Trang tin quân sự Army Recognition dẫn lời nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, Bộ Quốc phòng Nga đang dần loại biên mẫu súng phóng lựu tự động thành công nhất của Liên Xô trước tới nay AGS-17. Thay thế nó là cái tên không mấy quá xa lạ AGS-30 cũng sử dụng đạn 30mm. Súng phóng lựu AGS-17 được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1970 và từ đó cho đến nay nó xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột trên thế giới và là mẫu súng phóng lựu tự động thành công nhất thế giới. Với tốc độ bắn lên đến 400 viên/phút, AGS-17 có thể hủy diệt bất cứ đơn vị bộ binh nào trạm chán với nó.Đáng lưu ý, loại vũ khí này được phát triển sau cuộc xung đột biên giới Xô - Trung 1969, quân đội Liên Xô thấy có nhu cầu về loại vũ khí hiệu quả để chống lại chiến thuật biển người (vốn là chiến thuật phổ biến của Quân đội Trung Quốc khi đó). Súng phóng lựu tự động AGS-17 là vũ khí hạng nặng yểm trợ cho bộ binh, được gắn trên giá 3 chân hoặc trên các phương tiện chiến đấu, dùng loại lựu đạn 30 mm. Lựu đạn được đặt trong thùng có sức chứa tới 29 quả và được gắn với súng. Súng có tầm bắn hiệu quả khoảng 1.700m. Ảnh: Bộ đội Việt Nam sử dụng AGS-17 trong một cuộc diễn tập.Thay thế cho AGS-17 là "đệ tử" AGS-30 được Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển cho Lực lượng Vũ trang Nga từ năm 1990, chính thức chấp nhận trang bị từ năm 1995. So với AGS-17, AGS-30 được đánh giá là cơ động hơn, bắn xa hơn và chính xác hơn.Tốc độ bắn tối đa của AGS-30 là 425 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 185m/s, tầm bắn hiệu quả 1.700m. Đi kèm với súng là kính ngắm quang học PAG-17.AGS-30 được thiết kế để có thể bắn nhiều loại đạn lựu 30mm khác nhau như VOG-17M, VOG-30 và đạn phân mảnh GPD-30. Trong đó GPD-30 cho phép AGS-30 có thể đạt tới tầm bắn 2.100m.Một khẩu đội súng phóng lựu AGS-30 có biên chế hai binh sĩ với 120 viên đạn. Nó còn có một biến thể nâng cấp là AGS-30 AGL được tích hợp bộ quân trang chiến binh tương lai Ratnik của Quân đội Nga.Bên cạnh đó AGS-30 cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phương tiện cơ giới khác nhau từ xe bọc thép, xe tăng, tàu chiến, cho đến cả trực thăng vũ trang. Trong ảnh là xe bọc thép chở quân Tigr của Nga với AGS-30.
Trang tin quân sự Army Recognition dẫn lời nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, Bộ Quốc phòng Nga đang dần loại biên mẫu súng phóng lựu tự động thành công nhất của Liên Xô trước tới nay AGS-17. Thay thế nó là cái tên không mấy quá xa lạ AGS-30 cũng sử dụng đạn 30mm.
Súng phóng lựu AGS-17 được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1970 và từ đó cho đến nay nó xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột trên thế giới và là mẫu súng phóng lựu tự động thành công nhất thế giới. Với tốc độ bắn lên đến 400 viên/phút, AGS-17 có thể hủy diệt bất cứ đơn vị bộ binh nào trạm chán với nó.
Đáng lưu ý, loại vũ khí này được phát triển sau cuộc xung đột biên giới Xô - Trung 1969, quân đội Liên Xô thấy có nhu cầu về loại vũ khí hiệu quả để chống lại chiến thuật biển người (vốn là chiến thuật phổ biến của Quân đội Trung Quốc khi đó).
Súng phóng lựu tự động AGS-17 là vũ khí hạng nặng yểm trợ cho bộ binh, được gắn trên giá 3 chân hoặc trên các phương tiện chiến đấu, dùng loại lựu đạn 30 mm. Lựu đạn được đặt trong thùng có sức chứa tới 29 quả và được gắn với súng. Súng có tầm bắn hiệu quả khoảng 1.700m. Ảnh: Bộ đội Việt Nam sử dụng AGS-17 trong một cuộc diễn tập.
Thay thế cho AGS-17 là "đệ tử" AGS-30 được Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển cho Lực lượng Vũ trang Nga từ năm 1990, chính thức chấp nhận trang bị từ năm 1995. So với AGS-17, AGS-30 được đánh giá là cơ động hơn, bắn xa hơn và chính xác hơn.
Tốc độ bắn tối đa của AGS-30 là 425 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 185m/s, tầm bắn hiệu quả 1.700m. Đi kèm với súng là kính ngắm quang học PAG-17.
AGS-30 được thiết kế để có thể bắn nhiều loại đạn lựu 30mm khác nhau như VOG-17M, VOG-30 và đạn phân mảnh GPD-30. Trong đó GPD-30 cho phép AGS-30 có thể đạt tới tầm bắn 2.100m.
Một khẩu đội súng phóng lựu AGS-30 có biên chế hai binh sĩ với 120 viên đạn. Nó còn có một biến thể nâng cấp là AGS-30 AGL được tích hợp bộ quân trang chiến binh tương lai Ratnik của Quân đội Nga.
Bên cạnh đó AGS-30 cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phương tiện cơ giới khác nhau từ xe bọc thép, xe tăng, tàu chiến, cho đến cả trực thăng vũ trang. Trong ảnh là xe bọc thép chở quân Tigr của Nga với AGS-30.