Hiện nay, các đơn vị không quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) được trang bị 339 máy bay các loại, trong đó chiếm gần một nửa là máy bay săn ngầm (179 chiếc). Có thể nói, Nhật Bản đang sở hữu lực lượng săn tàu ngầm đáng gờm nhất khu vực Đông Bắc Á.Chiếm số lượng lớn thứ hai, nhưng lại là loại máy bay săn ngầm tốt nhất của Nhật Bản là 80 chiếc P-3C Orion. Đây là loại máy bay khá nổi tiếng trong làng máy bay săn tàu ngầm thế giới do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. P-3C Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống tàu ngầm nhưng có thể đảm nhiệm thêm vai trò trinh sát, tuần tra và tác chiến chống tàu mặt nước. Để thực hiện nhiệm vụ đó, P-3C được thiết kế với nhiều hệ thống điện tử hiện đại đã qua nhiều lần nâng cấp chuyên dùng để trinh sát mặt nước và phát hiện tàu ngầm đối phương. Những chiếc P-3C của Nhật Bản có chiếc đuôi dài “kỳ dị”, là nơi chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay.P-3C được thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: ngư lôi chống tàu ngầm Mk 46, Mk 50, Mk 54; tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon; bom thông thường loại Mk 82, Mk 83, Mk 20. Với khối lượng vũ khí khổng lồ này, P-3C không chỉ có khả năng tiêu diệt tàu ngầm mà còn có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Mặc dù các máy bay P-3C Orion đang đảm nhiệm khá tốt vai trò tuần tra biển, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng này với việc chính thức đưa vào trang bị máy bay săn ngầm thế hệ mới P-1 vào tháng 3/2013. Hiện mới chỉ có 2 chiếc P-1 được biên chế nhưng trong tương lai số lượng này sẽ tăng hơn nữa.P-1 do Tập đoàn Kawasaki tự nghiên cứu phát triển từ năm 2001 để thực hiện nhiều các nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn.Theo những thông tin ban đầu, P-1 được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động Toshiba HPS-206; hệ thống phát hiện từ tính lạ; hệ thống phát hiện tín hiệu hồng ngoại. Với các hệ thống này cho phép P-1 phát hiện mọi mục tiêu trên mặt biển và dưới mặt biển.Khả năng mang vũ khí của P-1 không thua kém nhiều P-3C khi có thể mang tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C (trong ảnh); ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Chiếm số lượng đông nhất trong lực lượng chống tàu ngầm của JMSDF gồm 97 chiếc trực thăng săn ngầm SH-60J/K Sea Hawk. Các máy bay này thường được chở trên các tàu đổ bộ tấn công, tàu chiến có sân đáp trực thăng làm nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ một hoặc nhiều tàu trong hạm đội. Trực thăng SH-60J/K Sea Hawk có khả năng mang 2 ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ Mk 46 với hệ thống định vị thủy âm tiên tiến.
Hiện nay, các đơn vị không quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) được trang bị 339 máy bay các loại, trong đó chiếm gần một nửa là máy bay săn ngầm (179 chiếc). Có thể nói, Nhật Bản đang sở hữu lực lượng săn tàu ngầm đáng gờm nhất khu vực Đông Bắc Á.
Chiếm số lượng lớn thứ hai, nhưng lại là loại máy bay săn ngầm tốt nhất của Nhật Bản là 80 chiếc P-3C Orion. Đây là loại máy bay khá nổi tiếng trong làng máy bay săn tàu ngầm thế giới do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.
P-3C Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chống tàu ngầm nhưng có thể đảm nhiệm thêm vai trò trinh sát, tuần tra và tác chiến chống tàu mặt nước.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, P-3C được thiết kế với nhiều hệ thống điện tử hiện đại đã qua nhiều lần nâng cấp chuyên dùng để trinh sát mặt nước và phát hiện tàu ngầm đối phương.
Những chiếc P-3C của Nhật Bản có chiếc đuôi dài “kỳ dị”, là nơi chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay.
P-3C được thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: ngư lôi chống tàu ngầm Mk 46, Mk 50, Mk 54; tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon; bom thông thường loại Mk 82, Mk 83, Mk 20. Với khối lượng vũ khí khổng lồ này, P-3C không chỉ có khả năng tiêu diệt tàu ngầm mà còn có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn.
Mặc dù các máy bay P-3C Orion đang đảm nhiệm khá tốt vai trò tuần tra biển, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng này với việc chính thức đưa vào trang bị máy bay săn ngầm thế hệ mới P-1 vào tháng 3/2013. Hiện mới chỉ có 2 chiếc P-1 được biên chế nhưng trong tương lai số lượng này sẽ tăng hơn nữa.
P-1 do Tập đoàn Kawasaki tự nghiên cứu phát triển từ năm 2001 để thực hiện nhiều các nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn.
Theo những thông tin ban đầu, P-1 được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động Toshiba HPS-206; hệ thống phát hiện từ tính lạ; hệ thống phát hiện tín hiệu hồng ngoại. Với các hệ thống này cho phép P-1 phát hiện mọi mục tiêu trên mặt biển và dưới mặt biển.
Khả năng mang vũ khí của P-1 không thua kém nhiều P-3C khi có thể mang tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C (trong ảnh); ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom.
Chiếm số lượng đông nhất trong lực lượng chống tàu ngầm của JMSDF gồm 97 chiếc trực thăng săn ngầm SH-60J/K Sea Hawk. Các máy bay này thường được chở trên các tàu đổ bộ tấn công, tàu chiến có sân đáp trực thăng làm nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ một hoặc nhiều tàu trong hạm đội.
Trực thăng SH-60J/K Sea Hawk có khả năng mang 2 ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ Mk 46 với hệ thống định vị thủy âm tiên tiến.