Object 279 là mẫu xe tăng hạng nặng độc đáo nhưng có số phận hẩm hiu. Được bắt đầu thiết kế từ năm 1957 nhưng chỉ có 1 chiếc được chế tạo, nhường chỗ cho thế hệ xe tăng hạng trung hợp thời hơn. Điểm đặc biệt của mẫu xe này là thiết kế với 4 dải xích thay vì 2 giúp nó vượt mọi địa hình, trang bị pháo cỡ 130mm.
Xe thông tin chỉ huy BMP-K được trang bị cột ăn-ten, các máy radio, thiết bị quan sát, máy phát điện làm nhiệm vụ chỉ huy các phân đội và liên lạc với chỉ huy cấp cao hơn (trung, lữ đoàn hoặc hơn). Điểm lý thú ở cỗ xe này là an-ten đặt ngay vị trí thường lắp đặt nòng pháo khiến không ít người lầm tưởng đó là khẩu pháo không phải là cột an-ten.
Mẫu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh BMP Object 914, được thiết kế dựa trên khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Tổ lái 2 người, chở theo được 8 lính, đạt tốc độ 60km/h trên bộ và 10km/h trên mặt nước. Vũ khí là pháo 73mm, súng máy 7,62mm và tên lửa chống tăng AT-3 Sagger.
Trong ảnh là BTR-90, mẫu xe bọc thép chở quân đoản mệnh của dòng họ BTR-60, 70, 80 danh tiếng. Sinh ra không hợp thời khi mà xu thế thân chữ V chuyên chống mìn lên ngôi và động cơ đặt phía trước. Nga sử dụng BTR-82A trong khi chờ thế hệ Boomerang ra đời, thay cho việc sử dụng BTR-90.
Pháo chống tăng tự hành 2S14 Zhalo-S 85mm trên cơ sở khung thân xe bọc thép chở quân BTR-70. Việc phát triển bị đình lại khi thử nghiệm cho thấy nó khó có thể tấn công một cách hiệu quả các xe tăng hiện đại.
Trong ảnh là pháo phòng không tự hành BTR-40A thiết kế dựa trên khung thân xe bọc thép BTR-40, trang bị đại liên 2 nòng 14,5mm ZPU-2. Kíp xe 5 người, mang theo 2400 viên đạn 14,5mm, tầm hiệu quả khi bắn máy bay là 1.400m còn bắn mục tiêu mặt đất là 2.000m. Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ số lượng đáng kể loại pháo này bộ đội ta bắn máy bay Mỹ.
Xe bọc thép chở quân ZIL-153, phiên bản thử nghiệm với 2 động cơ bơi nước phía sau.
Pháo chống tăng tự hành KSP-76 (Gaz-68), sử dụng pháo chống tăng Zis-3 76mm. Thiết kế của loại vũ khí này đơn giản là tăng tính cơ động cho khẩu pháo chống tăng huyền thoại trong Thế chiến thứ 2. KSP-76 bắt đầu được phát triển năm 1943, đùng làm hỗ trợ cho các lực lượng trinh sát và đổ bộ đường không.
Xe tăng phun lửa 0T-130 của Hồng quân Liên Xô, từng tham gia trận Khalkhin Gol 1939 nổi tiếng.
Pháo phòng không tự hành ZSU-37 - chiến tranh cơ giới hóa trong Thế chiến thứ 2 đã phát triển lên rất nhanh, và Liên Xô đã gắn thêm “chân” cho khẩu pháo 37mm chuyên phòng không này, với khung thân lấy từ pháo chống tăng tự hành Su-76M. Tổng cộng từ năm 1945 đến 1948 đã có 75 chiếc được sản xuất.
Xe thiết giáp đổ bộ K-78 với thân hình như một chiếc thuyền, không được chấp nhận đưa vào biên chế vì khả năng chịu sóng gió thấp. Xe thông tin chỉ huy BTR-50PU là một phiên bản hoán cải của dòng xe thiết giáp BTR-50, trang bị thêm các máy radio và thiết bị quan sát đặc biệt. Xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-85.
Object 279 là mẫu xe tăng hạng nặng độc đáo nhưng có số phận hẩm hiu. Được bắt đầu thiết kế từ năm 1957 nhưng chỉ có 1 chiếc được chế tạo, nhường chỗ cho thế hệ xe tăng hạng trung hợp thời hơn. Điểm đặc biệt của mẫu xe này là thiết kế với 4 dải xích thay vì 2 giúp nó vượt mọi địa hình, trang bị pháo cỡ 130mm.
Xe thông tin chỉ huy BMP-K được trang bị cột ăn-ten, các máy radio, thiết bị quan sát, máy phát điện làm nhiệm vụ chỉ huy các phân đội và liên lạc với chỉ huy cấp cao hơn (trung, lữ đoàn hoặc hơn). Điểm lý thú ở cỗ xe này là an-ten đặt ngay vị trí thường lắp đặt nòng pháo khiến không ít người lầm tưởng đó là khẩu pháo không phải là cột an-ten.
Mẫu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh BMP Object 914, được thiết kế dựa trên khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Tổ lái 2 người, chở theo được 8 lính, đạt tốc độ 60km/h trên bộ và 10km/h trên mặt nước. Vũ khí là pháo 73mm, súng máy 7,62mm và tên lửa chống tăng AT-3 Sagger.
Trong ảnh là BTR-90, mẫu xe bọc thép chở quân đoản mệnh của dòng họ BTR-60, 70, 80 danh tiếng. Sinh ra không hợp thời khi mà xu thế thân chữ V chuyên chống mìn lên ngôi và động cơ đặt phía trước. Nga sử dụng BTR-82A trong khi chờ thế hệ Boomerang ra đời, thay cho việc sử dụng BTR-90.
Pháo chống tăng tự hành 2S14 Zhalo-S 85mm trên cơ sở khung thân xe bọc thép chở quân BTR-70. Việc phát triển bị đình lại khi thử nghiệm cho thấy nó khó có thể tấn công một cách hiệu quả các xe tăng hiện đại.
Trong ảnh là pháo phòng không tự hành BTR-40A thiết kế dựa trên khung thân xe bọc thép BTR-40, trang bị đại liên 2 nòng 14,5mm ZPU-2. Kíp xe 5 người, mang theo 2400 viên đạn 14,5mm, tầm hiệu quả khi bắn máy bay là 1.400m còn bắn mục tiêu mặt đất là 2.000m. Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ số lượng đáng kể loại pháo này bộ đội ta bắn máy bay Mỹ.
Xe bọc thép chở quân ZIL-153, phiên bản thử nghiệm với 2 động cơ bơi nước phía sau.
Pháo chống tăng tự hành KSP-76 (Gaz-68), sử dụng pháo chống tăng Zis-3 76mm. Thiết kế của loại vũ khí này đơn giản là tăng tính cơ động cho khẩu pháo chống tăng huyền thoại trong Thế chiến thứ 2. KSP-76 bắt đầu được phát triển năm 1943, đùng làm hỗ trợ cho các lực lượng trinh sát và đổ bộ đường không.
Xe tăng phun lửa 0T-130 của Hồng quân Liên Xô, từng tham gia trận Khalkhin Gol 1939 nổi tiếng.
Pháo phòng không tự hành ZSU-37 - chiến tranh cơ giới hóa trong Thế chiến thứ 2 đã phát triển lên rất nhanh, và Liên Xô đã gắn thêm “chân” cho khẩu pháo 37mm chuyên phòng không này, với khung thân lấy từ pháo chống tăng tự hành Su-76M. Tổng cộng từ năm 1945 đến 1948 đã có 75 chiếc được sản xuất.
Xe thiết giáp đổ bộ K-78 với thân hình như một chiếc thuyền, không được chấp nhận đưa vào biên chế vì khả năng chịu sóng gió thấp.
Xe thông tin chỉ huy BTR-50PU là một phiên bản hoán cải của dòng xe thiết giáp BTR-50, trang bị thêm các máy radio và thiết bị quan sát đặc biệt.
Xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-85.