lửa này.
Năng lực tác chiến
Trung Quốc còn kém xa so với Nhật Bản về hệ thống truyền dẫn số liệu và năng lực hiệp đồng tác chiến, kém hơn về khả năng tác chiến quy mô lớn và hiệp đồng nhiều loại phương tiện.
Hàng năm Nhật Bản thường xuyên có các cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến với các lực lượng của Mỹ, do đó họ ăn đứt Trung Quốc về kinh nghiệm và kỹ năng, bản thân Trung Quốc ngày nay tuy mạnh về mọi mặt nhưng chỉ là một “cường quốc cô đơn”.
Phi công Nhật Bản hàng năm vẫn tham gia các cuộc không chiến giả định với Mỹ. Còn Trung Quốc không có nhiều cơ hội khi họ tự tạo cho mình nhiều kẻ thù hơn là bạn bè.
Họ không có bạn bè mà chỉ ngày càng tạo ra nhiều kẻ thù, họ có một số lợi thế khi tận dụng được sự suy yếu của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ để mua hoặc chôm chỉa công nghệ. Nhưng phải nhớ rằng Nga là một nước lớn, họ chắc chắn sẽ chẳng bao giờ chia sẻ hết các yếu quyết của mình cho một người “bạn” đáng ngờ và về lâu dài là một đối thủ tiềm tàng.
Từ những phân tích và so sánh trên, có thể nhận định rằng, nếu xảy ra không chiến giữa hai loại máy bay này. Phần thắng sẽ thuộc vào bên nào chủ động tấn công trước, người chủ động sẽ là người giành được ưu thế. Ngoài ra cũng cần nói thêm rằng, trong không chiến, bản lĩnh của phi công là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Mà rõ ràng tố chất của phi công Nhật Bản thì không ai dám nghi ngờ, họ được tiếp cận trực tiếp và rèn luyện với các phi công siêu đẳng của siêu cường trên không Mỹ. Cũng cần phải nhớ rằng dù đã hơn 70 năm người Nhật được sống trong hòa bình, nhưng trong huyết quản của họ, vào bất kể lúc nào cũng có một dòng máu SAMURAI luôn chảy.