Chúng tôi lọt vào một Phân xưởng của Nhà máy Z157 và không khỏi choáng ngợp trước sự bề bộn và những âm thanh tổng hợp tại đây. Phân xưởng này chuyên về phần vỏ xe được ví như... Khoa da liễu. Từ những mụn nhọt nhỏ thế này cũng cần là phẳng một cách nhẹ nhàng. Những phần việc nặng nhọc như di chuyển những chiếc lốp hàng tạ thế này phải nhờ đến sức máy. Những "đôi chân" luôn cần vững chắc trên những chặng đường trường... Tất nhiên, khách hàng - bệnh nhân thường xuyên tại Bệnh viện Ô tô 157 cũng như một số bệnh viện ô tô khác là xe U oát, loại chiến mã gắn liền với những người lính. Những mạch máu li ti của chuyên ngành điện luôn cần đến những bàn tay khéo léo. Với những dụng cụ đo như thế này độ chuẩn xác cũng đòi hỏi rất cao. Khi chúng tôi có mặt tại Z157 cũng là lúc những người lính thợ ô tô đang tổ chức thi nâng bậc lương. Đương nhiên, các phần thi đều là chuyên môn khám chữa bệnh cho ô tô. Còn đây là phần bệ đỡ của một chiếc Zin-131 đang được đại tu tại Nhà máy Z151. Lãnh đạo Nhà máy Z151 cho biết, mỗi năm có khoảng trên 300 chiếc xe được "nhập viện" tại đây từ các bệnh đơn giản cho đến những bệnh phức tạp. Nếu như Z157 còn có thêm nhiệm vụ khám bệnh cho các VIP là các dòng xe thế hệ mới thì Z151 đậm chất lính hơn, chuyên về các dòng xe quân sự truyền thống. Ảnh: Nổ chỉnh động cơ sau lắp ráp. Bàn tay "bác sĩ ô tô"... "Bác sĩ" mà nằm không khác gì... bệnh nhân. Thiếu tá Vũ Nam Hải - Kiểm tra viên Phòng KSC Nhà máy Z151 giới thiệu với chúng tôi thiết bị kiểm tra độ sáng của đèn pha xe sau sửa chữa. Đèn pha sẽ được rọi vào bề mặt của thiết bị để đo độ sáng.Thử tải động cơ. Lãnh đạo Z151 cho biết, đơn vị cũng đã được đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ sửa chữa ô tô. Chiếc máy mài gia công xi lanh trục guồng động cơ Zin-131 này chẳng hạn. Hay như chiếc máy doa VB182 được trang bị từ năm 2008 với độ chính xác và hiệu suất cao này.Công nhân Tạ Đức Thuần bên máy gia công tay biên BL-600 tại Phân xưởng sửa chữa động cơ. Công việc nặng nhọc là thế, nhưng trong đội ngũ những người lính thợ ô tô, không thiếu các bóng hồng. Gia đình chị Vũ Thị Lan Anh đã có 3 đời gắn bó với công việc sửa chữa ô tô tại Nhà máy Z151. Chị Lan Anh đã có 25 năm gắn bó với nghề. Chị tâm sự, đôi khi khách của chồng đến nhà chơi chị rất ngại bắt tay, vì ai cũng kêu, sao bàn tay chị thô ráp thế. Một phần tư số công nhân quốc phòng của Z151 là nữ. Giống như chị Lan Anh, thu nhập của họ ở mức dăm ba triệu đồng một tháng, tùy vào việc làm nhiều hay ít. Sự mộc mạc, dễ gần là cảm giác khi chúng tôi tiếp xúc với những người lính thợ nữ. Vệ sinh sau khi hết ca. Nhứng bàn tay lính thợ ngoài xà phòng, họ phải dùng mùn cưa mới hi vọng rũ bỏ hết những dầu mỡ trên da thịt. Để một "bệnh nhân" hoàn toàn khỏe mạnh và có thể "xuất viện" thế này, phải qua 5 - 6 phân xưởng với các chuyên ngành khác nhau. Chúng sẽ được "tiễn đưa" về các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Chấm công sau một ngày làm việc. Đây là cơ sở để tính lương mỗi tháng. Đại tá Trần Văn Chất - Chính ủy Nhà máy Z151 và Trung tá Vũ Huy Dũng - Phó Giám đốc Nhà máy cùng Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý của Văn nghệ Quân đội.
Chúng tôi lọt vào một Phân xưởng của Nhà máy Z157 và không khỏi choáng ngợp trước sự bề bộn và những âm thanh tổng hợp tại đây.
Phân xưởng này chuyên về phần vỏ xe được ví như... Khoa da liễu. Từ những mụn nhọt nhỏ thế này cũng cần là phẳng một cách nhẹ nhàng.
Những phần việc nặng nhọc như di chuyển những chiếc lốp hàng tạ thế này phải nhờ đến sức máy.
Những "đôi chân" luôn cần vững chắc trên những chặng đường trường...
Tất nhiên, khách hàng - bệnh nhân thường xuyên tại Bệnh viện Ô tô 157 cũng như một số bệnh viện ô tô khác là xe U oát, loại chiến mã gắn liền với những người lính.
Những mạch máu li ti của chuyên ngành điện luôn cần đến những bàn tay khéo léo.
Với những dụng cụ đo như thế này độ chuẩn xác cũng đòi hỏi rất cao.
Khi chúng tôi có mặt tại Z157 cũng là lúc những người lính thợ ô tô đang tổ chức thi nâng bậc lương. Đương nhiên, các phần thi đều là chuyên môn khám chữa bệnh cho ô tô.
Còn đây là phần bệ đỡ của một chiếc Zin-131 đang được đại tu tại Nhà máy Z151. Lãnh đạo Nhà máy Z151 cho biết, mỗi năm có khoảng trên 300 chiếc xe được "nhập viện" tại đây từ các bệnh đơn giản cho đến những bệnh phức tạp.
Nếu như Z157 còn có thêm nhiệm vụ khám bệnh cho các VIP là các dòng xe thế hệ mới thì Z151 đậm chất lính hơn, chuyên về các dòng xe quân sự truyền thống. Ảnh: Nổ chỉnh động cơ sau lắp ráp.
Bàn tay "bác sĩ ô tô"...
"Bác sĩ" mà nằm không khác gì... bệnh nhân.
Thiếu tá Vũ Nam Hải - Kiểm tra viên Phòng KSC Nhà máy Z151 giới thiệu với chúng tôi thiết bị kiểm tra độ sáng của đèn pha xe sau sửa chữa. Đèn pha sẽ được rọi vào bề mặt của thiết bị để đo độ sáng.
Thử tải động cơ.
Lãnh đạo Z151 cho biết, đơn vị cũng đã được đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ sửa chữa ô tô. Chiếc máy mài gia công xi lanh trục guồng động cơ Zin-131 này chẳng hạn.
Hay như chiếc máy doa VB182 được trang bị từ năm 2008 với độ chính xác và hiệu suất cao này.
Công nhân Tạ Đức Thuần bên máy gia công tay biên BL-600 tại Phân xưởng sửa chữa động cơ.
Công việc nặng nhọc là thế, nhưng trong đội ngũ những người lính thợ ô tô, không thiếu các bóng hồng.
Gia đình chị Vũ Thị Lan Anh đã có 3 đời gắn bó với công việc sửa chữa ô tô tại Nhà máy Z151. Chị Lan Anh đã có 25 năm gắn bó với nghề. Chị tâm sự, đôi khi khách của chồng đến nhà chơi chị rất ngại bắt tay, vì ai cũng kêu, sao bàn tay chị thô ráp thế. Một phần tư số công nhân quốc phòng của Z151 là nữ. Giống như chị Lan Anh, thu nhập của họ ở mức dăm ba triệu đồng một tháng, tùy vào việc làm nhiều hay ít. Sự mộc mạc, dễ gần là cảm giác khi chúng tôi tiếp xúc với những người lính thợ nữ.
Vệ sinh sau khi hết ca. Nhứng bàn tay lính thợ ngoài xà phòng, họ phải dùng mùn cưa mới hi vọng rũ bỏ hết những dầu mỡ trên da thịt.
Để một "bệnh nhân" hoàn toàn khỏe mạnh và có thể "xuất viện" thế này, phải qua 5 - 6 phân xưởng với các chuyên ngành khác nhau. Chúng sẽ được "tiễn đưa" về các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.
Chấm công sau một ngày làm việc. Đây là cơ sở để tính lương mỗi tháng.
Đại tá Trần Văn Chất - Chính ủy Nhà máy Z151 và Trung tá Vũ Huy Dũng - Phó Giám đốc Nhà máy cùng Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý của Văn nghệ Quân đội.