Dây chuyền sản xuất máy bay ném bom Tu-160 tại nhà máy chế tạo máy bay Kazan nhiều khả năng đã được tái khởi động lại. Trước đó vào năm ngoái Bộ Quốc phòng Nga cũng tỏ rõ ý định đưa vào sản xuất lại Tu-160. Kazan là một trong những nhà máy chế tạo máy bay lâu đời nhất của Nga đây cũng là nơi sản xuất những chiếc Tu-160 từ thời Liên Xô.Hiện tại Kazan là một trong những nhà máy thực hiện việc bảo dưỡng và nâng cấp những chiếc Tu-160 cho Không quân Nga lên chuẩn Tu-160M2. Trong ảnh là một chiếc Tu-160 sau khi trải qua quá trình nâng cấp tại Kazan nhìn chiếc máy bay này không ai nghĩ nó đã hoạt động vài thập kỷ.Liên Xô đưa vào trang bị Tu-160 từ năm 1987 với 35 chiếc được sản xuất, nhưng cho đến nay Nga chỉ còn duy trì được phi đội 11 chiếc ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trước tình hình này vào tháng 5/2015 Tổng thống Nga Vladimir Putin ký quyết định khôi phục dây chuyền sản xuất Tu-160 theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga.Tu-160 là một trong hai dòng máy bay ném bom chiến lược siêu âm của Không quân Nga hiện tại, mẫu còn lại là Tu-22M3. Hình ảnh bên trong buồng tái của Tu-160 với thiết bị hàng không theo chuẩn từ thời Liên Xô.Mặc dù có rất ít thông tin về tính năng mới của Tu-160M2 nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá Nga sẽ không quá tập trung vào việc nâng cấp Tu-160 mà thay vào đó là phát triển một mẫu máy ném bom thế hệ mới còn việc nâng cấp Tu-160 chỉ là biện pháp tạm thời.Một chiếc máy bay ném bom siêu âm Tu-160 có thể mang theo 40 tấn bom các loại trong đó có cả 6 tên lửa hành trình Kh-55, Kh-101 hoặc 12 tên lửa tấn công mặt đất Kh-15 tất cả chúng đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.Sức mạnh của Tu-160 còn nằm ở bốn động cơ phản lực Samara NK-321 có công suất lên tới 55.115 lbf mỗi chiếc, hệ thống động cơ này giúp Tu-160 có thể đạt tới vận tốc 2.200km/h với tầm hoạt động hơn 12.000km.Sau khi được đưa đến Kazan những chiếc Tu-160 sẽ được tháo gỡ hoàn toàn để kiểm tra lại mọi bộ phận trên máy bay trước khi trải qua quá trình nâng cấp toàn diện.Công việc bảo dưỡng hay nâng cấp một chiếc máy bay đã qua sử dụng khó khăn hơn rất nhiều so với lắp ráp một chiếc máy bay mới.Trong ảnh là một trong những phần thân của Tu-160 được Kazan sản xuất mới.Theo kế hoạch của Không quân Nga chiếc Tu-160M2 đầu tiên sẽ tiến hành bay thử nghiệm vào năm 2019.Những chiếc Tu-160M2 được Kazan sản xuất mới sẽ giữ nguyên thiết kế ban đầu của các phiên bản trước nhưng được tích hợp hệ thống trang thiết bị điện tử hiện đại hơn cho phép Tu-160M2 triển khai thêm các loại vũ khí tiên tiến của Nga hiện tại.
Dây chuyền sản xuất máy bay ném bom Tu-160 tại nhà máy chế tạo máy bay Kazan nhiều khả năng đã được tái khởi động lại. Trước đó vào năm ngoái Bộ Quốc phòng Nga cũng tỏ rõ ý định đưa vào sản xuất lại Tu-160. Kazan là một trong những nhà máy chế tạo máy bay lâu đời nhất của Nga đây cũng là nơi sản xuất những chiếc Tu-160 từ thời Liên Xô.
Hiện tại Kazan là một trong những nhà máy thực hiện việc bảo dưỡng và nâng cấp những chiếc Tu-160 cho Không quân Nga lên chuẩn Tu-160M2. Trong ảnh là một chiếc Tu-160 sau khi trải qua quá trình nâng cấp tại Kazan nhìn chiếc máy bay này không ai nghĩ nó đã hoạt động vài thập kỷ.
Liên Xô đưa vào trang bị Tu-160 từ năm 1987 với 35 chiếc được sản xuất, nhưng cho đến nay Nga chỉ còn duy trì được phi đội 11 chiếc ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trước tình hình này vào tháng 5/2015 Tổng thống Nga Vladimir Putin ký quyết định khôi phục dây chuyền sản xuất Tu-160 theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga.
Tu-160 là một trong hai dòng máy bay ném bom chiến lược siêu âm của Không quân Nga hiện tại, mẫu còn lại là Tu-22M3. Hình ảnh bên trong buồng tái của Tu-160 với thiết bị hàng không theo chuẩn từ thời Liên Xô.
Mặc dù có rất ít thông tin về tính năng mới của Tu-160M2 nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá Nga sẽ không quá tập trung vào việc nâng cấp Tu-160 mà thay vào đó là phát triển một mẫu máy ném bom thế hệ mới còn việc nâng cấp Tu-160 chỉ là biện pháp tạm thời.
Một chiếc máy bay ném bom siêu âm Tu-160 có thể mang theo 40 tấn bom các loại trong đó có cả 6 tên lửa hành trình Kh-55, Kh-101 hoặc 12 tên lửa tấn công mặt đất Kh-15 tất cả chúng đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Sức mạnh của Tu-160 còn nằm ở bốn động cơ phản lực Samara NK-321 có công suất lên tới 55.115 lbf mỗi chiếc, hệ thống động cơ này giúp Tu-160 có thể đạt tới vận tốc 2.200km/h với tầm hoạt động hơn 12.000km.
Sau khi được đưa đến Kazan những chiếc Tu-160 sẽ được tháo gỡ hoàn toàn để kiểm tra lại mọi bộ phận trên máy bay trước khi trải qua quá trình nâng cấp toàn diện.
Công việc bảo dưỡng hay nâng cấp một chiếc máy bay đã qua sử dụng khó khăn hơn rất nhiều so với lắp ráp một chiếc máy bay mới.
Trong ảnh là một trong những phần thân của Tu-160 được Kazan sản xuất mới.
Theo kế hoạch của Không quân Nga chiếc Tu-160M2 đầu tiên sẽ tiến hành bay thử nghiệm vào năm 2019.
Những chiếc Tu-160M2 được Kazan sản xuất mới sẽ giữ nguyên thiết kế ban đầu của các phiên bản trước nhưng được tích hợp hệ thống trang thiết bị điện tử hiện đại hơn cho phép Tu-160M2 triển khai thêm các loại vũ khí tiên tiến của Nga hiện tại.