Chiến tranh Thế giới thứ 2 luôn được xem là có vai trò hết sức quan trong lịch sử quân sự thế giới, khi nó là cái nôi khai sinh của hàng loạt công nghệ quân sự mới mà ở thời điểm đó chỉ có trong phim ảnh. Và một trong số đó có thể kể tới các dòng tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới do Đức sản xuất và nạn nhân đầu tiên của nó là chiến hạm HMS Egret (L75) của Hải quân Hoàng gia Anh.HMS Egret (L75) là một trong những tàu hộ vệ thuộc lớp Egret của Hải quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và chỉ có 3 tàu hộ vệ loại này được Anh chế tạo. Tuy nhiên 2 trong 3 tàu này đều bị Đức đánh chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng đáng chú ý nhất trong số đó vẫn là tàu HMS Egret khi nó bị đánh chìm bởi “tên lửa chống hạm” Henschel Hs 293 của Đức vào năm 1943.Theo Hải quân Hoàng gia Anh, vào ngày 278/1943 biên đội tàu hỗ trợ số 40 của Anh bị phi đội máy bay ném bom Dornier Do 217 số 18 của Không quân Đức tấn công khi đang di chuyển trên vịnh Biscay thuộc vùng biển nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. Tất cả những chiếc Dornier Do 217 của Đức lúc đó đều được trang bị bom lượn Henschel Hs 293 được xem là “thủy tổ” của tên lửa chống hạm ngày nay. Trong ảnh là một phi đội của Không quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.Đợt tấn công trên của Đức đã đánh chìm hoàn toàn tàu hộ vệ HMS Egret và khiến 198 người thuộc thủy thủ đoàn của tàu chiến này thiệt mạng, bên cạnh đó cuộc tấn công còn khiến hai tàu khác thuộc biên đội tàu số 40 hư hại nặng. Dù chỉ mất một tàu trên vịnh Biscay nhưng Hải quân Hoàng gia Anh đã buộc phải thay đổi toàn bộ kế hoạch chống tàu ngầm U-boat của Đức tại khu vực vùng biển nay.Tàu hộ vệ HMS Egret (L75) được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 5/1938 và cũng là tàu đầu tiên của lớp tàu hộ vệ Egret do công ty đóng tàu John Samuel White của Anh đóng mới. Các tàu thuộc lớp Egret có trọng lượng 1.200 tấn, dài 84m và chúng được trang bị hai động cơ tuabin có công suất lên tới 3.600 mã lực với vận tốc di chuyển tối đa chỉ khoảng 19 hải lý/giờ.Giống như đa phần các tàu hộ vệ của Anh lúc đó hệ thống vũ khí trên HMS Egret khá khiêm tốn với 4 tháp pháo nòng đôi 100mm và 4 súng máy phòng không 12,7mm. Do đó khá dễ hiểu khi HMS Egret nhanh chóng bị Dornier Do 217 hạ gục chỉ với một quả bom lượn Henschel Hs 293.Không quân Đức lần đầu tiên đưa vào sử dụng bom lượn Henschel Hs 293 là vào ngày 25/8/1943 cũng tại vịnh Biscay, khi những chiếc Dornier Do 217 tấn công tàu hộ vệ HMS Bideford (L43) cũng thuộc biên đội tàu hổ trợ số 40, tuy nhiên đầu đạn của quả Henschel Hs 293 lại không phát nổ khi trúng vào thân tàu HMS Bideford và nó chỉ gây ra thiệt hạt tối thiểu. Trong ảnh là một tàu đổ bộ của quân Đồng minh bị phá hủy bởi Henschel Hs 293 tại bờ biển Sicily, Italy vào tháng 8/1943.Thành công của Henschel Hs 293 còn nằm ở sức mạnh của phi đội máy bay ném bom Dornier Do 217 của Không quân Đức khi đó. Dornier Do 217 có thể được xem là một trong những mẫu máy bay ném bom thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó có thể mang theo tối đa 4 tấn bom điều này đồng nghĩ một chiếc Dornier Do 217 có thể mang tới 4 quả bom lượn Henschel Hs 293 nhưng trên thực tế con số này chỉ có hai quả."Tên lửa diệt hạm" Henschel Hs 293 có trọng lượng hơn 1 tấn và nó thiết kế gần giống như một mẫu tên lửa chống hạm ngày nay, hơn là một quả bom lượn, Henschel Hs 293 cũng được trang bị một động cơ đẩy phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng với tốc độ tối đa có thể đạt tới 936km/h.Henschel Hs 293 có tầm bắn tối đa lên tới 12km và nó được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường vô tuyến Kehl-Strasbourg MCLOS do Quân đội Đức phát triển. Henschel Hs 293 được trang bị một đầu đạn 295kg đủ sức phá hủy mọi tàu chiến của quân Đồng minh lúc đó.Trong suốt lịch sử hoạt động chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 năm của mình, Henschel Hs 293 đã đánh chìm và làm hư hỏng nặng 27 tàu chiến của quân đồng minh, khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Đỉnh điểm là cuộc tấn công vào tàu vận tải HMT Rohna của Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 11/1943 giết chết hơn 1.000 người.Henschel Hs 293 vẫn được xem là tiền thân của các dòng tên lửa chống hạm tiên tiến trên thế giới và điều này có thể thấy rõ nhất qua các dòng tên lửa chống hạm do Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 luôn được xem là có vai trò hết sức quan trong lịch sử quân sự thế giới, khi nó là cái nôi khai sinh của hàng loạt công nghệ quân sự mới mà ở thời điểm đó chỉ có trong phim ảnh. Và một trong số đó có thể kể tới các dòng tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới do Đức sản xuất và nạn nhân đầu tiên của nó là chiến hạm HMS Egret (L75) của Hải quân Hoàng gia Anh.
HMS Egret (L75) là một trong những tàu hộ vệ thuộc lớp Egret của Hải quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và chỉ có 3 tàu hộ vệ loại này được Anh chế tạo. Tuy nhiên 2 trong 3 tàu này đều bị Đức đánh chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng đáng chú ý nhất trong số đó vẫn là tàu HMS Egret khi nó bị đánh chìm bởi “tên lửa chống hạm” Henschel Hs 293 của Đức vào năm 1943.
Theo Hải quân Hoàng gia Anh, vào ngày 278/1943 biên đội tàu hỗ trợ số 40 của Anh bị phi đội máy bay ném bom Dornier Do 217 số 18 của Không quân Đức tấn công khi đang di chuyển trên vịnh Biscay thuộc vùng biển nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. Tất cả những chiếc Dornier Do 217 của Đức lúc đó đều được trang bị bom lượn Henschel Hs 293 được xem là “thủy tổ” của tên lửa chống hạm ngày nay. Trong ảnh là một phi đội của Không quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Đợt tấn công trên của Đức đã đánh chìm hoàn toàn tàu hộ vệ HMS Egret và khiến 198 người thuộc thủy thủ đoàn của tàu chiến này thiệt mạng, bên cạnh đó cuộc tấn công còn khiến hai tàu khác thuộc biên đội tàu số 40 hư hại nặng. Dù chỉ mất một tàu trên vịnh Biscay nhưng Hải quân Hoàng gia Anh đã buộc phải thay đổi toàn bộ kế hoạch chống tàu ngầm U-boat của Đức tại khu vực vùng biển nay.
Tàu hộ vệ HMS Egret (L75) được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 5/1938 và cũng là tàu đầu tiên của lớp tàu hộ vệ Egret do công ty đóng tàu John Samuel White của Anh đóng mới. Các tàu thuộc lớp Egret có trọng lượng 1.200 tấn, dài 84m và chúng được trang bị hai động cơ tuabin có công suất lên tới 3.600 mã lực với vận tốc di chuyển tối đa chỉ khoảng 19 hải lý/giờ.
Giống như đa phần các tàu hộ vệ của Anh lúc đó hệ thống vũ khí trên HMS Egret khá khiêm tốn với 4 tháp pháo nòng đôi 100mm và 4 súng máy phòng không 12,7mm. Do đó khá dễ hiểu khi HMS Egret nhanh chóng bị Dornier Do 217 hạ gục chỉ với một quả bom lượn Henschel Hs 293.
Không quân Đức lần đầu tiên đưa vào sử dụng bom lượn Henschel Hs 293 là vào ngày 25/8/1943 cũng tại vịnh Biscay, khi những chiếc Dornier Do 217 tấn công tàu hộ vệ HMS Bideford (L43) cũng thuộc biên đội tàu hổ trợ số 40, tuy nhiên đầu đạn của quả Henschel Hs 293 lại không phát nổ khi trúng vào thân tàu HMS Bideford và nó chỉ gây ra thiệt hạt tối thiểu. Trong ảnh là một tàu đổ bộ của quân Đồng minh bị phá hủy bởi Henschel Hs 293 tại bờ biển Sicily, Italy vào tháng 8/1943.
Thành công của Henschel Hs 293 còn nằm ở sức mạnh của phi đội máy bay ném bom Dornier Do 217 của Không quân Đức khi đó. Dornier Do 217 có thể được xem là một trong những mẫu máy bay ném bom thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó có thể mang theo tối đa 4 tấn bom điều này đồng nghĩ một chiếc Dornier Do 217 có thể mang tới 4 quả bom lượn Henschel Hs 293 nhưng trên thực tế con số này chỉ có hai quả.
"Tên lửa diệt hạm" Henschel Hs 293 có trọng lượng hơn 1 tấn và nó thiết kế gần giống như một mẫu tên lửa chống hạm ngày nay, hơn là một quả bom lượn, Henschel Hs 293 cũng được trang bị một động cơ đẩy phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng với tốc độ tối đa có thể đạt tới 936km/h.
Henschel Hs 293 có tầm bắn tối đa lên tới 12km và nó được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường vô tuyến Kehl-Strasbourg MCLOS do Quân đội Đức phát triển. Henschel Hs 293 được trang bị một đầu đạn 295kg đủ sức phá hủy mọi tàu chiến của quân Đồng minh lúc đó.
Trong suốt lịch sử hoạt động chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 năm của mình, Henschel Hs 293 đã đánh chìm và làm hư hỏng nặng 27 tàu chiến của quân đồng minh, khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Đỉnh điểm là cuộc tấn công vào tàu vận tải HMT Rohna của Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 11/1943 giết chết hơn 1.000 người.
Henschel Hs 293 vẫn được xem là tiền thân của các dòng tên lửa chống hạm tiên tiến trên thế giới và điều này có thể thấy rõ nhất qua các dòng tên lửa chống hạm do Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.