Đầu tiên, được xem là “độc đáo nhất” trong gia đình tên lửa hành trình tấn công đa năng Klub là hệ thống tên lửa container Klub-K. Sở dĩ nó được xếp loại lạ như vậy bởi toàn bộ bệ phóng, tên lửa, radar và thành phần hỗ trợ của Klub-K được đặt trong container có hình dạng giống hệt container dân sự.
Việc ngụy trang tên lửa trong các container làm đối phương bất ngờ, không đề phòng, dễ dàng bị tiêu diệt. Dù hệ thống trinh sát (UAV, vệ tinh, máy bay có người lái) có tối tân tới đâu cũng khó lòng phát hiện ra Klub-K trong hàng trăm, hàng nghìn container rải khắp hải cảng, nhà ga hay trên tàu thuyền. Trong ảnh là phương án đặt container Klub-K trên tàu đổ bộ nhỏ biến nó thành vũ khí tấn công đáng gờm.
Ảnh đồ họa container bệ phóng hệ thống Klub-K đặt trên xe đầu kéo dân sự thoải mái di chuyển khắp lãnh thổ một quốc gia.
Ảnh đồ họa container bệ phóng hệ thống Klub-K đặt trên xe lửa. Hệ thống Klub-K ban đầu chỉ trang bị 3 loại đạn tên lửa đều có tầm bắn xa, sức công phá mạnh, gồm: 3M-54KE (chống hạm, tầm bắn 220km, mang phần chiến đấu nặng 200kg); 3M-54KE1 (tầm bắn 300km, mang phần chiến đấu nặng 400kg) và 3M-14KE (đối đất, tầm bắn 275km, mang phần chiến đấu nặng 450kg).
Gần đây thì hệ thống Klub-K được bổ sung thêm biến thể tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E (Việt Nam trang bị trên các tàu chiến) được định danh là Kh-35UE đạt tầm bắn tới 260km. Trong ảnh là container hệ thống trinh sát (phải) và bệ phóng Kh-35UE (trái).
Biến thể hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đa năng của “gia đình Klub” định danh là Klub-M được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước trong điều kiện bị đối phương gây nhiễu mạnh và mục tiêu mặt đất (sở chỉ huy, kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay...). Một hệ thống gồm 6 xe phóng tự hành cùng radar điều khiển.
Hệ thống radar trinh sát của Klub-M có tầm theo dõi đến 250km trong chế độ chủ động hoặc lên tới 450km trong chế độ bị động.
Các loại đạn tên lửa của Klub-M cũng tương tự đạn Klub-K đạt tầm bắn 200-300km. Nhìn chung thì đạn tên lửa dùng chung cho toàn biến thể của gia đình Klub, có thể có những sự sửa đổi phù hợp với nền tảng bệ phóng.
Biến thể Klub-U là hệ thống tên lửa hành trình tấn công module có thể dễ dàng triển khai trên nhiều loại tàu chiến (kể cả loại cũ). Klub-U trang bị các loại đạn 3M-54TE, 3M-54TE1 và 3M-14TE đạt tầm bắn lần lượt 220-300-275km. Trong ảnh là hình đồ họa module phóng Klub-U triển khai trên tàu khu trục chống ngầm Udaloy.
Klub-N cũng là hệ thống tên lửa hành trình tấn công đa năng triển khai trên tàu chiến mặt nước (có thể nâng cấp từ tàu cũ hoặc trang bị cho tàu mới). Nó cũng dùng các loại đạn tương tự Klub-U.
Cuối cùng, Klub-S là hệ thống tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm đã được triển khai trên lớp tàu Kilo Project 877EKM và Project 636 (Việt Nam có sử dụng) cùng lớp tàu Lada Project 677. Khác với hệ thống Klub khác, Klub-S ngoài 3 kiểu đạn tên lửa giống với Klub-M/N/U còn được trang bị đạn tên lửa chống ngầm 91RE1/RE2.
Đạn tên lửa hệ thống Klub-S có thể phóng quá ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm trên tàu ngầm hoặc dùng bệ phóng thẳng đứng riêng.
Đầu tiên, được xem là “độc đáo nhất” trong gia đình tên lửa hành trình tấn công đa năng Klub là hệ thống tên lửa container Klub-K. Sở dĩ nó được xếp loại lạ như vậy bởi toàn bộ bệ phóng, tên lửa, radar và thành phần hỗ trợ của Klub-K được đặt trong container có hình dạng giống hệt container dân sự.
Việc ngụy trang tên lửa trong các container làm đối phương bất ngờ, không đề phòng, dễ dàng bị tiêu diệt. Dù hệ thống trinh sát (UAV, vệ tinh, máy bay có người lái) có tối tân tới đâu cũng khó lòng phát hiện ra Klub-K trong hàng trăm, hàng nghìn container rải khắp hải cảng, nhà ga hay trên tàu thuyền. Trong ảnh là phương án đặt container Klub-K trên tàu đổ bộ nhỏ biến nó thành vũ khí tấn công đáng gờm.
Ảnh đồ họa container bệ phóng hệ thống Klub-K đặt trên xe đầu kéo dân sự thoải mái di chuyển khắp lãnh thổ một quốc gia.
Ảnh đồ họa container bệ phóng hệ thống Klub-K đặt trên xe lửa.
Hệ thống Klub-K ban đầu chỉ trang bị 3 loại đạn tên lửa đều có tầm bắn xa, sức công phá mạnh, gồm: 3M-54KE (chống hạm, tầm bắn 220km, mang phần chiến đấu nặng 200kg); 3M-54KE1 (tầm bắn 300km, mang phần chiến đấu nặng 400kg) và 3M-14KE (đối đất, tầm bắn 275km, mang phần chiến đấu nặng 450kg).
Gần đây thì hệ thống Klub-K được bổ sung thêm biến thể tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E (Việt Nam trang bị trên các tàu chiến) được định danh là Kh-35UE đạt tầm bắn tới 260km. Trong ảnh là container hệ thống trinh sát (phải) và bệ phóng Kh-35UE (trái).
Biến thể hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đa năng của “gia đình Klub” định danh là Klub-M được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước trong điều kiện bị đối phương gây nhiễu mạnh và mục tiêu mặt đất (sở chỉ huy, kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay...). Một hệ thống gồm 6 xe phóng tự hành cùng radar điều khiển.
Hệ thống radar trinh sát của Klub-M có tầm theo dõi đến 250km trong chế độ chủ động hoặc lên tới 450km trong chế độ bị động.
Các loại đạn tên lửa của Klub-M cũng tương tự đạn Klub-K đạt tầm bắn 200-300km. Nhìn chung thì đạn tên lửa dùng chung cho toàn biến thể của gia đình Klub, có thể có những sự sửa đổi phù hợp với nền tảng bệ phóng.
Biến thể Klub-U là hệ thống tên lửa hành trình tấn công module có thể dễ dàng triển khai trên nhiều loại tàu chiến (kể cả loại cũ). Klub-U trang bị các loại đạn 3M-54TE, 3M-54TE1 và 3M-14TE đạt tầm bắn lần lượt 220-300-275km. Trong ảnh là hình đồ họa module phóng Klub-U triển khai trên tàu khu trục chống ngầm Udaloy.
Klub-N cũng là hệ thống tên lửa hành trình tấn công đa năng triển khai trên tàu chiến mặt nước (có thể nâng cấp từ tàu cũ hoặc trang bị cho tàu mới). Nó cũng dùng các loại đạn tương tự Klub-U.
Cuối cùng, Klub-S là hệ thống tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm đã được triển khai trên lớp tàu Kilo Project 877EKM và Project 636 (Việt Nam có sử dụng) cùng lớp tàu Lada Project 677. Khác với hệ thống Klub khác, Klub-S ngoài 3 kiểu đạn tên lửa giống với Klub-M/N/U còn được trang bị đạn tên lửa chống ngầm 91RE1/RE2.
Đạn tên lửa hệ thống Klub-S có thể phóng quá ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm trên tàu ngầm hoặc dùng bệ phóng thẳng đứng riêng.