Sau vụ tấn công thành công siêu tàu vận tải HSV-2 Swift của UAE, mới đây phiến quân Houthi lại tiếp tục sử dụng tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất để tấn công khu trục hạm USS Masaon của Hải quân Mỹ vào hôm 9/10. Tuy nhiên cả hai quả tên lửa diệt hạm này bắn về phía tàu Mỹ đã bị rơi xuống biển trước khi chúng kịp gây ra thảm họa gì. Nếu không rơi xuống biển liệu chúng có đủ sức hạ tàu Mỹ?Trong vụ tấn công siêu hạm HSV-2 bằng C-802, những hình ảnh sau đó công bố cho thấy chiếc HSV-2 đã bị rách lỗ chỗ, riêng phần cấu trúc thượng tầng bị phá hủy hoàn toàn.Tên lửa chống hạm C-802 (hay còn gọi là Yingji-82, Ưng kích 82, CSS-С-8 Saccade) là biến thể cải tiến của tên lửa chống hạm YJ-81 (C-801A). Tên lửa nặng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, tên lửa có tốc độ Mach 0,9.Tuy các sản phẩm vũ khí Trung Quốc thường ít được đánh giá cao. Nhưng, với C-802, thực chiến cho thấy loại tên lửa này đã gây ra ít nhiều thảm họa đối với các tàu chiến mà nó tấn công. Với đầu nổ 165kg chúng hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tàu chiến có trọng tải lên tới hơn ngàn tấn.Tuy nhiên với chiến hạm Mỹ lại là chuyện khác, với trọng tải lớn, lại được võ trang đầy đủ với khả năng công thủ toàn diện.Việc tàu HSV-2 của UAE bị hạ gục dễ dàng, một phần do chúng không có khả năng phòng thủ. Hệ thống vũ khí đáng kể nhất trên loại tàu này là hệ thống pháo bắn nhanh đánh chặn Phalanx CIWS cỡ nòng 20mm đã bị tháo bỏ trước khi Hải quân Mỹ trao nó cho Hải quân UAE.Với việc chỉ còn lại những khẩu súng máy hạng nặng M2HB không khác gì những tàu chấp pháp thông thường. HSV-2 gần như không còn khả năng phòng thủ nên con tàu nhanh chóng trở thành mồi ngon của loại tên lửa diệt hạm này của Trung Quốc sản xuất.Trong khi đó, USS Masaon là loại tàu chiến lớn với trọng tải hơn 9.000 tấn. Chúng thuộc lớp khu trục hạm tên lửa Arleigh Burke, lớp khu trục được mệnh danh là tốt nhất và cũng đông đảo nhất hiện nay trên thế giới.Ngoài kho vũ khí tấn công gồm tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk và các hệ thống pháo hạm 127mm...Những siêu chiến hạm này còn có kho vũ khí phòng thủ đỉnh cao mà hiện nay trên thế giới chưa có hệ thống có tinh năng tương đương. Đó là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - hệ thống này kết hợp giữa ba thành tốt chính bao gồm vệ tinh quân sự SATCOM, radar mảng pha AN/SPY-1D, cùng các tên lửa đánh chặn siêu thanh.Với những dữ liệu thu thập và liên kết từ vệ tinh quân sự cộng với hệ thống radar mảng pha 3D cực nhạy trên tàu, hệ thống nguồn sẽ xử lý các thông số với tốc độ chóng mặt để ra lệnh cho hệ thống đánh chặn khai hỏa tiêu diệt mục tiêu nguy hiểm.Hệ thống ống phóng MK-41 chứa các tên lửa phòng không SM-2 có tầm bắn 170km, độ cao bắn chặn đến 274km hay tên lửa đánh chặn SM-3 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở ngoài tầng khí quyển trái đất.Hệ thống Aegis này có sức vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo với vận tốc lớn hơn nhiều so với tên lửa diệt hạm. Vì thế việc bắn chặn tên lửa C-802 vốn không phải là loại quá tốt tân khó đánh chặn là điều là điều không quá khó khăn cho khu trục hạm USS Masaon.Còn nếu vượt qua được SM-2, C-802 vẫn còn phải đối phó với bệ pháo phòng không Phalanx CIWS với tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút.Ngoài hệ thống phòng thủ phần cứng các chiến hạm lớp Arleigh Burke còn trang bị hệ thống phòng thủ mềm. Đó chính là việc sử dụng các hệ thống điện tử tối tân trên tàu để gây nhiễu và phá hệ thống dẫn đường của tên lửa khiến tên lửa bị lệch hướng. Với bây nhiêu sức mạnh thì việc tên lửa C-802 sẽ cực kỳ khó khăn nếu muốn làm hư hại tàu Mỹ. Trừ phi Houthi phải tung 10-15 tên lửa C-802 thì may ra mới có thể lọt qua được lực lượng phòng thủ trên chiến hạm Aegis.
Sau vụ tấn công thành công siêu tàu vận tải HSV-2 Swift của UAE, mới đây phiến quân Houthi lại tiếp tục sử dụng tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất để tấn công khu trục hạm USS Masaon của Hải quân Mỹ vào hôm 9/10. Tuy nhiên cả hai quả tên lửa diệt hạm này bắn về phía tàu Mỹ đã bị rơi xuống biển trước khi chúng kịp gây ra thảm họa gì. Nếu không rơi xuống biển liệu chúng có đủ sức hạ tàu Mỹ?
Trong vụ tấn công siêu hạm HSV-2 bằng C-802, những hình ảnh sau đó công bố cho thấy chiếc HSV-2 đã bị rách lỗ chỗ, riêng phần cấu trúc thượng tầng bị phá hủy hoàn toàn.
Tên lửa chống hạm C-802 (hay còn gọi là Yingji-82, Ưng kích 82, CSS-С-8 Saccade) là biến thể cải tiến của tên lửa chống hạm YJ-81 (C-801A). Tên lửa nặng 715kg, dài 6,39m, mang đầu nổ xuyên giáp có định giờ nặng 165kg, tầm bắn khoảng 120km, tên lửa có tốc độ Mach 0,9.
Tuy các sản phẩm vũ khí Trung Quốc thường ít được đánh giá cao. Nhưng, với C-802, thực chiến cho thấy loại tên lửa này đã gây ra ít nhiều thảm họa đối với các tàu chiến mà nó tấn công. Với đầu nổ 165kg chúng hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tàu chiến có trọng tải lên tới hơn ngàn tấn.
Tuy nhiên với chiến hạm Mỹ lại là chuyện khác, với trọng tải lớn, lại được võ trang đầy đủ với khả năng công thủ toàn diện.
Việc tàu HSV-2 của UAE bị hạ gục dễ dàng, một phần do chúng không có khả năng phòng thủ. Hệ thống vũ khí đáng kể nhất trên loại tàu này là hệ thống pháo bắn nhanh đánh chặn Phalanx CIWS cỡ nòng 20mm đã bị tháo bỏ trước khi Hải quân Mỹ trao nó cho Hải quân UAE.
Với việc chỉ còn lại những khẩu súng máy hạng nặng M2HB không khác gì những tàu chấp pháp thông thường. HSV-2 gần như không còn khả năng phòng thủ nên con tàu nhanh chóng trở thành mồi ngon của loại tên lửa diệt hạm này của Trung Quốc sản xuất.
Trong khi đó, USS Masaon là loại tàu chiến lớn với trọng tải hơn 9.000 tấn. Chúng thuộc lớp khu trục hạm tên lửa Arleigh Burke, lớp khu trục được mệnh danh là tốt nhất và cũng đông đảo nhất hiện nay trên thế giới.
Ngoài kho vũ khí tấn công gồm tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk và các hệ thống pháo hạm 127mm...
Những siêu chiến hạm này còn có kho vũ khí phòng thủ đỉnh cao mà hiện nay trên thế giới chưa có hệ thống có tinh năng tương đương. Đó là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis - hệ thống này kết hợp giữa ba thành tốt chính bao gồm vệ tinh quân sự SATCOM, radar mảng pha AN/SPY-1D, cùng các tên lửa đánh chặn siêu thanh.
Với những dữ liệu thu thập và liên kết từ vệ tinh quân sự cộng với hệ thống radar mảng pha 3D cực nhạy trên tàu, hệ thống nguồn sẽ xử lý các thông số với tốc độ chóng mặt để ra lệnh cho hệ thống đánh chặn khai hỏa tiêu diệt mục tiêu nguy hiểm.
Hệ thống ống phóng MK-41 chứa các tên lửa phòng không SM-2 có tầm bắn 170km, độ cao bắn chặn đến 274km hay tên lửa đánh chặn SM-3 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở ngoài tầng khí quyển trái đất.
Hệ thống Aegis này có sức vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo với vận tốc lớn hơn nhiều so với tên lửa diệt hạm. Vì thế việc bắn chặn tên lửa C-802 vốn không phải là loại quá tốt tân khó đánh chặn là điều là điều không quá khó khăn cho khu trục hạm USS Masaon.
Còn nếu vượt qua được SM-2, C-802 vẫn còn phải đối phó với bệ pháo phòng không Phalanx CIWS với tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút.
Ngoài hệ thống phòng thủ phần cứng các chiến hạm lớp Arleigh Burke còn trang bị hệ thống phòng thủ mềm. Đó chính là việc sử dụng các hệ thống điện tử tối tân trên tàu để gây nhiễu và phá hệ thống dẫn đường của tên lửa khiến tên lửa bị lệch hướng. Với bây nhiêu sức mạnh thì việc tên lửa C-802 sẽ cực kỳ khó khăn nếu muốn làm hư hại tàu Mỹ. Trừ phi Houthi phải tung 10-15 tên lửa C-802 thì may ra mới có thể lọt qua được lực lượng phòng thủ trên chiến hạm Aegis.