Hiện nay, trên thế giới, lớp Nimitz của Mỹ được xem tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới với lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn. Đứng thứ 2 trong bảng danh sách lớp tàu sân bay hạt nhân đang hoạt động trên thế giới là chiếc Charles de Gaulle của Hải quân Pháp với lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn. Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle được khởi đóng năm 1986, hạ thủy năm 1994 và chính thức đưa vào phục vụ trong Hải quân Pháp vào năm 2001. Tàu có chiều dài 261m, rộng 64,36m, mớn nước 9,34m, lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn.Tàu sân bay Charles de Gaulle thiết kế boong phóng máy bay tương tự tàu sân bay của Mỹ thay vì kiểu boong “nhảy cầu”. Boong phóng được trang bị hệ thống máy phóng thủy lực Type C13 cũng do Mỹ sản xuất.Tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng chở 40 máy bay gồm: chiến đấu cơ Dassault Rafale M và Super Etendard; 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye và trực thăng AS 565 Panther hoặc NH 90. Trong ảnh là khoang chứa máy bay bên trong tàu. Những chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye tại vị trí cất cánh trên boong tàu Charles de Gaulle. Chiến đấu cơ chủ lực của Charles de Gaulle gồm: tiêm kích đa năng Dassault Rafale M (mang 9,5 tấn vũ khí) và cường kích Super Etendard (mang 2,1 tấn vũ khí) có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.Tiêm kích đa năng Dassault Rafale M hạ cánh trên boong tàu sân bay. Hệ thống phòng vệ của tàu trang bị: tên lửa đối không Aster-15 (32 quả, tầm bắn 30km, độ cao 12km); tên lửa Mistral (12 quả, tầm bắn 5,3km) và 8 pháo tự động 20mm. Trong ảnh là tên lửa Aster-15 rời bệ phóng trên tàu Charles de Gaulle.Tàu được trang bị hệ thống điện tử hiện đại như hệ thống quản lý chiến đấu Senit, hệ thống radar trinh sát đường không/mặt biển, hệ thống chiến tranh điện tử…Trong ảnh là khoang điều hành nằm trên tháp điều khiển của tàu.Tàu trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15 (hoạt động liên tục 5 năm trước khi phải tái nạp nhiên liệu) cho phép đạt tốc độ 27 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn. Tàu có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển trước khi cần phải tiếp tế.Thủy thủ đoàn của tàu sân bay Charles De Gaulle khoảng 1.200 người. Ngoài ra tàu có thể chứa khoảng 800 lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển.Kể từ khi đưa vào hoạt động, tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia nhiều chiến dịch quân sự quốc tế.
Hiện nay, trên thế giới, lớp Nimitz của Mỹ được xem tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới với lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn. Đứng thứ 2 trong bảng danh sách lớp tàu sân bay hạt nhân đang hoạt động trên thế giới là chiếc Charles de Gaulle của Hải quân Pháp với lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn.
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle được khởi đóng năm 1986, hạ thủy năm 1994 và chính thức đưa vào phục vụ trong Hải quân Pháp vào năm 2001. Tàu có chiều dài 261m, rộng 64,36m, mớn nước 9,34m, lượng giãn nước toàn tải 42.000 tấn.
Tàu sân bay Charles de Gaulle thiết kế boong phóng máy bay tương tự tàu sân bay của Mỹ thay vì kiểu boong “nhảy cầu”. Boong phóng được trang bị hệ thống máy phóng thủy lực Type C13 cũng do Mỹ sản xuất.
Tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng chở 40 máy bay gồm: chiến đấu cơ Dassault Rafale M và Super Etendard; 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye và trực thăng AS 565 Panther hoặc NH 90. Trong ảnh là khoang chứa máy bay bên trong tàu.
Những chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye tại vị trí cất cánh trên boong tàu Charles de Gaulle.
Chiến đấu cơ chủ lực của Charles de Gaulle gồm: tiêm kích đa năng Dassault Rafale M (mang 9,5 tấn vũ khí) và cường kích Super Etendard (mang 2,1 tấn vũ khí) có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
Tiêm kích đa năng Dassault Rafale M hạ cánh trên boong tàu sân bay.
Hệ thống phòng vệ của tàu trang bị: tên lửa đối không Aster-15 (32 quả, tầm bắn 30km, độ cao 12km); tên lửa Mistral (12 quả, tầm bắn 5,3km) và 8 pháo tự động 20mm. Trong ảnh là tên lửa Aster-15 rời bệ phóng trên tàu Charles de Gaulle.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử hiện đại như hệ thống quản lý chiến đấu Senit, hệ thống radar trinh sát đường không/mặt biển, hệ thống chiến tranh điện tử…Trong ảnh là khoang điều hành nằm trên tháp điều khiển của tàu.
Tàu trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15 (hoạt động liên tục 5 năm trước khi phải tái nạp nhiên liệu) cho phép đạt tốc độ 27 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn. Tàu có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày trên biển trước khi cần phải tiếp tế.
Thủy thủ đoàn của tàu sân bay Charles De Gaulle khoảng 1.200 người. Ngoài ra tàu có thể chứa khoảng 800 lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển.
Kể từ khi đưa vào hoạt động, tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia nhiều chiến dịch quân sự quốc tế.