AV-8B Harrier II là máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn thế hệ 2 do Tập đoàn McDonnell Douglas nghiên cứu phát triển. AV-8B chủ yếu thiết kế cho nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ hoặc đa năng và có thể hoạt động tốt trên tàu sân bay nhỏ, tàu đổ bộ có boong phóng máy bay cỡ lớn và sân bay có diện tích hạn hẹp. Hiện nay, Hải quân Italy còn khoảng 14 chiếc AV-8B phục vụ làm nhiệm vụ cường kích, chống tàu mặt nước và trinh sát. Đơn vị không quân hải quân này đang trong hoạt động chiến dịch huấn luyện AWTI của Hải quân Italy Khu vực 1 (có căn cứ tại Grottaglie) diễn ra tại căn cứ Decimomannu có sự tham gia của đội điều khiển máy bay chiến đấu (FC) và nhân viên tác chiến phòng không (AAWO) đến từ các đơn vị hải quân. Điều đặc biệt biến AV-8B Harrier II trở thành loại chiến đấu "cực độc" đó là thiết kế hệ thống động lực cho phép nó có thể cất hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng như trực thăng thông thường. Hoặc nếu cất cánh thông thường nó chỉ cần đoạn đường băng rất ngắn (ngắn hơn nhiều so với máy bay thường) để cất cánh.
Các hoạt động huấn luyện bắt đầu bằng cuộc hội ý buổi sáng với thời gian kéo dài tùy thuộc vào độ phức tạp của nhiệm vụ. Trong hoạt động này, nhiều khía cạnh của nhiệm vụ được phân tích và lên kế hoạch.Số lượng AV-8B Harrier II được huy động tùy thuộc vào số lượng mục tiêu cũng như tình trạng của khu vực huấn luyện và điều kiện thời tiết. Nhiệm vụ huấn luyện điển hình diễn ra trong khoảng từ 60-90 phút và có sự tham gia của 2-4 máy bay với các nhiệm vụ như chiến đấu 1 chọi 1 hoặc 2 chọi 2 có sự tham gia của 1 hoặc nhiều FC. Những chiếc AV-8B Harrier II có 6 giá treo trên cánh mang được 5,9 tấn vũ khí gồm vũ khí đối không, đối đất, đối hải. Nhiệm vụ huấn luyện diễn ra tại Decimomannu còn nhằm đảm bảo việc các phi công và lực lượng mặt đất sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống AACMI bao gồm hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dự đoán/cảnh báo nếu máy bay có hành trình bay hoặc thao diễn có khả năng gây nguy hiểm. Hệ thống AACMI sẽ giúp chuyển các thông số kỹ thuật về chuyến bay tới trạm điều khiển dưới mặt đất theo thời gian thực. Trong nhr là buồng lái chiếc AV-8B của Italy.
Theo đánh giá của các chuyên Hải quân Italy, kinh nghiệm từ các hoạt động huấn luyện là vô giá. Các nhiệm vụ huấn luyện dành cho các phi công tham gia AWTI không giống nhau. Các nhiệm vụ được phân bổ dựa theo kinh nghiệm và chiến công của các phi công.Việc phân tích chi tiết từng chuyến bay như được thực hiện ở AWTI sẽ khó có thể được thực hiện ở các nhiệm vụ khác. Với điều kiện cần tối đa hóa kết quả huấn luyện trong khi vẫn đảm bảo mức chi phí hiện tại, điều kiện công nghệ tại căn cứ Decimomannu là cần thiết đối với Hải quân Italy.
AV-8B Harrier II là máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn thế hệ 2 do Tập đoàn McDonnell Douglas nghiên cứu phát triển. AV-8B chủ yếu thiết kế cho nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ hoặc đa năng và có thể hoạt động tốt trên tàu sân bay nhỏ, tàu đổ bộ có boong phóng máy bay cỡ lớn và sân bay có diện tích hạn hẹp. Hiện nay, Hải quân Italy còn khoảng 14 chiếc AV-8B phục vụ làm nhiệm vụ cường kích, chống tàu mặt nước và trinh sát.
Đơn vị không quân hải quân này đang trong hoạt động chiến dịch huấn luyện AWTI của Hải quân Italy Khu vực 1 (có căn cứ tại Grottaglie) diễn ra tại căn cứ Decimomannu có sự tham gia của đội điều khiển máy bay chiến đấu (FC) và nhân viên tác chiến phòng không (AAWO) đến từ các đơn vị hải quân.
Điều đặc biệt biến AV-8B Harrier II trở thành loại chiến đấu "cực độc" đó là thiết kế hệ thống động lực cho phép nó có thể cất hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng như trực thăng thông thường. Hoặc nếu cất cánh thông thường nó chỉ cần đoạn đường băng rất ngắn (ngắn hơn nhiều so với máy bay thường) để cất cánh.
Các hoạt động huấn luyện bắt đầu bằng cuộc hội ý buổi sáng với thời gian kéo dài tùy thuộc vào độ phức tạp của nhiệm vụ. Trong hoạt động này, nhiều khía cạnh của nhiệm vụ được phân tích và lên kế hoạch.
Số lượng AV-8B Harrier II được huy động tùy thuộc vào số lượng mục tiêu cũng như tình trạng của khu vực huấn luyện và điều kiện thời tiết.
Nhiệm vụ huấn luyện điển hình diễn ra trong khoảng từ 60-90 phút và có sự tham gia của 2-4 máy bay với các nhiệm vụ như chiến đấu 1 chọi 1 hoặc 2 chọi 2 có sự tham gia của 1 hoặc nhiều FC. Những chiếc AV-8B Harrier II có 6 giá treo trên cánh mang được 5,9 tấn vũ khí gồm vũ khí đối không, đối đất, đối hải.
Nhiệm vụ huấn luyện diễn ra tại Decimomannu còn nhằm đảm bảo việc các phi công và lực lượng mặt đất sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống AACMI bao gồm hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dự đoán/cảnh báo nếu máy bay có hành trình bay hoặc thao diễn có khả năng gây nguy hiểm.
Hệ thống AACMI sẽ giúp chuyển các thông số kỹ thuật về chuyến bay tới trạm điều khiển dưới mặt đất theo thời gian thực. Trong nhr là buồng lái chiếc AV-8B của Italy.
Theo đánh giá của các chuyên Hải quân Italy, kinh nghiệm từ các hoạt động huấn luyện là vô giá.
Các nhiệm vụ huấn luyện dành cho các phi công tham gia AWTI không giống nhau. Các nhiệm vụ được phân bổ dựa theo kinh nghiệm và chiến công của các phi công.
Việc phân tích chi tiết từng chuyến bay như được thực hiện ở AWTI sẽ khó có thể được thực hiện ở các nhiệm vụ khác.
Với điều kiện cần tối đa hóa kết quả huấn luyện trong khi vẫn đảm bảo mức chi phí hiện tại, điều kiện công nghệ tại căn cứ Decimomannu là cần thiết đối với Hải quân Italy.