Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, không quân nước này sẽ nhận được những động cơ NK-32 cải tiến dành cho máy bay ném bom Tu-160M2 thế hệ mới vào cuối năm nay. Các nhà phát triển mẫu động cơ NK-32 cải tiến nói rằng, với mẫu động cơ mới này sẽ giúp máy bay đạt đến tầng bình lưu của khí quyển, ở độ cao 18.200m.Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết thêm: “Phiên bản mới của động cơ NK-32 không những làm việc như là một động cơ phản lực cực khỏe, mà nó còn đóng vai trò như một động cơ tên lửa. Nhờ đó Tu-60M2 có thể bay ở một độ cao không tưởng, và sẽ không có một hệ thống vũ khí nào của đối phương đủ sức tấn công nó”.Dự kiến chuyến bay đầu tiên của máy bay sau khi hiện đại hóa với động cơ này sẽ diễn ra vào năm 2018. Tướng Viktor Bondarev, người đứng đầu lực lượng không quân Nga nói Bộ Quốc Phòng Nga có kế hoạch mua khoảng 50 chiếc oanh tạc cơ Tu-60M2. Kế hoạch sản xuất các máy bay phiên bản này sẽ bắt đầu vào năm 2021.Nga hiện đang thúc đẩy về việc xây dựng đơn vị máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK DA (Viết tắt của Tổ hợp hàng không tương lai cho Không quân tầm xa). Tuy nhiên dự án phát triển này liên tục bị trì hoãn. Dự kiến đơn vị đầu tiên sẽ chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian 2020-2025.“Việc cơ quan điều khiển lực lượng không gian vũ trụ của Nga hiện đang tạo ra một sự thay thế tạm thời cho PAK DA. Một loạt các máy bay tầm xa sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ cảnh báo phòng không và điều này cần thiết để tiến hành một kế hoạch thay thế về công nghệ của các máy bay vũ trang mới. Dmitry Litovkin, chuyên gia phân tích quân sự tại tờ Daily NewspaperIzvestiya giải thích.Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng nói với trang tin RIR rằng, có thể dự án này sẽ trở thành chương trình tốn kém nhất của Bộ Quốc Phòng Nga trong năm 2020. Các chi phí này tương đương với việc xây dựng các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Borei mang tên lửa đạn đạo Bulava,với khoản tiền từ năm đến bảy tỷ đô la.Các chuyên gia quân sự cho biết, máy bay ném bom Tu-160M2 sẽ được sử dụng không những là một vũ khí răn đe mà còn để đáp ứng những thách thức hiện tại mà Bộ Quốc Phòng Nga sẽ đối mặt.Cựu chỉ huy lực lượng Không quân và là anh hùng nước Nga tướng Pyotr Dainekin cho biết: “Từ “Tên lửa diệt tàu sân bay” nhấn mạnh khả năng của máy bay ném bom sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tầm xa hạt nhân và cả phi hạt nhân, trong số đó có các tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới Kh-555”.Ông cũng nói thêm rằng, các máy bay này cũng có khả năng trang bị tên lửa hành trình được lập trình tọa độ để tấn công chính xác các mục mặt đất Kh-55SM, “Tu-160 có thể trang bị bất kỳ loại bom nào kể cả hạt nhân, và bom thường”.Với trọng tải bom đạt 40 tấn, máy bay có thể mang bom hạt nhân, bom xuyên, bom chùm, hoặc thủy lôi. Ông Dainekin nói: Máy bay Tu-160M2 sau khi nâng cấp có thể bắn trúng mục tiêu tiềm năng từ vị trí ngoài tầm với của các hệ thống tên lửa phòng thủ chống máy bay nổi bật nhất hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, không quân nước này sẽ nhận được những động cơ NK-32 cải tiến dành cho máy bay ném bom Tu-160M2 thế hệ mới vào cuối năm nay. Các nhà phát triển mẫu động cơ NK-32 cải tiến nói rằng, với mẫu động cơ mới này sẽ giúp máy bay đạt đến tầng bình lưu của khí quyển, ở độ cao 18.200m.
Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết thêm: “Phiên bản mới của động cơ NK-32 không những làm việc như là một động cơ phản lực cực khỏe, mà nó còn đóng vai trò như một động cơ tên lửa. Nhờ đó Tu-60M2 có thể bay ở một độ cao không tưởng, và sẽ không có một hệ thống vũ khí nào của đối phương đủ sức tấn công nó”.
Dự kiến chuyến bay đầu tiên của máy bay sau khi hiện đại hóa với động cơ này sẽ diễn ra vào năm 2018. Tướng Viktor Bondarev, người đứng đầu lực lượng không quân Nga nói Bộ Quốc Phòng Nga có kế hoạch mua khoảng 50 chiếc oanh tạc cơ Tu-60M2. Kế hoạch sản xuất các máy bay phiên bản này sẽ bắt đầu vào năm 2021.
Nga hiện đang thúc đẩy về việc xây dựng đơn vị máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới PAK DA (Viết tắt của Tổ hợp hàng không tương lai cho Không quân tầm xa). Tuy nhiên dự án phát triển này liên tục bị trì hoãn. Dự kiến đơn vị đầu tiên sẽ chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian 2020-2025.
“Việc cơ quan điều khiển lực lượng không gian vũ trụ của Nga hiện đang tạo ra một sự thay thế tạm thời cho PAK DA. Một loạt các máy bay tầm xa sẽ sớm hoàn thành nhiệm vụ cảnh báo phòng không và điều này cần thiết để tiến hành một kế hoạch thay thế về công nghệ của các máy bay vũ trang mới. Dmitry Litovkin, chuyên gia phân tích quân sự tại tờ Daily NewspaperIzvestiya giải thích.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng nói với trang tin RIR rằng, có thể dự án này sẽ trở thành chương trình tốn kém nhất của Bộ Quốc Phòng Nga trong năm 2020. Các chi phí này tương đương với việc xây dựng các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Borei mang tên lửa đạn đạo Bulava,với khoản tiền từ năm đến bảy tỷ đô la.
Các chuyên gia quân sự cho biết, máy bay ném bom Tu-160M2 sẽ được sử dụng không những là một vũ khí răn đe mà còn để đáp ứng những thách thức hiện tại mà Bộ Quốc Phòng Nga sẽ đối mặt.
Cựu chỉ huy lực lượng Không quân và là anh hùng nước Nga tướng Pyotr Dainekin cho biết: “Từ “Tên lửa diệt tàu sân bay” nhấn mạnh khả năng của máy bay ném bom sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tầm xa hạt nhân và cả phi hạt nhân, trong số đó có các tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới Kh-555”.
Ông cũng nói thêm rằng, các máy bay này cũng có khả năng trang bị tên lửa hành trình được lập trình tọa độ để tấn công chính xác các mục mặt đất Kh-55SM, “Tu-160 có thể trang bị bất kỳ loại bom nào kể cả hạt nhân, và bom thường”.
Với trọng tải bom đạt 40 tấn, máy bay có thể mang bom hạt nhân, bom xuyên, bom chùm, hoặc thủy lôi. Ông Dainekin nói: Máy bay Tu-160M2 sau khi nâng cấp có thể bắn trúng mục tiêu tiềm năng từ vị trí ngoài tầm với của các hệ thống tên lửa phòng thủ chống máy bay nổi bật nhất hiện nay.