Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, ngày hôm qua (27/3), Quân đội Syria cùng lực lượng liên quân gồm lực lượng phòng vệ quốc gia NDF, chiến binh Hezbollah và máy bay Không quân Nga góp sức đã đánh bật phiến quân IS khỏi thành cổ Palmyra, tỉnh Homs. Chiến dịch giải phóng Palmyra là một chiến tích “hiển hách” nhất của Quân đội Syria đã gặp thất bại liên tục suốt nhiều năm qua. Dù rằng, chiến dịch này đã không thể thành công nếu thiếu vắng các lực lượng tình nguyện và đặc biệt là sự yểm trợ tuyệt vời của Không quân Nga.Một trong những loại vũ khí hạng nặng phổ biến được quân đội Syria sử dụng để giải phóng Palmyra là lựu pháo D30 122mm.Trong nhiều chiến dịch khác, Quân đội Syria cũng sử dụng loại lựu pháo này. Được biết, pháo có tốc độ bắn nhanh, khung ba càng pháo cho phép pháo thay đổi góc hướng trong phạm vi 360 độ mà không cần di chuyển càng pháo.Pháo có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 người, tốc độ bắn cao nhất đạt 10-12 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục khoảng 5-6 phát/phút.Pháo có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15,4km hoặc 21,9km với đạn tăng tầm.Quân đội Syria cũng sử dụng một số xe tăng T-72 và các loại súng cối cỡ nòng 82-120mm cho các cuộc pháo kích vào phiến quân IS ở thành cổ Palmyra.Các binh sĩ Syria cười tươi vận chuyển những quả đạn cối cỡ lớn xuống mặt đất.Nạp đạn.Súng cối cực kỳ hữu hiệu trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.Ngoài ra, Quân đội Syria còn có một số phương tiện cơ giới chiến đấu tự chế. Ví dụ như bệ pháo 23mm 2 nòng lắp lên xe bán tải.Pháo ZU-23-2 tuy có vai trò chính là chống máy bay, tuy nhiên ở chiến trường Syria nó được ứng dụng để hạ mục tiêu mặt đất như bộ binh địch, tấn công các công trình nhà cửa – nơi IS ẩn núp.Xe bọc thép tự chế tham gia chiến dịch giải phóng Palmyra.Bệ phóng rocket tự chế cỡ nòng lớn, tuy bắn kém chính xác nhưng sức tàn phá thì vô cùng khủng khiếp.
Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, ngày hôm qua (27/3), Quân đội Syria cùng lực lượng liên quân gồm lực lượng phòng vệ quốc gia NDF, chiến binh Hezbollah và máy bay Không quân Nga góp sức đã đánh bật phiến quân IS khỏi thành cổ Palmyra, tỉnh Homs.
Chiến dịch giải phóng Palmyra là một chiến tích “hiển hách” nhất của Quân đội Syria đã gặp thất bại liên tục suốt nhiều năm qua. Dù rằng, chiến dịch này đã không thể thành công nếu thiếu vắng các lực lượng tình nguyện và đặc biệt là sự yểm trợ tuyệt vời của Không quân Nga.
Một trong những loại vũ khí hạng nặng phổ biến được quân đội Syria sử dụng để giải phóng Palmyra là lựu pháo D30 122mm.
Trong nhiều chiến dịch khác, Quân đội Syria cũng sử dụng loại lựu pháo này. Được biết, pháo có tốc độ bắn nhanh, khung ba càng pháo cho phép pháo thay đổi góc hướng trong phạm vi 360 độ mà không cần di chuyển càng pháo.
Pháo có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 người, tốc độ bắn cao nhất đạt 10-12 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục khoảng 5-6 phát/phút.
Pháo có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15,4km hoặc 21,9km với đạn tăng tầm.
Quân đội Syria cũng sử dụng một số xe tăng T-72 và các loại súng cối cỡ nòng 82-120mm cho các cuộc pháo kích vào phiến quân IS ở thành cổ Palmyra.
Các binh sĩ Syria cười tươi vận chuyển những quả đạn cối cỡ lớn xuống mặt đất.
Nạp đạn.
Súng cối cực kỳ hữu hiệu trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.
Ngoài ra, Quân đội Syria còn có một số phương tiện cơ giới chiến đấu tự chế. Ví dụ như bệ pháo 23mm 2 nòng lắp lên xe bán tải.
Pháo ZU-23-2 tuy có vai trò chính là chống máy bay, tuy nhiên ở chiến trường Syria nó được ứng dụng để hạ mục tiêu mặt đất như bộ binh địch, tấn công các công trình nhà cửa – nơi IS ẩn núp.
Xe bọc thép tự chế tham gia chiến dịch giải phóng Palmyra.
Bệ phóng rocket tự chế cỡ nòng lớn, tuy bắn kém chính xác nhưng sức tàn phá thì vô cùng khủng khiếp.