Với 2 động cơ tuốc bin phản lực Soloviev D-30F6 đạt tốc độ 3.000km/h ở trần bay lớn, MiG-31 được xem là tiêm kích đạt tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Chiếc tiêm kích có trọng lượng cất cánh tới 41 tấn này được điều khiển bởi 2 người gồm: phi công lái chính và phi công - hoa tiêu - kiểm soát thiết bị điện tử.
Được phát triển từ giữa những năm 1970, không lạ khi thiết kế nắp buồng lái 2 phi công tách rời nhau thay vì chung nắp buồng lái như tiêm kích hiện đại.
Đây là vị trí ngồi của phi công lái máy bay, họ ngồi trên những chiếc ghế có lắp bộ phận phóng khẩn cấp ra khỏi máy bay khi bị bắn rơi hoặc tai nạn.
Buồng lái tiêm kích nhanh nhất thế giới không có màn hình màu hiển thị thông số bay mà chủ yếu dùng vô số đồng hồ và hàng dài nút bấm ở phía trước cũng như 2 bên buồng lái phi công. Cần lái của phi công nằm ở giữa.
Góc nhìn phía trước phi công lái máy bay.
Bảng điều khiển với vô số kiểu đồng hồ, thiết bị đo hiển thị tốc độ, độ cao…
Ở 2 bên ghế ngồi phi công có 2 bảng điều khiển nhỏ với vô số nút bấm trên đó.
Cận cảnh cần lái điều khiển máy bay của phi công.
Phi công ngồi sau thường hoa tiêu (dẫn đường) kiêm kiểm soát hệ thống radar, vũ khí trên máy bay. Đặc trưng buồng lái sau là giữa bảng điều khiển có màn hình hiện sóng radar trên MiG-31.
Các mẫu MiG-31 đời đầu trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động Zaslon S-800 cho phép phát hiện máy bay chiến đấu ở tầm xa đến 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Các đời sau dùng radar Zaslon-M có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa 400km, có thể dẫn đường cho 6 tên lửa cùng lúc.
Ngoài màn hình hiện sóng radar, buồng lái sau của phi công MiG-31 cũng có rất nhiều đồng hồ và nút bấm.
Với 2 động cơ tuốc bin phản lực Soloviev D-30F6 đạt tốc độ 3.000km/h ở trần bay lớn, MiG-31 được xem là tiêm kích đạt tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Chiếc tiêm kích có trọng lượng cất cánh tới 41 tấn này được điều khiển bởi 2 người gồm: phi công lái chính và phi công - hoa tiêu - kiểm soát thiết bị điện tử.
Được phát triển từ giữa những năm 1970, không lạ khi thiết kế nắp buồng lái 2 phi công tách rời nhau thay vì chung nắp buồng lái như tiêm kích hiện đại.
Đây là vị trí ngồi của phi công lái máy bay, họ ngồi trên những chiếc ghế có lắp bộ phận phóng khẩn cấp ra khỏi máy bay khi bị bắn rơi hoặc tai nạn.
Buồng lái tiêm kích nhanh nhất thế giới không có màn hình màu hiển thị thông số bay mà chủ yếu dùng vô số đồng hồ và hàng dài nút bấm ở phía trước cũng như 2 bên buồng lái phi công. Cần lái của phi công nằm ở giữa.
Góc nhìn phía trước phi công lái máy bay.
Bảng điều khiển với vô số kiểu đồng hồ, thiết bị đo hiển thị tốc độ, độ cao…
Ở 2 bên ghế ngồi phi công có 2 bảng điều khiển nhỏ với vô số nút bấm trên đó.
Cận cảnh cần lái điều khiển máy bay của phi công.
Phi công ngồi sau thường hoa tiêu (dẫn đường) kiêm kiểm soát hệ thống radar, vũ khí trên máy bay. Đặc trưng buồng lái sau là giữa bảng điều khiển có màn hình hiện sóng radar trên MiG-31.
Các mẫu MiG-31 đời đầu trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động Zaslon S-800 cho phép phát hiện máy bay chiến đấu ở tầm xa đến 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Các đời sau dùng radar Zaslon-M có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa 400km, có thể dẫn đường cho 6 tên lửa cùng lúc.
Ngoài màn hình hiện sóng radar, buồng lái sau của phi công MiG-31 cũng có rất nhiều đồng hồ và nút bấm.