Máy bay quân sự F-4 Phantom II thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/5/1958. Ngày 6/12/1959, phi công Lawrence E. Flint, Jr lái chiếc F-4 thiết lập kỷ lục tốc độ 2.660 km/h. Những năm Chiến tranh Việt Nam, F-4 là tiêm kích hộ tống chủ lực của Không quân và Hải quân Mỹ trong các phi vụ không kích miền bắc Việt Nam. Convair F-106 Delta Dart thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/12/1956. Nó được thiết kế với vai trò đánh chặn tốc độ cao nhằm chống lại các máy bay ném bom của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Ngày 15/12/1959, thiếu tá Joseph W. Rogers thiết lập kỷ lục tốc độ 2.455 km/h. Mặc dù được trang bị radar và tên lửa tinh vi, tuy nhiên, F-106 lại là một máy bay rất khó điều khiển. Mikoyan MiG-31 Foxhound là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 16/9/1975. Ngày 31/8/1977, phi công thử nghiệm Alexandr Fedotov thiết lập độ cao kỷ lục 37,6 km. MiG-31 đạt tốc độ tối đa 3.000 km/h. Hiện tại, MiG-31 là một trong những máy bay quân sự nhanh nhất thế giới, Không quân Nga dự kiến duy trì hoạt động máy bay này đến năm 2030. Mikoyan Ye-152 là mẫu thử nghiệm được sử dụng làm nền tảng cho các máy bay chiến đấu tốc độ cao. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/7/1959. Nó đạt tốc độ tối đa 3.030 km/h. Ye-152 được cho là đã mở đường cho sự phát triển của tiêm kích đánh chặn tốc độ cao MiG-25. XB-70 Valkyrie là mẫu thử nghiệm máy bay ném bom chiến lược tốc độ cao do Mỹ chế tạo nhằm đối phó với các tiêm kích đánh chặn của Liên Xô. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 21/9/1964. Máy bay đạt tốc độ tối đa 3.308 km/h. Chỉ có 2 chiếc được chế tạo, dự án bị hủy bỏ vào năm 1961. Bell X-2 Starbuster là mẫu thử nghiệm máy bay động cơ tên lửa. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/9/1955. Ngày 27/9/1956, phi công thử nghiệm Milburn G. Apt lái chiếc X-2 đạt đến tốc độ 3.369 km/h, tuy nhiên máy bay đã gặp trục trặc khiến phi công tử nạn. Ông là người đầu tiên vượt qua tốc độ Mach 3. Mikoyan-Gurevich MiG-25 Foxbat là máy bay đánh chặn tốc độ cao do Liên Xô chế tạo. Máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 6/3/1964. Năm 1971, một chiếc MiG-25 của Liên Xô triển khai tại Ai Cập đã bay với tốc độ Mach 3,2 (3.492 km/h), tuy nhiên sau đó máy bay đã bị hỏng động cơ do quá nóng. Các phi công lái MiG-25 được khuyến cáo không vượt quá tốc độ Mach 2,83 (3.089 km/h) để bảo vệ động cơ. SR-71 Blackbird được các chuyên gia quân sự nhận định là tuyệt tác công nghệ thời Chiến tranh Lạnh. Máy bay được thiết kế với vai trò trinh sát chiến lược tốc độ cao. SR-71 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22/12/1964. Ngày 28/7/1976, SR-71 thiết lập kỷ lục tốc độ 3.529 km/h. Đến nay, những kỷ lục mà SR-71 thiết lập vẫn chưa bị vượt qua. X-15 là mẫu thử nghiệm máy bay động cơ tên lửa của Không quân Mỹ. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 8/6/1959. Ngày 3/10/1967, phi công William J. "Pete" Knight lái X-15 thiết lập kỷ lục tốc độ Mach 6,72 (7.273 km/h). X-15 là máy bay có người lái nhanh nhất lịch sử hàng không. Kỷ lục mà X-15 thiết lập đã tồn tại suốt 57 năm và vẫn là một thách thức không dễ vượt qua đối với nhân loại.
Máy bay quân sự F-4 Phantom II thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/5/1958. Ngày 6/12/1959, phi công Lawrence E. Flint, Jr lái chiếc F-4 thiết lập kỷ lục tốc độ 2.660 km/h. Những năm Chiến tranh Việt Nam, F-4 là tiêm kích hộ tống chủ lực của Không quân và Hải quân Mỹ trong các phi vụ không kích miền bắc Việt Nam.
Convair F-106 Delta Dart thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/12/1956. Nó được thiết kế với vai trò đánh chặn tốc độ cao nhằm chống lại các máy bay ném bom của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Ngày 15/12/1959, thiếu tá Joseph W. Rogers thiết lập kỷ lục tốc độ 2.455 km/h. Mặc dù được trang bị radar và tên lửa tinh vi, tuy nhiên, F-106 lại là một máy bay rất khó điều khiển.
Mikoyan MiG-31 Foxhound là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 16/9/1975. Ngày 31/8/1977, phi công thử nghiệm Alexandr Fedotov thiết lập độ cao kỷ lục 37,6 km. MiG-31 đạt tốc độ tối đa 3.000 km/h. Hiện tại, MiG-31 là một trong những máy bay quân sự nhanh nhất thế giới, Không quân Nga dự kiến duy trì hoạt động máy bay này đến năm 2030.
Mikoyan Ye-152 là mẫu thử nghiệm được sử dụng làm nền tảng cho các máy bay chiến đấu tốc độ cao. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/7/1959. Nó đạt tốc độ tối đa 3.030 km/h. Ye-152 được cho là đã mở đường cho sự phát triển của tiêm kích đánh chặn tốc độ cao MiG-25.
XB-70 Valkyrie là mẫu thử nghiệm máy bay ném bom chiến lược tốc độ cao do Mỹ chế tạo nhằm đối phó với các tiêm kích đánh chặn của Liên Xô. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 21/9/1964. Máy bay đạt tốc độ tối đa 3.308 km/h. Chỉ có 2 chiếc được chế tạo, dự án bị hủy bỏ vào năm 1961.
Bell X-2 Starbuster là mẫu thử nghiệm máy bay động cơ tên lửa. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/9/1955. Ngày 27/9/1956, phi công thử nghiệm Milburn G. Apt lái chiếc X-2 đạt đến tốc độ 3.369 km/h, tuy nhiên máy bay đã gặp trục trặc khiến phi công tử nạn. Ông là người đầu tiên vượt qua tốc độ Mach 3.
Mikoyan-Gurevich MiG-25 Foxbat là máy bay đánh chặn tốc độ cao do Liên Xô chế tạo. Máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 6/3/1964. Năm 1971, một chiếc MiG-25 của Liên Xô triển khai tại Ai Cập đã bay với tốc độ Mach 3,2 (3.492 km/h), tuy nhiên sau đó máy bay đã bị hỏng động cơ do quá nóng. Các phi công lái MiG-25 được khuyến cáo không vượt quá tốc độ Mach 2,83 (3.089 km/h) để bảo vệ động cơ.
SR-71 Blackbird được các chuyên gia quân sự nhận định là tuyệt tác công nghệ thời Chiến tranh Lạnh. Máy bay được thiết kế với vai trò trinh sát chiến lược tốc độ cao. SR-71 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22/12/1964. Ngày 28/7/1976, SR-71 thiết lập kỷ lục tốc độ 3.529 km/h. Đến nay, những kỷ lục mà SR-71 thiết lập vẫn chưa bị vượt qua.
X-15 là mẫu thử nghiệm máy bay động cơ tên lửa của Không quân Mỹ. Mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 8/6/1959. Ngày 3/10/1967, phi công William J. "Pete" Knight lái X-15 thiết lập kỷ lục tốc độ Mach 6,72 (7.273 km/h). X-15 là máy bay có người lái nhanh nhất lịch sử hàng không. Kỷ lục mà X-15 thiết lập đã tồn tại suốt 57 năm và vẫn là một thách thức không dễ vượt qua đối với nhân loại.