Hải quân Trung Quốc là lực lượng sở hữu đội tàu ngầm Kilo 636 thế hệ mới lớn nhất thế giới hiện nay. Một dấu hỏi lớn đối với thế giới suốt nhiều năm qua là liệu các tàu ngầm Kilo 636 mà Nga xuất khẩu tới Trung Quốc có được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình Klub-S hay không?Câu trả lời là có! Hình ảnh mới được trang mạng Sina công bố cho thấy quang cảnh Trung Quốc đang đưa đạn tên lửa hành trình hải đối đất 3M-14TE của tổ hợp Klub-S vào trong một tàu ngầm Kilo 636. Đây gần như là bức ảnh xác thực nhất về việc Trung Quốc có trong tay tổ hợp Klub-S đặc biệt nguy hiểm do Nga sản xuất.Trước đó, báo mạng Trung Quốc từng công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa cho thấy khả năng nước này có trong tay Klub-S. Nhưng bức ảnh được chụp từ cự ly rất xa, nên khó có thể xác định là tàu ngầm nào bắn – vì Trung Quốc có trong tay các tàu ngầm nội địa trang bị tên lửa hành trình.Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, trên thế giới ngoài Nga có 4 quốc gia sở hữu tổ hợp tên lửa hành trình Klub-S gồm Ấn Độ; Algeria; Việt Nam và Trung Quốc. Klub-S là tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng có thể thực hiện các vụ không kích các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao và tấn công mục tiêu tàu mặt nước. Biến thể xuất khẩu đều bị cắt giảm tầm bắn về còn 200-300km so với mẫu gốc của Nga có tầm bắn 600km (với tên lửa chống hạm) và đến 2.500km (với phiên bản đối đất).Klub-S triển khai trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam và Trung Quốc cùng sở hữu tên lửa hành trình hải đối đất 3M-14TE có tầm bắn 300km, mang đầu đạn nặng 400kg, tốc độ bay cận âm.Và tên lửa hành trình hải đối hải 3M-54E có tầm bắn 220km, mang đầu đạn 200kg và đạt vận tốc bay siêu âm Mach 2,9.Khoang điều hành trên các tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc.Ngoài là nước sở hữu tàu ngầm Kilo 636 nhiều nhất, Trung Quốc cũng là nước mua nhiều tàu ngầm Kilo nói chung nhất hiện nay, với số lượng lên tới 12 chiếc. Hợp đồng mua Kilo đầu tiên được Trung Quốc ký với Nga năm 1994 với giá trị 1 tỷ USD nhập khẩu 2 tàu ngầm Kilo 877EKM và 2 Kilo 636.Hai tàu Kilo 877EKM được chuyển giao năm 1995 và 2 tàu Kilo 636 được chuyển giao vào năm 1997 và 1998. Tất cả 4 tàu mua năm 1994 đều được triển khai ở căn cứ tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông tại Chu Sơn, Triết Giang gần eo biển Đài Loan. Theo một số nguồn tin, hai chiếc Kilo 877EKM sau đó gặp hàng loạt trục trặc về máy phát điện, ắc quy.Đầu tháng 7/2002, Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ đô la Mỹ với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosobornoexport của Nga mua thêm 8 tàu ngầm lớp Kilo 636 và 636M. Chiếc đầu tiên trong 8 chiếc này được hạ thuỷ vào năm 2004, và chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2005. Cho đến nay việc chuyển giao toàn bộ 8 chiếc Kilo 636 và 636M đã được hoàn tất.Hầu hết các tàu ngầm Kilo 636 và 877EKM đều được Trung Quốc triển khai ở biển Hoa Đông, trong thành phần Hạm đội Đông Hải. Dù cho tới nay Trung Quốc đã tự đóng được một số tàu ngầm nội địa kiểu mới như Type 039 lớp Tống. Thế nhưng, Kilo 636 vẫn là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất của nước này.
Hải quân Trung Quốc là lực lượng sở hữu đội tàu ngầm Kilo 636 thế hệ mới lớn nhất thế giới hiện nay. Một dấu hỏi lớn đối với thế giới suốt nhiều năm qua là liệu các tàu ngầm Kilo 636 mà Nga xuất khẩu tới Trung Quốc có được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình Klub-S hay không?
Câu trả lời là có! Hình ảnh mới được trang mạng Sina công bố cho thấy quang cảnh Trung Quốc đang đưa đạn tên lửa hành trình hải đối đất 3M-14TE của tổ hợp Klub-S vào trong một tàu ngầm Kilo 636. Đây gần như là bức ảnh xác thực nhất về việc Trung Quốc có trong tay tổ hợp Klub-S đặc biệt nguy hiểm do Nga sản xuất.
Trước đó, báo mạng Trung Quốc từng công bố hình ảnh tàu ngầm Kilo phóng tên lửa cho thấy khả năng nước này có trong tay Klub-S. Nhưng bức ảnh được chụp từ cự ly rất xa, nên khó có thể xác định là tàu ngầm nào bắn – vì Trung Quốc có trong tay các tàu ngầm nội địa trang bị tên lửa hành trình.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, trên thế giới ngoài Nga có 4 quốc gia sở hữu tổ hợp tên lửa hành trình Klub-S gồm Ấn Độ; Algeria; Việt Nam và Trung Quốc. Klub-S là tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng có thể thực hiện các vụ không kích các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao và tấn công mục tiêu tàu mặt nước. Biến thể xuất khẩu đều bị cắt giảm tầm bắn về còn 200-300km so với mẫu gốc của Nga có tầm bắn 600km (với tên lửa chống hạm) và đến 2.500km (với phiên bản đối đất).
Klub-S triển khai trên các tàu ngầm Kilo của Việt Nam và Trung Quốc cùng sở hữu tên lửa hành trình hải đối đất 3M-14TE có tầm bắn 300km, mang đầu đạn nặng 400kg, tốc độ bay cận âm.
Và tên lửa hành trình hải đối hải 3M-54E có tầm bắn 220km, mang đầu đạn 200kg và đạt vận tốc bay siêu âm Mach 2,9.
Khoang điều hành trên các tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc.
Ngoài là nước sở hữu tàu ngầm Kilo 636 nhiều nhất, Trung Quốc cũng là nước mua nhiều tàu ngầm Kilo nói chung nhất hiện nay, với số lượng lên tới 12 chiếc. Hợp đồng mua Kilo đầu tiên được Trung Quốc ký với Nga năm 1994 với giá trị 1 tỷ USD nhập khẩu 2 tàu ngầm Kilo 877EKM và 2 Kilo 636.
Hai tàu Kilo 877EKM được chuyển giao năm 1995 và 2 tàu Kilo 636 được chuyển giao vào năm 1997 và 1998. Tất cả 4 tàu mua năm 1994 đều được triển khai ở căn cứ tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông tại Chu Sơn, Triết Giang gần eo biển Đài Loan. Theo một số nguồn tin, hai chiếc Kilo 877EKM sau đó gặp hàng loạt trục trặc về máy phát điện, ắc quy.
Đầu tháng 7/2002, Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ đô la Mỹ với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosobornoexport của Nga mua thêm 8 tàu ngầm lớp Kilo 636 và 636M. Chiếc đầu tiên trong 8 chiếc này được hạ thuỷ vào năm 2004, và chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2005. Cho đến nay việc chuyển giao toàn bộ 8 chiếc Kilo 636 và 636M đã được hoàn tất.
Hầu hết các tàu ngầm Kilo 636 và 877EKM đều được Trung Quốc triển khai ở biển Hoa Đông, trong thành phần Hạm đội Đông Hải. Dù cho tới nay Trung Quốc đã tự đóng được một số tàu ngầm nội địa kiểu mới như Type 039 lớp Tống. Thế nhưng, Kilo 636 vẫn là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất của nước này.