Năm 2008, Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng ST Marine (Singapore) mua một tàu đổ bộ đa năng lớp Endurance. Cuối năm 2012, nước này đã nhận chuyển giao chiếc tàu và đặt tên là HMS Angthong. Đây được xem là tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Hoàng gia Thái Lan và cũng là lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau lớp tàu Makassar của Indonesia. Tàu đổ bộ lớp HMS Angthong có lượng giãn nước toàn tải tới 8.500 tấn, dài 141m, rộng 21m. Tàu được vận hành bởi đội thủy thủ khoảng 65 người. Tàu được thiết kế với sân đáp và nhà chứa đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 2 trực thăng hạng trung SH-60 Sea Hawk. Trong ảnh là 2 chiếc trực thăng SH-60 Sea Hawk trên boong tàu HMS Angthong trong tập trận. Trực thăng SH-60 trên tàu làm nhiệm vụ chở quân đổ bộ đường không, tải thương, tìm kiếm cứu nạn. HMS Angthong được vũ trang hệ thống vũ khí hạng nhẹ tự phòng vệ khi cần gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không tự động 25mm, súng máy 12,7mm. Trong ảnh là tháp pháo 76mm nằm ở boong tàu trước. Trong khoong tàu HMS Angthoong có khả năng chở 18 xe tăng, 20 xe bọc thép và 350-500 lính thủy đánh bộ vũ trang đầy đủ. Ngoài ra, tàu còn có khả năng chở 2 tàu đổ bộ cỡ nhỏ dài 25mm và 4 tàu dài 13m chuyên dùng để đổ bộ phương tiện cơ giới hoặc lính thủy. Trong ảnh là tàu đổ bộ nhỏ xuất phát từ tàu HMS Angthong chở trên mình chiếc xe bọc thép chở quân BTR-3E. Một số xe bọc thép được chở vào bờ hoặc chúng sẽ tự bơi. Trong ảnh là xe bọc thép lội nước AAV7 di chuyển trong khoong ngập nước một phần của tàu HMS Angthong (việc làm ngập nước này nhằm để tàu đổ bộ nhỏ di chuyển). Những chiếc xe bọc thép lội nước AAV7 bắt đầu “nhảy” xuống biển. “Tay bơi” bọc thép AAV7 chở theo quân đổ bộ tiến trên biển. Đội hình xe bọc thép AAV7 sẽ đổ lính thủy lên bờ biển và làm luôn nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực.Hoàn thành nhiệm vụ những chiếc AAV7 lại chở về tàu HMS Angthong.
Năm 2008, Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng ST Marine (Singapore) mua một tàu đổ bộ đa năng lớp Endurance. Cuối năm 2012, nước này đã nhận chuyển giao chiếc tàu và đặt tên là HMS Angthong. Đây được xem là tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Hoàng gia Thái Lan và cũng là lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau lớp tàu Makassar của Indonesia.
Tàu đổ bộ lớp HMS Angthong có lượng giãn nước toàn tải tới 8.500 tấn, dài 141m, rộng 21m. Tàu được vận hành bởi đội thủy thủ khoảng 65 người.
Tàu được thiết kế với sân đáp và nhà chứa đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 2 trực thăng hạng trung SH-60 Sea Hawk.
Trong ảnh là 2 chiếc trực thăng SH-60 Sea Hawk trên boong tàu HMS Angthong trong tập trận.
Trực thăng SH-60 trên tàu làm nhiệm vụ chở quân đổ bộ đường không, tải thương, tìm kiếm cứu nạn.
HMS Angthong được vũ trang hệ thống vũ khí hạng nhẹ tự phòng vệ khi cần gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không tự động 25mm, súng máy 12,7mm. Trong ảnh là tháp pháo 76mm nằm ở boong tàu trước.
Trong khoong tàu HMS Angthoong có khả năng chở 18 xe tăng, 20 xe bọc thép và 350-500 lính thủy đánh bộ vũ trang đầy đủ.
Ngoài ra, tàu còn có khả năng chở 2 tàu đổ bộ cỡ nhỏ dài 25mm và 4 tàu dài 13m chuyên dùng để đổ bộ phương tiện cơ giới hoặc lính thủy.
Trong ảnh là tàu đổ bộ nhỏ xuất phát từ tàu HMS Angthong chở trên mình chiếc xe bọc thép chở quân BTR-3E.
Một số xe bọc thép được chở vào bờ hoặc chúng sẽ tự bơi. Trong ảnh là xe bọc thép lội nước AAV7 di chuyển trong khoong ngập nước một phần của tàu HMS Angthong (việc làm ngập nước này nhằm để tàu đổ bộ nhỏ di chuyển).
Những chiếc xe bọc thép lội nước AAV7 bắt đầu “nhảy” xuống biển.
“Tay bơi” bọc thép AAV7 chở theo quân đổ bộ tiến trên biển.
Đội hình xe bọc thép AAV7 sẽ đổ lính thủy lên bờ biển và làm luôn nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực.
Hoàn thành nhiệm vụ những chiếc AAV7 lại chở về tàu HMS Angthong.